intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

Chia sẻ: Thẩm Quyên Ly | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm dưới đây giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nâng cao kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì kiểm tra!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ   và   tên:  MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 .................................................................................................. Năm học: 2021 – 2022  Lớp: 4............................. Thứ ....... ngày .... tháng .....năm 2021 Điểm Nhận xét của thầy cô giáo ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... PHẦN I : KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn­ TLCH liên qua đến  đoạn văn. 2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng việt:   Đọc thầm bài:   Lời khuyên của bố. Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và  niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một  ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn  đọc dọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi  học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên toàn thế giới đều cắp sách tới  trường. Những học sinh ấy hối hả trên khắp nẻo đường ở nông thôn, trên những  phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những  ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh  núp dưới hàng cọ của xứ A­ rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân  loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đaọ quân vĩ đại kia! Sách vở của con  là vũ khí, lớp học con là chiến trường. Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng  con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ  ấy. Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp đúng: Câu 1.  Người bố bảo con tưởng tượng xem, nếu phong trào học tập bị ngừng  lại thì điều gì xảy ra?      A. Nhân loại vẫn tiến bộ, văn minh.     B. Nhân loại không có gì thay đổi. C. Nhân loại chìm đắm trong cảnh ngu dốt.      D. Nhân loại sẽ bị bao phủ bởi tuyết rơi. Câu 2.  Khi học tập vất vả người bố khuyên con hãy nghĩ đến ai?    
  2. A. Người thợ, người lính, các em nhỏ câm điếc. B. Người lính, các em nhỏ câm điếc, kẻ thù. C. Người thợ, người Nga, thị trấn đông đúc. D. Người thợ, người Nga, những học sinh. Câu 3. Đặc điểm của việc học tập trong bài này là?                                         A. Niềm vui,  phấn khởi. C. Lao động chân tay. D. Hối hả trên mọi nẻo đường .           B. Khó khăn gian khổ. Câu 4. Từ "chiến sĩ" trong câu: Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo  quân vĩ đại kia! Người bố nói đến ai ?                                                                         A. Người con của bố  trong thư.       C. Những người thợ trên công trường.     D. Trẻ em trên toàn thế giới.           B. Người lính trong chiến tranh. Câu 5: Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ gồm các động từ?  A.   Khó   khăn,   hăng   say,   hối   hả,  C. Học sinh, nông thôn, bố, con. trên. D. Cắp sách, đi học, nghĩ, núp.           B. Cắp sách, đi học, hối hả, bố. Câu 6.  Viết 1 câu văn trong đó có dùng từ cùng nghĩa với "ước mơ"                     ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Câu 7: Bộ  phận vị  ngữ  trong câu “Trẻ  em trên thế  giới cắp sách tới trường.”  là:  A. Trẻ em trên thế giới. C. Trên thế giới cắp sách tới trường. B. Cắp sách tới trường.  D. Tới trường. Câu 8. Qua bài này người bố khuyên con điều gì ?                                                   . A. Khắc phục khó khăn, chăm chỉ học tập. B. Nếu học tập gặp nhiều khó khăn hãy nghỉ ngơi. C. Hãy đến trường, vì ở trường có bạn rất vui. D. Học tập để sau này trở thành người lớn. Câu 9. Viết một câu trong đó có sử dụng ít nhất 1" tính từ" miêu tả đặc điểm  của một bạn trong lớp em .                                                                                             ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
