intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Thắng Lợi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Thắng Lợi, Kon Tum’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Thắng Lợi, Kon Tum

  1. TRƯỜNG TH & THCS THẮNG LỢI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: TOÁN – KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì I - Nội dung: Bài 15: ADN (1 tiết), Bài16 : AND và bản chất của gen (1 tiết), Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (1 tiết) Bài 18: PRÔTÊIN (1 tiết), Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng(1tiết), Bài 21 : Đột biến gen (1tiết), Chủ đề: Đột biến NST (3Tiết) Bài 25: Thường Biến (1 tiết), Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người (1 tiết), Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người (1 tiết). Tổng số tiết 12 tiết chiếm 10 điểm. - Nội dung: - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng; - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 5,0 điểm (Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 3,0 điểm) - Nội dung: Kiến thức tuần 1 đến tuần 15: 100% (10.0 điểm)
  2. II.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Tổng MỨC ĐỘ Tổng số câu điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề Trắc Tự Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc nghiệ luận luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm m Bài 15: ADN 3 3 0.75đ (1 tiết) Bài16 : AND và bản chất 3 3 0.75đ của gen (1 tiết) Bài 17: Mối quan hệ 5 5 1.25đ giữa gen và ARN (1 tiết) Bài 18: PRÔTÊI 3 0.75đ N 3 (1 tiết), Bài 19: Mối quan hệ giữa gen 2 1 3 0.75đ và tính trạng (1tiết), Bài 21 : Đột biến 3 0.75đ gen 3 (1tiết), Chủ đề: Đột biến 2 2 2.0đ NST (3 tiết), Bài 25: 1 1 Thường 1.0đ Biến (1 tiết), Bài 28: 1 1 Phương 1.0đ pháp nghiên
  3. cứu di truyền người (1 tiết), Bài 29: Bệnh và tật di 1 1 1.0đ truyền ở người (1 tiết). Số câu 16 2 4 2 1 5 20 25 Điểm số 4,0 2,0 1 2 1 5,0 5,0 10,0 % điểm 40% 30% 30% 100% 10 số điểm (100%)
  4. III. BẢN ĐẶC TẢ: Số câu Câu hỏi Mức Yêu cầu cần hỏi Nội dung độ đạt TL TN TL TN 20 C 1 1 Trình bày cấu Câu 1: Nhận tạo hóa học và Bài 15: ADN (1 tiết) Câu 2: biết cấu trúc không Câu 3: gian của ADN. 1 Nêu được bản Câu 4: Bài16 : ADN và bản chất của gen 1 Thông chất của gen (1 tiết) hiểu và tính được 1 Câu 5: tổng số nu của 1 Câu 6: gen. Trình bày cấu Câu 7: 1 tạo hóa học, Câu 8: Bài 17: Mối quan hệ 1 Nhận cấu trúc không Câu 9: giữa gen và ARN 1 biết gian, nguyên Câu 10: (1tiết) 1 tắc tổng hợp Câu 11: 1 ARN. Trình bày cấu tạo hóa học, 1 Bài 18: PRÔTÊIN Câu 12: Nhận cấu trúc không 1 (1 tiết) Câu 13: biết gian, chức năng của Protein Nhận Trình bày mối 1 biết quan hệ giữa 1 ARN - Protein, 1 Câu 14: mối quan hệ Bài 19: Mối quan Câu 15: gen - tính hệ giữa gen và tính Câu 16: trạng. trạng (1tiết) . Câu 17: Thôn Hiểu đ ược số 1 g hiểu nu tạo ra axit amin
  5. Nhận Trình bày khái Câu 18: Bài 21 : Đột biến biết niệm, nguyên 1 Câu 19: gen (1tiết) nhân, vai trò 1 Câu 20: đột biến gen 1 Thôn - Trình bày g được nguyên Câu 21: Chủ đề: Đột biến hiểu nhân phát sinh (1 điểm) NST thể dị bội.. (3 tiết) Thôn Nắm được các g dạng đột biến Câu 22: hiểu cấu trúc (1 điểm) Vận Phân biệt được Bài 25: Thường dụng đặc điểm của Câu 23: Biến (1 tiết) thường biến và (1 điểm) đột biến. Vận Phân biệt được Bài 28: Phương dụng trẻ đồng sinh pháp nghiên cứu di Câu 24: cùng trứng và truyền người (1 tiết) (1 điểm) trẻ đồng sinh khác trứng Vận Nêu được một dụng số loại tật, bệnh Bài 29: Bệnh và tật di truyền và đề Câu 25: di truyền ở người (1 xuất một số (1 điểm) tiết). biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
