intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC TRƯỜNG THCS QUẾ AN 2023-2024 Môn: SINH HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, P thuần chủng tương phản: Hạt màu vàng, vỏ trơn x Hạt màu xanh, vỏ nhăn. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 100% hạt màu xanh, vỏ nhăn. C. 9 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. B. 100% hạt màu vàng, vỏ trơn. D. 9 vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn. Câu 2. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người bình thường là A. 2n = 8. B. 2n = 46. C. 2n = 45. D. 2n = 48. Câu 3. Trong lần phân bào I của giảm phân, sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kỳ nào? A. Kì đầu. B. Kì sau. C. Kì cuối. D. Kì giữa. Câu 4. Từ một tinh bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra A. 2 tinh bào bậc 1. B. 2 tinh bào bậc 2. C. 2 tinh tử và 2 tinh trùng. D. 4 tinh trùng. Câu 5. Trong thí nghiệm của Moocgan, kết quả phép lai phân tích giữa ruồi đực thân xám, cánh dài lai với ruồi cái thân đen, cánh cụt là A. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. C. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. B. 1 thân xám, cánh cụt: 1 thân đen, cánh dài. D. 3 thân xám, cánh cụt: 1 thân đen, cánh dài. Câu 6. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau: -X-G-T-G-G-T-. Trình tự các nucleôtit trên mạch bổ sung với đoạn mạch trên là A. -T-G-U-X-X-U-. B. -T-X-A-G-G-A-. C. -U-G-A-X-X-A-. D. -G-X-A-X-X-A-. Câu 7. Phân tử ADN có chức năng gì? A. Trực tiếp chuyển thông tin di truyền ra khỏi nhân B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền C. Tổng hợp prôtêin D. Truyền đạt thông tin qui định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp. Câu 8. Cấu trúc mang và truyền đạt thông tin di truyền là A. ADN. B. tARN. C. mARN. D. rARN. Câu 9. Prôtêin không có chức năng nào sau đây? A. Vận chuyển axit amin. B. Xúc tác quá trình trao đổi chất. C. Điều hòa quá trình trao đổi chất. D. Bảo vệ cơ thể. Câu 10. Sơ đồ nào sau đây đúng theo thứ tự về mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Biết rằng: (1) - Gen (một đoạn ADN); (2) - Prôtêin; (3) – mARN; (4) - Tính trạng. A. (1) → (2) → (3) → (4). C. (1) → (3) → (2) → (4). B. (1) → (2) → (4) → (3). D. (1) → (3) → (4) → (2). Câu 11. Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng nuclêôtit trong gen? A. Mất một cặp (G-X). C. Thay thế một cặp (A-T) bằng một cặp (G-X). B. Thêm một cặp (A-T). D. Mất một cặp (G-X) và thêm một cặp (A-T). Trang 1/2- Mã đề A
  2. Câu 12. Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen là GHIKLMN. Sau khi đột biến, NST có trình tự gen là GHIKLMNKLMN. Đây là dạng đột biến nào? A. Đột biến gen. C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Mất đoạn nhiễm sắc thể. Câu 13. Ở người, sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST 21 gây ra A. bệnh Tơcnơ. C. bệnh Đao. B. bệnh máu khó đông. D. bệnh câm điếc bẩm sinh Câu 14. Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến? A. Cây bàng rụng lá mùa đông, sang xuân ra lá. B. Người khi lên núi cao thì số lượng hồng cầu tăng lên. C. Thỏ ở xứ lạnh có bộ lông trắng, dày vào mùa đông; có bộ lông xám, mỏng vào mùa hè. D.. Người nhiễm chất độc da cam có con dị dạng. Câu 15. Phuơng pháp nào được sử dụng riêng để nghiên cứu di truyền người? A. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh. C. Nghiên cứu tế bào. B. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu vật chất di truyền. D. Xét nghiệm. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16. (1,0đ) Nêu cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1:1? Câu 17. (1,0đ) Trình bày đặc điểm các bậc cấu trúc của phân tử protein? Câu 18. (1,0đ) Một đoạn mạch ARN ở sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau: -A-U-A-G-X-U-A-G-G-A- a. Xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn gen cấu trúc A đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. b. Một gen có chiều dài bằng 4080A0. Tính số lượng nuclêôtit của gen. Câu 19. (1,0đ) Gen A có 3000 nucleotit, trong đó số nucleotit loại A = 450. Gen cấu trúc A bị đột biến thành gen a, mất 1 cặp G = X. Tính số liên kết hiđrô có trong đoạn gen sau đột biến là bao nhiêu? Câu 20. (1,0đ) Ở cà chua có bộ NST 2n = 24. Hãy vẽ sơ đồ minh họa cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ở cà chua. ----------- HẾT ---------- Trang 2/2- Mã đề A
  3. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRƯỜNG THCS QUẾ AN TRA CUỐI KÌ I NĂM (HDC này có 01 trang) HỌC 2023- 2024 Môn: SINH HỌC 9 HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC Mã đề A A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Một câu đúng được 0,33 điểm; 2 câu đúng được 0,67 điểm; 3 câu đúng được 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C B A D A D B C A C B B C D A án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm - Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình 0,5đ phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh. Câu 16 - Vì khi giảm phân,cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại giao tử X và Y với tỉ 0,5đ (1,0đ) lệ ngang nhau, khi tham gia quá trình thụ tinh với trứng (X) sẽ tạo nên 2 loại tổ hợp XX (con gái) và XY (con trai) với tỉ lệ xấp xỉ 1:1. - Cấu trúc bậc một: Các axit amin sắp xếp theo một trình tự đặc thù trong Mỗi chuỗi polypeptit tạo nên cấu trúc bậc một. ý - Cấu trúc bậc hai: Các chuỗi polypeptit co xoắn hoặc gấp nếp tạo thành cấu 0,25đ Câu 17 trúc bậc hai. (1,0đ) - Cấu trúc bậc ba: Chuỗi polypeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc ba. - Cấu trúc bậc bốn: Các chuỗi polypeptit bậc ba liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc bốn. a. Mạch khuôn -T-A-T-X-G-A-T-X-X-T- 0,5đ Câu 18 Mạch bổ sung -A-T-A-G-X-T-A-G-G-A- (1,0đ) b. L=N/2x3,4 => N= L/3,4x2= 2400 (nu) 0,5đ Câu 19 N=2A +2G => G=X== 1050(nu) 0,25đ (1,0đ) Gen bị đột biến mất 1 cặp G=X => A=T= 450 nu Trang 3/2- Mã đề A
  4. G=X= 1049 nu 0,25đ  Số liên kết hidro của gen sau đột biến là H= 2A + 3G= 4047 liên kết 0,5đ Câu 20 HS vẽ đúng sơ đồ 1,0đ (1,0đ) *HSKT Huỳnh Đức Quốc Anh 9/1: 10/15 câu trắc nghiệm là đạt HẾT Trang 4/2- Mã đề A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2