  3. Câu 10. Viết 2 ­ 3 câu văn nêu những việc em cần phải làm khi các em là những  người học sinh còn đang đi học.             ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................  B. VIẾT 1. Chính tả: (Nghe viết)  Bài: Cánh diều tuổi thơ.  ê  Tập làm văn:  Đề bài : Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích. Bài làm
  4. MA TRẬN CÂU HỎI KIỂM TRA ĐỌC MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ KIỂM TRA  KÌ 1 ­ LỚP 4 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 5 1 Văn bản Câu số 1,2 3,4 8 10 Số điểm 1 1 1 1 3 1 2 Kiến thức  Số câu 2 1 1 3 1 Tiếng  Câu số 5,6 7 9 việt Số điểm 1 1 1 8 2 Tổng số câu 2 4 2 1 1 8 2  Tổng số điểm 1 2 2 1  1 5 2 A/ ĐỌC.1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn­ TLCH liên  qua đến đoạn văn. (3 điểm) 2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng việt:  (7 điểm)  Đọc bài:   Lời khuyên của bố. Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và  niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một  ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn  đọc dọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi  học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên toàn thế giới đều cắp sách tới  trường. Những học sinh ấy hối hả trên khắp nẻo đường ở nông thôn, trên những  phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những  ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh  núp dưới hàng cọ của xứ A­ rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân  loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
  5. Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đaọ quân vĩ đại kia! Sách vở của con  là vũ khí, lớp học con là chiến trường. Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng  con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ  ấy. Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp đúng: Câu 1. Em hãy tưởng tượng nếu như phong trào học tập bị ngừng lại?      M 1 A. Nhân loại vẫn tiến bộ, văn minh.   B. Nhân loại không có gì thay đổi. C. Nhân loại chìm đắm trong cảnh ngu dốt.                             . D. Nhân loại sẽ bị bao phủ bởi tuyết rơi. Câu 2. Khi học tập vất vả người bố khuyên con hãy nghĩ đến ai?     M1 A. Người thợ, người lính, các em nhỏ câm điếc. B. Người lính, các em nhỏ câm điếc, kẻ thù. C. Người thợ, người Nga, thị trấn đông đúc. D. Người thợ, người Nga, thị trấn đông đúc. Câu 3. Đặc điểm của việc học tập trong bài này?                                        M2 A. Niềm vui,  phấn khởi. C. Lao động chân tay. D. Hối hả trên mọi nẻo đường .           B. Khó khăn gian khổ. Câu 4. Từ "Chiến sĩ" trong câu: Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân  vĩ đại kia! Người bố nói đến ai ?                                                                        M2 A. Người con của bố trong thư.      C. Những người thợ trên công trường.           B. Người lính trong chiến tranh.     D. Trẻ em trên toàn thế giới. Câu 5: Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ gồm các động từ?  A.   Khó   khăn,   hăng   say,   hối   hả,  C. Học sinh, nông thôn, bố, con. trên. D. Cắp sách, đi học, nghĩ, núp.           B. Cắp sách, đi học, hối hả, bố. Câu 6. Viết 1 câu văn trong đó có dùng từ cùng nghĩa với "ước mơ"                    M2 Câu 7: Bộ phận vị ngữ trong câu “Trẻ em trên thế giới cắp sách tới trường.”  là:  M3 A. Trẻ em trên thế giới. C. Trên thế giới cắp sách tới trường. B. Cắp sách tới trường.  D. Tới trường. Câu 8. Qua bài này người bố khuyên con điều gì ?                                                  M3 . A. Khắc phục khó khăn, chăm chỉ học tập. B. Nếu học tập gặp nhiều khó khăn hãy nghỉ ngơi.