  6. TRƯỜNG TH & THCS THẮNG LỢI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: TOÁN - KHTN NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: SINH HỌC ; LỚP: 9 ( Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên……………………………… Lớp………… ĐỀ GỐC: ( Đề có 25 câu, in trong 2 trang) A- TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) (Thời gian làm bài 20 phút) Câu 1: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với: A. T mạch khuôn B. A mạch khuôn C. G mạch khuôn D. X mạch khuôn Câu 2: Chiều cao và đường kính ADN lần lượt là: A. 3,4 A0 và 20A0 B. 34 A0 và 20A0 0 0 C. 34 A và 30A D. 54 A0 và 30A0 Câu 3: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở dẫn đến A. sự nhân đôi của NST. B. sự nhân đôi của ti thể. C. sự nhân đôi của trung tử. D. sự nhân đôi của lạp thể. Câu 4: Một gen có 480 ađênin và 720 Guanin Gen đó có số lượng nuclêôtit là: A. 1200nuclêôtit B.2400nuclêôtit C.3600nuclêôtit. D. 3120nuclêôtit Câu 5: Một gen có chiều dài 3570 A tổng số nu của gen là: 0 A.2100 B.119 C.2105 D. 238 Câu 6: Bản chất hoá học của gen là: A.Axit nucleic. B. ADN. C. Bazơ nitric. D. Prôtêin. Câu 7: Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp: A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả ba loại ARN Câu 8: Mạch 2 của một đoạn gen có trình tự nu là: -T - G - A - G – X- dùng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN có trình tự Nu là: A. -A - X - T - X – G- B. -A - X - U - X – G- C. -T - G - A - G – X- D. -U - G - A - G – X- Câu 9: Các loại ribonuclêôtit cấu tạo nên ARN gồm: A .A, T, G, X B.A, T, U, X C.A, U, G, X D.A, T, U, G, X Câu 10: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở: A. màng tế bào. B. nhân tế bào. C. chất tế bào. D. các ribôxôm. Câu 11: Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là A. ARN ribôxôm B. ARN vận chuyển, ARN thông tin C. ARN thông tin. D. ARN vận chuyển. Câu 12: Các nguyên tố cấu tạo nên prôtêin: A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P D. C, H, O, N
  7. Câu 13: Cấu trúc của prôtêin có dạng sợi xoắn như lò xo bền chặt: A. Bậc 1 B. Bậc 3 C. Bậc 2 D. Bậc 4 Câu 14: Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua cấu trúc trung gian là: A. tARN B. mARN C. rARN D. Ribôxôm Câu 15: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp prôtêin: A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. Ribôxôm. Câu 16: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào: A. Chất tế bào B. Nhân tế bào C. Bào quan D. Không bào Câu 17: Tương quan về số lượng axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin B. 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin C. 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin D. 1 nuclêôtit ứng với 2 axit amin Câu 18: Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là: A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN. B. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào. C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào. D.Sự không phân li của NST trong nguyên phân. Câu 19: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là: A. có hại cho cá thể. B. có lợi cho cá thể. C. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ. D. không có hại cũng không có lợi cho cá thể. Câu 20: Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng: A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường B. ngắn hơn so với mARN bình thường C. dài hơn so với mARn bình thường. D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. B. TỰ LUẬN: ( 5 ĐIỂM) ( Thời gian làm bài bài 25 phút) Câu 21: (1 điểm) Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1) ở ruồi giấm có 2n = 8. Câu 22: (1 điểm) Vẽ một NST có chứa 8 gen có các kí hiệu ABCDEFGH và cho phát sinh thành ba dạng đột biến cấu trúc NST đã học. Câu 23: ( 1 điểm) Phân biệt thường biến với đột biến. Câu 24: ( 1 điểm) Vì sao có những cặp sinh đôi rất giống nhau, có những cặp chỉ giống nhau như anh chị em cùng cha mẹ không phải sinh đôi? Câu 25: (1 điểm) Kể hai loại bệnh di truyền mà em đã học, đề xuất một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền. -----------------------------------Chúc các em làm bài tốt----------------------------------
