intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: SINH HỌC 9 –––––––––– TIẾT: 34 Năm học 2021-2022 Mức Biết Hiểu Vận Vận Tổng Tỉ lệ dụng dụng độ NC Nội TNK TL TNK TL TNK TL TNK TL dung Q Q Q Q Chương Số 5 5 15,6% II: câu Nhiễm sắc thể Điểm 1,5625 1,5625 Chương Số 6 2 1 2 11 34,4% III: câu AND và gen Điểm 1,875 0,625 0,3125 0.625 3,4375 Chương Số 5 6 5 16 50% IV: câu Biến dị Điểm 1,5625 1,875 1,5625 5 Số 16 8 6 2 32 100% Tổng câu Điểm 5 2,5 1,875 0,625 10 Tỉ lệ 50% 25% 18,75% 6,25%
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: SINH HỌC 9 ––––––––– Thời gian: 45 phút Ngày KT: 24/12/2021. Tiết KT: 3 Năm học 2021 - 2022 Tiết theo PPCT: 34 (Đề gồm 4 trang- 32 câu trắc nghiệm) Lớp KT: Khối 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Chọn đáp chứ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau Câu 1. Đơn phân của ADN là: A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic C. Axit amin D. Nuclêôtit Câu 2. Vì sao ADN có tính đa dạng: A. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nucleotit. B. Do ADN là 1 chuỗi xoắn kép. C. Do ADN là 1 đại phân tử. D. Do hàm lượng ADN Câu 3. Quá trình tự nhân đôi ADN xảy ra ở: A. Bên ngoài tế bào. B. Bên ngoài nhân. C. Trong nhân tế bào. D. Trên màng tế bào. Câu 4. Bốn loại đơn phân cấu tạo ARN có kí hiệu là: A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, D, R, T D. U, R, D, X Câu 5. ARN không có đặc điểm nào sau đây: A. Là 1 đại phân tử. B. Cấu tạo bởi 1 mạch. C. Đơn phân là các loại A, U, G, X. D. Cấu tạo bởi các axit amin. Câu 6. Một đoạn gen có 3000 nuclêôtit. Vậy chiều dài của đoạn gen trên sẽ là A. 3000Ao B. 1500Ao C. 5100Ao. D. 3400 Ao Câu 7. Củ cải có bộ NST bình thường 2n=18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải người ta đếm được 19 NST. Đây là thể đột biến gì ? A. Thể ba nhiễm B. Dị bội 2n-1 C. Tam bội D. Tứ bội Câu 8 . Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?
  3. ABCDEFGH ABCDEFG A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 9. ADN là cấu trúc có ở A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào Câu 10. Bộ NST 2n = 46 là của loài: A. Tinh tinh B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người Câu 11. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống ADN là 1 _____________ có kích thước và khối lượng lớn. A. đơn phân B. phân tử nhỏ C. tế bào D. đại phân tử Câu 12. Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là: A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng C. Luôn co ngắn lại D. Luôn luôn duỗi ra Câu 13. Bộ NST 2n = 8 là của loài: A. Tinh tinh B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người Câu 14. Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến: A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người. C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X. D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường. Câu 15: Một đoạn mạch của phân tử ADN có 1 mạch có cấu trúc như sau: – X–T–T–X–G–A–G–X– Đoạn mạch nào dưới đây là mạch bổ sung của mạch trên? A. – X – A – X – A – G – X – T – G B. – G – A – A – G – X – T – X – G – C. – G – A – A – G – X – U – X – G – D. – X – T – T – X – G – A – G – X – Câu 16. Dạng đột biến nào không phải đột biến gen A. Mất 1 cặp Nucleotit. B. Chuyển đoạn. C. Thêm cặp Nucleotit. D. Thay thế 1 cặp Nucleotit này bằng cặp Nucleotit khác. Câu 17. Một gen có 3000 nucleotit, số nucleotit loại A chiếm 20%. Tính số Nucleotit loại G A. 600 B. 800 C. 900 D. 1200