  6. C. Hãy đến trường, vì ở trường có bạn rất vui. D. Học tập để sau này trở thành người lớn. Câu 9. Viết một câu trong đó có sử dụng ít nhất 1" tính từ" miêu tả đặc điểm của  một bạn trong lớp em .                                                                                                      M3                  Câu 10. Viết 2 ­ 3 câu văn nêu những việc em cần phải làm khi các em là những   người học sinh còn đang đi học.            M4  B/ VIẾT. 1. Chính tả: (Nghe viết) (Thời gian: 15 phút)     Bài: Cánh diều tuổi thơ. (Trang 146­ SGK) Từ : tuôi thơ của tôi,......không còn  huyền ảo hơn. 2. Tập làm văn : Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH GIÁ. A/ ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: (3 Điểm) GV cho học sinh bốc thăm 2. Đọc hiểu­ kiến thức Tiếng việt : (7 điểm) * Đọc thầm, dựa vào nội dung câu chuyện hãy khoanh vào chữ  cái đặt trước   câu trả  lời đúng nhất: Mỗi câu trả  lời trắc nghiệm đúng cho điểm theo bảng sau:  Mỗi câu trả lời tự luận GV cho điểm  tùy vào nội dung học sinh trả lời để  GV  cho  điểm; có thể theo gợi ý như sau: Câu Hình thức                                    Nội dung trả lời Điểm 1 TN­ M1 C. Nhân loại chìm đắm trong cảnh ngu dốt.  0,5 đ 2 TN­ M1 A. Người thợ, người lính, các em nhỏ câm điếc. 0,5 đ 3 TN­ M2 B. Khó khăn gian khổ. 0,5 đ 4 TL­ M2 A. Người con của bố trong thư  0,5 đ 5 TL­ M2 D. Cắp sách, đi học, nghĩ, núp. 0,5 đ 6 TN­ M2 Viết 1 câu văn trong đó có dùng từ cùng nghĩa với  0,5 đ "ước mơ":  VD: Em có ước mong cả nhà em khỏe  mạnh. 7 TL­ M3 B. Cắp sách tới trường.  1 đ
  7. 8 TN­ M3 A. Khắc phục khó khăn, chăm chỉ học tập. 1 đ 9 TL­ M3 VD: ­ Bạn Hải Anh có mái tóc đen mượt. 1 đ        ­ Bạn Hoa lớp ta da trắng tinh. 10 TL­ M4 HS viết được  2 ­ 3 câu văn nêu những việc phải làm  1 đ của người học sinh: học tập, rèn luyện, tham gia hoạt  động đội... B/ VIẾT 1. Chính tả ( 2điểm ­ 15 phút) ­ Tốc độ  đạt yêu cầu, viết chữ rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ  chữ, trình bày đúng  quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. ­ Viết đúng chính tả ( sai không quá 5 lỗi): 1 điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm ­ 25 phút)    Nội dung Yêu cầu Điểm Phần mở bài .­ Giới thiệu về đồ chơi định tả.  (1 điểm) ( HS có thể chọn 2 cách mở bài) 1.0 `  HS viết được: Tả được bao quát đồ chơi . 0,5 Phần thân bài Tả được một số bộ phận đồ chơi  2.0 (4,5 điểm) ­Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí,     1.0 đúng chỗ     ­Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật     1.0 như so sánh, nhân hoá,... HS viết được:   Phần kết luận ­ Phần kết bài: nêu được ích lợi, cách bảo quản, tình  1.0 (1 điểm) cảm … ­ Viết đúng chính tả, chữ viết mắc không quá 5 lỗi.       Trình bày ­ Trình bày bài đẹp, không tẩy xóa.     1,5        (1,5 điểm) ­ Có sáng tạo.
  8. 1. SỰ TÍCH HỒ NÚI CỐC Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm   củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ  ăn, nên dân làng gọi tên chàng là   Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông   Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy  vọng được làm rể nhà Quan Lang. Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Vào một   năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng   hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những  lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm con gái xinh  đẹp nết na của quan Lang đem lòng yêu chàng và xúc động tìm đến với chàng, khi   biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc. 1a) Vì sao quan Lang lại lập mưu giết chàng Cốc?  1b) Vì sao ai cũng hi vọng làm rể nhà quan Lang?                       …………………………………………………………………. 2. VƯỢT THÁC Những động tác thả  sào, rút sào rập ràng nhanh như  cắt.Thuyền cố  lấn lên.  Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm 
