ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG ĐÔNG A A. KIỂM TRA ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT. (10đ) I. Đọc thành tiếng: (4d) - Gọi từng HS lên bốc thăm bài, HS đọc một đoạn - Đọc đoạn 1 của bài. Đọc đúng đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 50 - 55 tiếng/phút). Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 1 - 2 đoạn thơ đã học ở HKI. Bài 1. Người liên lạc nhỏ. (Tg 112). 2. Đôi bạn. (Tg 112). 3. Nhớ Việt Bắc (Tg115). 4. Hũ bạc của người cha. (Tg 121). 5. Ba điều ước (Tg 136). 6. Mồ Côi xử kiện (Tg 139). II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT. (6đ) Đọc thầm bài: MỒ CÔI XỬ KIỆN. (S¸ch TV 3 tËp 1). (Tg 139). Ngày xưa ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện. Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân, đến công đường Chủ quán thưa: - Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ Ngài xét cho. Mồ côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời: - Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. Mồ côi bảo: - Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không? Bác nông dân đáp: - Thưa có Mồ Côi nói - Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muống bồi thường bao nhiêu? - Thưa ngài hai mươi đồng - Bác hãy đưa hai mươi đồng đây, tôi phân sử cho! Nghe nói bác nông dân giãy nảy: - Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền? Bác cứ đưa tiền đây. Bác nông dân ấm ức. - Nhưng tôi chỉ có hai đồng. - Cũng được: Mồ côi vừa nói vừa thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên đưa cho bác nông dân nói: - Bác hãy sóc lên cho đử mười lần. Còn ông chủ quán ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cố làm thẹo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lách cách đến lần thứ mười. Mồ Côi phán: Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một bên “ Nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Câu chuyện xảy ra ở đâu? (0,5đ) a.Thành phố. b. Vùng quê. c. Thành thị 2. Đoạn văn ca ngợi sự thông minh của ai? (0,5đ) a. Bác nông dân. b. Người chủ quán. c. Mồ côi. 3. Bác nông dân đã hít mấy mùi thơm của thức ăn? (0,5đ) a. Một mùi. b. Hai mùi. c. Ba mùi. 4. Chủ quán đòi bác nông dân bồi thường bao nhiêu tiền? (0,5đ) a. Hai mươi đồng. b. Ba mươi đồng. c. Bốn mươi đồng. 5. Câu chuyện nói lên điều gì? (1điểm) a. Mô Côi là người hiền lành. b. Mô Côi là người tài trí thông minh. c. Mô Côi là người tài 6. Trong câu: “Mồ côi là người rất thông minh” thuộc kiểu câu nào? 1đ a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? 7. Câu nào nói đúng tính cách của bác nông dân ? (0,5đ) a. Hiền lành b. Giả dối. . c. Thật thà. 8. Ý nào dưới đây đều là từ chỉ hoạt đông ? (0,5 điểm) a. Ngủ, đứng, ngồi b. Nhảy, chạy, đi. c. Ngạc nhiên, thương yêu, đoàn kết 9. Đặt một câu nói có từ: chăm học. (1 điểm) B. Kiểm tra viết: 10 đ 1. Viết chính tả. nghe viết: 4 đ (15’) Nghe - viết tương đối đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 50 - 55 chữ /15 phút) Bài: VẦNG TRĂNG QUÊ EM. 2. Viết đoạn bài: 6 đ (35’- 40’) Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (5; 7 câu) kể về gia đình em? - Gia đình em gồm mấy người? - Mỗi người làm những việc gì? - Em yêu quý ai nhất? - Tình cảm của em đối với mọi người như thế nào và mọi người đối với em ra sao? Đáp án đề thi kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt 2017 - 2018 TH Chiềng Đông A A. KIỂM TRA ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT. (10đ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) - Điểm 4 đ: Đọc to, rõ ràng, lưu loát, tốc độ đảm bảo - Điểm 3 đ: Đọc tương đối lưu loát, tốc độ chậm - Điểm 2 đ: Chưa đạt các yêu cầu trên II. Kiểm tra đọc hiểu. ( 6 đ ) Mỗi câu đúng 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án b c c a a b II. Kiểm tra viết: ( 10 điểm ) 1. Viết chính tả: Bài: Vầng trăng quê em. trang 142 sách TV3 tập 1 ( 4 điểm ) - Viết đúng chính tả, không sai lỗi nào trình bày sạch đẹp được 4 điểm, cứ sai 4 lỗi trừ 0,5 điểm 2. Viết đoạn bài: ( 6 điểm ) - Điểm 6. Viết được đoạn văn ngắn kể về gia đình em; câu văn hay, rõ ràng, logic. - Điểm 5. Viết được đoạn văn ngắn kể về gia đình em; câu văn chưa được hay rõ ràng, - Điểm 4. Viết được đoạn văn ngắn kể về gia đình em; câu văn còn lủng củng, chưa rõ ràng, chưa đủ ý. - Điểm 3. trở xuống: câu còn thiếu, chưa hay, chưa hợp logic