  4. Câu 18. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì A. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ. B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. D. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. Câu 19. Một phân tử ADN có số Nucleotit mỗi loại trên mạch 1 là: A1 = 100 T1 = 150 G1 = 300 X1 = 350 Số lượng Nu loại X trên mạch 2 A. 150 B. 250 C. 300 D. 350 Câu 20. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là A. 26 B. 24. C. 25. D. 23. Câu 21. Bộ NST trong tế bào ở thể 3 nhiễm là: A. 2n B. 2n+1 C. 2n-1 D. 2n-2 Câu 22. Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là: A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thuỷ phân tinh bột. B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan. C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt. D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan. Câu 23. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST. B. số lượng, hình thái NST. C. số lượng, cấu trúc NST. D. số lượng không đổi. Câu 24. Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có hình dạng : A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng Câu 25. Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến? A. Xảy ra đồng loạt và xác định. B. Biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh. C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi. D. Do tác động của môi trường sống. Câu 26. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng: A. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng B. Chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sẳc thể bị thay đổi về cấu trúc C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng D. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. Câu 27. Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Vậy thể (2n + 1) cây có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:
  5. A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 Câu 28. Biến dị nào không di truyền được? A. Đột biến B. Thường biến C. Biến dị tổ hợp D. Cả A và C Câu 29. Cơ chế phát sinh thể (2n - 1 ) là do sự kết hợp: A. Giao tử bình thường với giao tử 2 nhiễm. B. Giao tử bình thường với giao tử 1 nhiễm. C. Giao tử bình thường với giao tử không nhiễm. D. Giao tử 1 nhiễm với giao tử 1 nhiễm. Câu 30. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là A. 26 B. 28. C. 48. D. 96. Câu 31. Yếu tố “sản lượng” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với: A. kiểu hình. B. kiểu gen. C. chất lượng. D. môi trường. Câu 32: Đột biến số lượng NST bao gồm: A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST. B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST. C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST. D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST. ----------- HẾT ----------
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: Sinh học 9 Năm học 2021-2022 TIẾT: 34 ĐỀ CHÍNH THỨC Mỗi đáp án đúng được 0,3125 điểm: 32 x 0,3125 = 10 điểm Câu 1 D Câu 17 C Câu 2 A Câu 18 B Câu 3 C Câu 19 C Câu 4 A Câu 20 D Câu 5 D Câu 21 B Câu 6 C Câu 22 A Câu 7 A Câu 23 A Câu 8 A Câu 24 D Câu 9 C Câu 25 A Câu 10 D Câu 26 D Câu 11 D Câu 27 D Câu 12 B Câu 28 B Câu 13 C Câu 29 C Câu 14 D Câu 30 C Câu 15 B Câu 31 A Câu 16 B Câu 32 D
  7. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: SINH HỌC 9 ––––––––– Thời gian: 45 phút Ngày KT: 24/12/2021. Tiết KT: 3 Năm học 2021 - 2022 Tiết theo PPCT: 34 (Đề gồm 4 trang- 32 câu trắc nghiệm) Lớp KT: Khối 9 ĐỀ DỰ PHÒNG Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau Câu 1. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau và kì cuối Câu 2. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH ADCBEFGH A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 3. Một đoạn mạch của phân tử ADN có 1 mạch có cấu trúc như sau: – X–T–T–X–G–A–G–X– Đoạn mạch nào dưới đây là mạch bổ sung của mạch trên? A. – X – A – X – A – G – X – T – G B. – G – A – A – G – X – T – X – G – C. – G – A – A – G – X – U – X – G – D. – X – T – T – X – G – A – G – X Câu 4. Đơn phân của prôtêin là: A. Axit nuclêic B. Nuclêic C. Axit amin D. Axit photphoric Câu 5. ADN là cấu trúc có ở A. Trong các bào quan B. Trong nhân tế bào C. Bên ngoài tế bào D. Trên màng tế bào Câu 6. Một đoạn gen có 1000 nuclêôtit. Vậy chiều dài của đoạn gen trên sẽ là A. 1700Ao B.2000Ao. C. 5100Ao. D. 3400 Ao Câu 7. Đặc điểm cấu tạo của prôtêin là: A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. Có kích thước và khối lượng nhỏ.