  8. TRƯỜNG TH & THCS THẮNG LỢI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: TOÁN - KHTN NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: SINH HỌC ; LỚP: 9 ( Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên……………………………… Lớp………… ĐỀ I: ( Đề có 25 câu, in trong 2 trang) A- TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) (Thời gian làm bài 20 phút) Câu 1. Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào: A. Bào quan B. Chất tế bào C. Không bào D. Nhân tế bào Câu 2. Mạch 2 của một đoạn gen có trình tự nu là:-T - G - A - G – X- dùng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN có trình tự Nu là: A. -U - G - A - G – X- B. -A - X - T - X – G- C. -T - G - A - G – X- D. -A - X - U - X – G- Câu 3. Loại ARN có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là: A. ARN vận chuyển. B. ARN vận chuyển, ARN thông tin C. ARN thông tin. D. ARN ribôxôm Câu 4. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là: A. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ. B. có hại cho cá thể. C. có lợi cho cá thể. D. không có hại cũng không có lợi cho cá thể. Câu 5. Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp: A. mARN B. rARN C. Cả ba loại ARN D. tARN Câu 6. Một gen có 480 Ađênin và 720 Guanin Gen đó có số lượng nuclêôtit là: A. 2400nuclêôtit B. 1200nuclêôtit C. 3120nuclêôtit D. 3600nuclêôtit. Câu 7. Các nguyên tố cấu tạo nên prôtêin: A. C, H, O, N B. C, H, O, N, P C. C, H, O, Na, S D. C, H, O, P Câu 8. Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở dẫn đến A. sự nhân đôi của NST. B. sự nhân đôi của lạp thể. C. sự nhân đôi của trung tử. D. sự nhân đôi của ti thể. Câu 9. Bản chất hoá học của gen là: A. Axit nucleic. B. Prôtêin. C. Bazơ nitric. D. ADN. Câu 10. Chiều cao và đường kính ADN lần lượt là: A. 54 A0 và 30A0 B. 34 A0 và 30A0 C. 3,4 A0 và 20A0 D. 34 A0 và 20A0 Câu 11. Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là: A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN. B. Sự không phân li của NST trong nguyên phân. C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào. D. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào. Câu 12. Các loại ribonuclêôtit cấu tạo nên ARN gồm:
  9. A. A, U, G, X B. A, T, U, X C. A, T, U, G, X D .A, T, G, X Câu 13. Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua cấu trúc trung gian nào: A. Ribôxôm B. tARN C. mARN D. rARN Câu 14. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với: A. G mạch khuôn B. T mạch khuôn C. X mạch khuôn D. A mạch khuôn Câu 15. Tương quan về số lượng axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin B. 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin C. 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin D. 1 nuclêôtit ứng với 2 axit amin Câu 16. Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc làm cho mARN tương ứng: A. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. B. dài hơn so với mARn bình thường. C. ngắn hơn so với mARN bình thường D. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường Câu 17. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp prôtêin: A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. Ribôxôm. Câu 18. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở: A. các ribôxôm. B. chất tế bào. C. nhân tế bào. D. màng tế bào. Câu 19. Cấu trúc của prôtêin có dạng sợi xoắn như lò xo bền chặt: A. Bậc 1 B. Bậc 3 C. Bậc 2 D. Bậc 4 Câu 20. Một gen có chiều dài 3570 A tổng số nu của gen là: 0 A. 2100 B. 2105 C. 119 D. 238 -----------------------------------Hết phần trắc nghiệm----------------------------------