  9. răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một   hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư  đang vượt thác khác  hẳn dượng  Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ  Cò. Chú Hai vứt sào, ngồi  xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc  những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp  nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều   lớp  núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước. 2a) Từ ngữ nào chứng tỏ công việc vượt thác rất vất vả?  2b) Tác giả so sánh những cây to dọc sườn núi  với hình ảnh gì?                                  …………………………………………….      3. NGƯỜI LÁI ĐÒ Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ  tay lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo. Trí nhớ ông  được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất  cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái   đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca ; ông đã thuộc đến cả những cái chấm than  chấm câu và những đoạn xuống dòng. Chuyến đầu tiên ông đi, là thuyền thiên hạ.  Trước Cách mạng, công chèo chở  cứ  ba đồng một tạ  chè xuôi. Dành dụm lại, sau   ông đóng lấy thuyền, thuyền ông chở được bốn mươi sọt chè, hai sọt chè là một tạ  hàng. Như thế đã là loại thuyền to. 3a) Từ ngữ nào chứng tỏ ông lái đò đã lái đò ở đây rất lâu rồi? 3b) Trí nhớ của ông được rèn luyện như thế nào? 4. HAI ĐỨA TRẺ Sau khi phiên chợ  chiều đã vãn, bóng tối chưa buông xuống nhưng những   cuộc đời bóng tối đã hiện ra. Đó là cuộc sống cùng khổ  của chúng với những thứ  mà người ta đã vứt đi. Vào đêm thì có cuộc đời của mẹ  con chị  Tí với cái hàng nước đơn sơ. Ban  ngày thì hai mẹ con mò cua bắt tép; từ chập tối cho đến đêm thì bán nước chè tươi,   điếu thuốc lào cho dăm ba phu gạo, phu xe, mấy chú lính trong huyện hay người nhà   thầy thừa, thầy lục, có khi chờ mãi mà chẳng thấy ai ra. Hai mẹ con vừa xách, vừa   vác trên lưng, vừa đội trên đầu… vậy mà chỉ vẻn vẹn có cái chõng tre, vài mặt ghế,   cái  ấm mấy cái chén, chiếc điếu cày, nắm đóm… Thằng con loay hoay nhóm lửa  nấu nồi nước chè. Nước, thuốc đã sẵn sàng. Chị  Tí luôn tay phe phẩy túm lá chuối   khô, bất giác thốt lên nỗi nóng lòng sốt ruột trước cảnh  ế  ẩm:  Giờ  muộn thế  này   mà họ chưa ra nhỉ? Dù rằng chị đã biết trước: Ối chao, sớm với muộn thì có ăn thua  gì!  4a) Từ ngữ nào chứng tỏ gia đình chị Tí nghèo khó? 
  10. 4b) Câu "Ối chao, sớm với muộn thì có ăn thua gì"  Có nghĩa là gì? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ GỢI Ý ĐÁP ÁN  CÂU TRẢ LỜI 1a) Vì sao quan Lang lại lập mưu giết chàng Cốc?  Trả lời: Quan Lang lại lập mưu giết chàng Cốc vì con gái quan Lang đem lòng yêu   chàng Cốc. 1b) Vì sao ai cũng hi vọng làm rể nhà quan Lang? Trả lời: Vì nhà quan Lang giàu có con gái quan lang xinh đẹp nết na. 2a) Từ ngữ nào chứng tỏ công việc vượt thác rất vất vả?  Trả  lời:  động tác thả  sào, rút sào rập ràng, các bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn  chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sóng, thở không ra hơi. 2b) Tác giả so sánh những cây to dọc sườn núi  với hình ảnh gì? Trả lời: Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những  cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. 3a) Từ ngữ nào chứng tỏ ông lái đò đã lái đò ở đây rất lâu rồi? Trả lời: ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi. 3b) Trí nhớ của ông được rèn luyện như thế nào? Trả  lời: Lấy mắt mà nhớ  tỉ  mỉ  như  đóng đanh vào lòng tất cả  những luồng nước   của tất cả những con thác hiểm trở. 4a) Từ ngữ nào chứng tỏ gia đình chị Tí nghèo khó?  Trả lời: mò cua bắt tép, bán nước chè tươi, bán thuốc lào, vừa xách vừa vác vừa đội   trên đầu cái chõng tre cái điếu cày, nắm đóm. 4b) Câu "Ối chao, sớm với muộn thì có ăn thua gì"  Có nghĩa là gì? Trả lời: Câu nói này có nghĩa là cảnh ế ẩm của mẹ con chi Tí khi bán hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2