  8. C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit. D. Đều được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P. Câu 8. Thể tam bội tế bào có bộ nhiễm sắc thể là A. 3n B. 4n C. 5n D. 6n Câu 9. Vì sao ADN có tính đa dạng: A. Do hàm lượng ADN. B. Do ADN là 1 chuỗi xoắn kép. C. Do ADN là 1 đại phân tử. D. Do số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nucleotit. Câu 10. Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là: A. Menđen B. Oatxơn và Cric C. Moocgan D. Menđen và Moocgan Câu 11. Bộ NST 2n = 8 là của loài: A. Tinh tinh B. Ruồi giấm C. Đậu Hà Lan. D. Người Câu 12. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: ADN cấu tạo theo nguyên tắc ____________. A. đơn phân. B. tiểu phân. C. đại phân D. đa phân. Câu 13. Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo ARN là: A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N C. K, H, P, O, S , N D. C, O, N, P Câu 14. Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. Câu 15. Biểu hiện dưới đây không phải là của thường biến: A. Cây bàng rụng lá vào mùa đông. B. Cây mạ có màu trắng do mất khả năng tổng hợp diệp lục. C. Cây lúa được chăm sóc tốt cho năng suất cao. D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường. Câu 16. Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với: A. kiểu hình. B. chất lượng. C. kiểu gen. D. môi trường. Câu 17. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là A. 24 B. 28. C. 48. D. 96. Câu 18. Một gen có 3000 nucleotit, số nucleotit loại A chiếm 30%. Tính số Nucleotit loại X A. 600 B. 900 C. 150 D. 1200
  9. Câu 19. Trường hợp nào sau đây là 1 dạng của đột biến cấu trúc NST: A. Mất 1cặp Nucleotit. B. Chuyển đoạn NST C. Thêm 1 cặp NST. D. Tăng gấp bội lần số NST. Câu 20. Một phân tử ADN có số Nucleotit mỗi loại trên mạch 1 là: A1 = 150 T1 = 250 G1 = 300 X1 = 150 Số lượng Nu loại X trên mạch 2 A. 150 B. 250 C. 300 D. 350 Câu 21. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n+1) thì trong tế bào sinh dưỡng của cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là A. 26 B. 24. C. 23. D. 25. Câu 22. Ở người 2n = 46, số NST trong tế bào của người bị bệnh Tớc-nơ (2n-1) là: A. 47 cặp NST B. 47 chiếc NST C. 45 cặp NST D. 45 chiếc NST Câu 23. Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là: A. A, T, G, X B. A, U, G, X C. A, D, R, T D. U, R, D, X Câu 24. Biến dị nào di truyền được? A. Đột biến B. Thường biến C. Biến dị tổ hợp D. Cả A và C Câu 25. Ở ngô 2n=20. Ngô bị đột biến thể tam bội (3n) thì số lượng NST trong tế bào bằng bao nhiêu ? A. 10 B. 15 C. 20 D. 30 Câu 26. Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến? A. Xảy ra đồng loạt và xác định. B. Biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh. C. Do tác động của môi trường sống. D. Kiểu hình của cơ thể thay đổi. Câu 27. Trong tế bào ở các loài sinh vật, hình dạng NST có : A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng Câu 28. Nguyên nhân dẫn đến các đột biến gây ra bệnh, tật di truyền ở người là: A. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn. B. Do môi trường bị ô nhiễm. C. Do các tác nhân vật lí, hóa học tác động vào quá trình phân bào. D. Cả A, B, C Câu 29. Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Vậy thể (2n - 1) thì tế bào sinh dưỡng của cây có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 Câu 30. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST. B. số lượng, hình thái NST. C. số lượng, cấu trúc NST. D. số lượng không đổi.
  10. Câu 31. Cơ chế phát sinh thể (2n + 1) là do sự kết hợp: A. Giao tử bình thường với giao tử 2 nhiễm. B. Giao tử bình thường với giao tử 1 nhiễm. C. Giao tử bình thường với giao tử không nhiễm. D. Giao tử 1 nhiễm với giao tử 1 nhiễm. Câu 32. Thể tứ bội trong tế bào có bộ nhiễm sắc thể có số lượng là: A. 2n. B. 3n. C. 4n D. 5n. ----------- HẾT ----------
  11. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: Sinh học 9 Năm học 2021-2022 TIẾT: 34 ĐỀ DỰ PHÒNG Mỗi đáp án đúng được 0,3125 điểm: 32 x 0,3125 = 10 điểm Câu 1 A Câu 17 A Câu 2 B Câu 18 A Câu 3 B Câu 19 B Câu 4 C Câu 20 C Câu 5 B Câu 21 D Câu 6 A Câu 22 D Câu 7 A Câu 23 A Câu 8 C Câu 24 C Câu 9 D Câu 25 D Câu 10 B Câu 26 A Câu 11 B Câu 27 D Câu 12 D Câu 28 D Câu 13 A Câu 29 B Câu 14 A Câu 30 A Câu 15 B Câu 31 B Câu 16 C Câu 32 C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0