  10. TRƯỜNG TH & THCS THẮNG LỢI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: TOÁN - KHTN NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: SINH HỌC ; LỚP: 9 ( Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên……………………………… Lớp………… ĐỀ II: ( Đề có 25 câu, in trong 2 trang) A- TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) (Thời gian làm bài 20 phút) Câu 1. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là: A. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ. B. không có hại cũng không có lợi cho cá thể. C. có hại cho cá thể. D. có lợi cho cá thể. Câu 2. Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào: A. Nhân tế bào B. Bào quan C. Không bào D. Chất tế bào Câu 3. Tương quan về số lượng axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 1 nuclêôtit ứng với 2 axit amin B. 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin C. 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin D. 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin Câu 4. Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là A. ARN ribôxôm B. ARN vận chuyển. C. ARN thông tin. D. ARN vận chuyển, ARN thông tin Câu 5. Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở dẫn đến A. sự nhân đôi của NST. B. sự nhân đôi của trung tử. C. sự nhân đôi của ti thể. D. sự nhân đôi của lạp thể. Câu 6. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp prôtêin: A. ADN. B. Ribôxôm. C. tARN. D. mARN. Câu 7. Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là: A. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào. B. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN. C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào. D. Sự không phân li của NST trong nguyên phân. Câu 8. Chiều cao và đường kính ADN lần lượt là: A. 34 A0 và 30A0 B. 3,4 A0 và 20A0 0 0 C. 34 A và 20A D. 54 A0 và 30A0 Câu 9. Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua cấu trúc trung gian nào: A. rARN B. mARN C. tARN D. Ribôxôm Câu 10. Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc làm cho mARN tương ứng: A. dài hơn so với mARn bình thường. B. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. C. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
  11. D. ngắn hơn so với mARN bình thường Câu 11. Mạch 2 của một đoạn gen có trình tự nu là:-T - G - A - G – X- dùng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN có trình tự Nu là: A. -A - X - U - X – G- B. -A - X - T - X – G- C. -T - G - A - G – X- D. -U - G - A - G – X- Câu 12. Cấu trúc của prôtêin có dạng sợi xoắn như lò xo bền chặt: A. Bậc 4 B. Bậc 2 C. Bậc 1 D. Bậc 3 Câu 13. Bản chất hoá học của gen là: A. Prôtêin. B. Axit nucleic. C. ADN. D. Bazơ nitric. Câu 14. Một gen có chiều dài 3570 A0 tổng số nu của gen là: A. 2100 B. 2105 C. 119 D. 238 Câu 15. Các nguyên tố cấu tạo nên prôtêin: A. C, H, O, P B. C, H, O, N, P C. C, H, O, Na, S D. C, H, O, N Câu 16. Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp: A. rARN B. Cả ba loại ARN C. mARN D. tARN Câu 17. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở: A. các ribôxôm. B. màng tế bào. C. nhân tế bào. D. chất tế bào. Câu 18. Các loại ribonuclêôtit cấu tạo nên ARN gồm: A. A, U, G, X B. A, T, U, G, X C. A, T, U, X D.A, T, G, X Câu 19. Một gen có 480 ađênin và 720 Guanin. Gen đó có số lượng nuclêôtit là: A. 3600nuclêôtit. B. 3120nuclêôtit C. 2400nuclêôtit D. 1200nuclêôtit Câu 20. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với: A. T mạch khuôn B. X mạch khuôn C. G mạch khuôn D. A mạch khuôn -----------------------------------Hết phần trắc nghiệm----------------------------------
  12. TRƯỜNG TH & THCS THẮNG LỢI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: TOÁN - KHTN NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: SINH HỌC ; LỚP: 9 ( Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên……………………………… Lớp………… ĐỀ III: ( Đề có 25 câu, in trong 2 trang) A- TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) (Thời gian làm bài 20 phút) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20 . Câu 1. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở: A. chất tế bào. B. nhân tế bào. C. màng tế bào. D. các ribôxôm. Câu 2. Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở dẫn đến A. sự nhân đôi của trung tử. B. sự nhân đôi của lạp thể. C. sự nhân đôi của ti thể. D. sự nhân đôi của NST. Câu 3. Các loại ribonuclêôtit cấu tạo nên ARN gồm: A. A, U, G, X B. A, T, U, G, X C. A, T, U, X D.A, T, G, X Câu 4. Bản chất hoá học của gen là: A. Prôtêin. B. Axit nucleic. C. ADN. D. Bazơ nitric. Câu 5. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là: A. có lợi cho cá thể. B. không có hại cũng không có lợi cho cá thể. C. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ. D. có hại cho cá thể. Câu 6. Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là A. ARN vận chuyển, ARN thông tin B. ARN thông tin. C. ARN ribôxôm D. ARN vận chuyển. Câu 7. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp prôtêin: A. Ribôxôm. B. mARN. C. ADN. D. tARN. Câu 8. Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua cấu trúc trung gian nào: A. tARN B. Ribôxôm C. rARN D. mARN Câu 9. Mạch 2 của một đoạn gen có trình tự nu là: -T - G - A - G – X- dùng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN có trình tự Nu là: A. -T - G - A - G – X- B. -A - X - T - X – G- C. -U - G - A - G – X- D. -A - X - U - X – G- Câu 10. Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào: A. Chất tế bào B. Nhân tế bào C. Bào quan D. Không bào Câu 11. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với: A. G mạch khuôn B. T mạch khuôn C. X mạch khuôn D. A mạch khuôn Câu 12. Một gen có 480 ađênin và 720 Guanin Gen đó có số lượng nuclêôtit là:
  13. A. 1200nuclêôtit B. 3600nuclêôtit. C. 3120nuclêôtit D. 2400nuclêôtit Câu 13. Chiều cao và đường kính ADN lần lượt là: A. 54 A0 và 30A0 B. 3,4 A0 và 20A0 C. 34 A0 và 20A0 D. 34 A0 và 30A0 Câu 14. Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là: A. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào. B. Sự không phân li của NST trong nguyên phân. C. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào. D. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN. Câu 15. Cấu trúc của prôtêin có dạng sợi xoắn như lò xo bền chặt: A. Bậc 3 B. Bậc 1 C. Bậc 2 D. Bậc 4 Câu 16. Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc làm cho mARN tương ứng: A. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. B. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường C. ngắn hơn so với mARN bình thường D. dài hơn so với mARn bình thường. Câu 17. Một gen có chiều dài 3570 A0 tổng số nu của gen là: A. 119 B. 2105 C. 2100 D. 238 Câu 18. Tương quan về số lượng axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin B. 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin C. 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin D. 1 nuclêôtit ứng với 2 axit amin Câu 19. Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp: A. rARN B. mARN C. tARN D. Cả ba loại ARN Câu 20. Các nguyên tố cấu tạo nên prôtêin: A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, N D. C, H, O, P -----------------------------------Hết phần trắc nghiệm----------------------------------
  14. TRƯỜNG TH & THCS THẮNG LỢI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: TOÁN - KHTN NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: SINH HỌC ; LỚP: 9 ( Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên……………………………… Lớp………… ĐỀ IV: ( Đề có 25 câu, in trong 2 trang) A- TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) (Thời gian làm bài 20 phút) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20 . Câu 1. Tương quan về số lượng axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin B. 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin C. 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin D. 1 nuclêôtit ứng với 2 axit amin Câu 2. Một gen có 480 ađênin và 720 Guanin. Gen đó có số lượng nuclêôtit là: A. 2400nuclêôtit B. 3120nuclêôtit C. 3600nuclêôtit. D. 1200nuclêôtit Câu 3. Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở dẫn đến: A. sự nhân đôi của trung tử. B. sự nhân đôi của ti thể. C. sự nhân đôi của NST. D. sự nhân đôi của lạp thể. Câu 4. Cấu trúc của prôtêin có dạng sợi xoắn như lò xo bền chặt: A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 4 D. Bậc 3 Câu 5. Các nguyên tố cấu tạo nên prôtêin: A. C, H, O, N B. C, H, O, Na, S C. C, H, O, P D. C, H, O, N, P Câu 6. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với: A. T mạch khuôn B. G mạch khuôn C. X mạch khuôn D. A mạch khuôn Câu 7. Một gen có chiều dài 3570 A tổng số nu của gen là: 0 A. 238 B. 2100 C. 2105 D. 119 Câu 8. Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc làm cho mARN tương ứng: A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường B. dài hơn so với mARn bình thường. C. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. D. ngắn hơn so với mARN bình thường Câu 9. Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp: A. tARN B. mARN C. Cả ba loại ARN D. rARN Câu 10. Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua cấu trúc trung gian nào: A. Ribôxôm B. tARN C. mARN D. rARN Câu 11. Các loại ribonuclêôtit cấu tạo nên ARN gồm: A. A, T, U, X B. A, U, G, X C. A, T, U, G, X D.A, T, G, X
  15. Câu 12. Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào: A. Nhân tế bào B. Bào quan C. Không bào D. Chất tế bào Câu 13. Mạch 2 của một đoạn gen có trình tự nu là: -T - G - A - G – X- dùng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN có trình tự Nu là: A. -A - X - T - X – G- B. -U - G - A - G – X- C. -T - G - A - G – X- D. -A - X - U - X – G- Câu 14. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp prôtêin: A. mARN. B. ADN. C. Ribôxôm. D. tARN. Câu 15. Bản chất hoá học của gen là: A. Bazơ nitric. B. Prôtêin. C. Axit nucleic. D. ADN. Câu 16. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở: A. nhân tế bào. B. các ribôxôm. C. màng tế bào. D. chất tế bào. Câu 17. Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là A. ARN vận chuyển, ARN thông tin B. ARN thông tin. C. ARN ribôxôm D. ARN vận chuyển. Câu 18. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là: A. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ. B. có hại cho cá thể. C. có lợi cho cá thể. D. không có hại cũng không có lợi cho cá thể. Câu 19. Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là: A. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào. B. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN. C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào. D. Sự không phân li của NST trong nguyên phân. Câu 20. Chiều cao và đường kính ADN lần lượt là: A. 34 A0 và 20A0 B. 54 A0 và 30A0 C. 3,4 A0 và 20A0 D. 34 A0 và 30A0 -----------------------------------Hết phần trắc nghiệm----------------------------------
  16. TRƯỜNG TH & THCS THẮNG LỢI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: TOÁN - KHTN NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: SINH HỌC ; LỚP: 9 ( Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên……………………………… Lớp………… B. TỰ LUẬN: ( 5 ĐIỂM) ( Thời gian làm bài bài 25 phút) Câu 21: (1 điểm) Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1) ở ruồi giấm có 2n = 8? Câu 22: (1 điểm) Vẽ một NST có chứa 8 gen có các kí hiệu ABCDEFGH và cho phát sinh thành ba dạng đột biến cấu trúc NST đã học? Câu 23: ( 1 điểm) Phân biệt thường biến với đột biến? Câu 24: ( 1 điểm) Vì sao có những cặp sinh đôi rất giống nhau, có những cặp chỉ giống nhau như anh chị em cùng cha mẹ bình thường, không phải sinh đôi? Câu 25: (1 điểm) Kể hai loại bệnh di truyền mà em đã học, đề xuất một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền? -----------------------------------Chúc các em làm bài tốt----------------------------------
  17. ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023- 2024; MÔN: SINH HỌC - LỚP: 9 I.HƯỚNG DẪN CHUNG : HS trả lời các ý đúng nhưng câu từ không giống đáp án vẫn cho điểm tối đa, câu 21 học sinh có thể viết sơ đồ, nếu hs không viết hoặc vẽ được của ruồi giấm mà trình bày sơ đồ chung thì chấm 0,75 điểm. II- ĐÁP ÁN CHI TIẾT : A- Trắc nghiệm(5 điểm) Từ câu 1 đến câu 20, mỗi đáp án lựa chọn đúng được 0.25 điểm. Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐỀ GỐC B B A B A B B B C B A D C B C A A A A A Đề I B D D B A A A A D D A A C D C D A C C A Đề II C D B A A A B C B C A B C A D C C A C D Đề III B D A C D C C D D A D D C D C B C C B C Đề IV B A C B A D B A B C B D D B D A C B B A B-Tự luận( 5 điểm) Chung cả 4 đề. Câu Nội dung Điểm Câu Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1) ở ruồi giấm: 21 : Do sự không phân li của một cặp NST nào đó ở một phía bố hoặc mẹ trong 1điểm quá trình phát sinh giao tử. 0.5 Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp( Giao tử chứa 5NST) và 0.25 một giao tử không mang NST nào của cặp đó( Giao tử chứa 3NST) Hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường ( Chứa 4NST) 0.25 trong thụ tinh tạo thể dị bội 2n+1 chứa 9NST và thể dị bội 2n-1 chứa 7NST Câu HS vẽ đúngNST gốc theo yêu cầu của đề bài. 0.25 22 : 0.25 1điểm HS vẽ đúng NST đột biến dạng mất đoạn. HS vẽ đúng NST đột biến dạng lặp đoạn. 0.25 HS vẽ đúng NST đột biến dạng đảo đoạn. 0.25 Câu Thường biến Đột biến Mỗi ý 23: đúng 1 - Biến đổi trong vật chất di truyền điểm - Là những biến đổi kiểu hình, không (ADN, NST). 0.25 biến đổi trong vật chất di truyền. - Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, - Diễn ra đồng loạt, có định hướng. gián đoạn, vô hướng. - Không di truyền được. - Di truyền được. - Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi - Đa số có hại, một số có lợi hoặc của cơ thể. trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Câu Cặp sinh đôi rất giống nhau là sinh đôi cùng trứng, sinh đôi chỉ giống nhau 0.5 24 : một số đặc điểm như anh chị em không sinh đôi là sinh đôi khác trứng. 1 Sinh đôi khác trứng: Do hai tinh trùng thụ tinh với hai trứng tạo thành hai hợp 0.25 điểm tử và phát triển thành hai phôi→ Hai trẻ sinh đôi khác kiểu gen, có thể giống hoặc khác nhau về giới tính
  18. Sinh đôi cùng trứng: Do một trứng và một tinh trùng thụ tinh tạo thành một 0.25 hợp tử, sau đó hợp tử tách thành hai phôi→ Hai trẻ sinh đôi giống nhau về kiểu gen, giống nhau về giới tính. Câu -HS kể hai loại bệnh di truyền đã học. 0.25 25: -Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và mỗi 1 các hành vi gây ô nhiễm môi trường. biện điểm - Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh. pháp - Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di đúng truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chổng nói trên. 0.25 Duyệt của BGH Duyệt của TCM GV ra đề GV phản biện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2