intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Lộc’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Lộc

  1. Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022 - 2023 Bài KT Đọc: …….. MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Bài kiểm tra Đọc Bài KT Viết:……... (Thời gian làm bài: 40 phút) Điểm chung:……... Họ và tên học sinh: ............................................................................Lớp: ………… Trường Tiểu học Mỹ Lộc 1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Đọc đoạn văn sau: HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG Tại đại hội Ô-lim-píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét. Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm: - Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng. Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua. Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa. Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích: - Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không? Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ. - Phía này, con yêu ơi! - Mẹ cậu gọi. Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ. Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời - không bao giờ bỏ cuộc. Thanh Tâm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào ? A. Chạy việt dã B. Chạy 400 mét C. Chạy 1000 mét. D. Chạy 800 mét
  2. Câu 2. Cậu đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu? A. Cậu bị mất kính. B. Cậu bị đau chân. C. Cậu bị đến muộn. D. Cậu thiếu tự tin, thiếu quyết tâm. Câu 3. Cậu bé bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần Câu 4. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy đua để chạy cho đúng. B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên. C. Nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích. D. Nghe theo sự động viên, cổ vũ của khán giả. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 6. Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau: Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Câu 7. Tính từ trong câu sau “Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích” là: A. rạng rỡ, vui sướng. B. rạng rỡ, vui sướng, băng qua. C. gương mặt, rạng rỡ, vui sướng. D. gương mặt, vui sướng, băng qua Câu 8. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thanh tịnh”? A. Thanh thản B. Bình yên C. Trong sạch và yên tĩnh D. Yên tĩnh Câu 9. Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm: a) vui: .............................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................... b) thẳng:........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Câu 10. Đặt 1 câu hỏi dùng để khen một người nào đó. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022 – 2023
  3. MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Bài kiểm tra Viết (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh………………………………………..……..Lớp..... Trường Tiểu học......................................................................... 1. Chính tả: Nghe - viết bài “Rất nhiều mặt trăng” (Viết từ “Nhà vua rất mừng” đến “bó tay”, SGK Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 168). 2. Tập Làm Văn. Tả một đồ chơi hoặc một đồ vật mang lại cho em nhiều cảm xúc thú vị.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 I. Phần kiểm tra đọc, đọc - hiểu (10đ) 1. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đảm bảo yêu cầu, khoảng 80 tiếng/phút, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm
  5. (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm; Nếu đọc đảm bảo tốc độ nhưng giọng không biểu cảm: 0,5 điểm) - Ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (Sai không quá 5 tiếng): 1 điểm (Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 4-5dấu câu; sai 5 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên, sai 10 tiếng trở lên: Không cho điểm) - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm ) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 Đáp án B A C C A C Điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 5: 1 điểm Cần có bản lĩnh, niềm tin và quyêt tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra, không bao giờ bỏ cuộc hay đầu hàng trước khó khăn. Câu 6: 1đ Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Câu 9: (1 điểm) Đúng mỗi ý được 0,5 điểm: Ví dụ: a) Vui: (0,5 điểm) - Từ láy: vui vẻ, ….. - Từ ghép: Vui tính,….. b) Thẳng: (0,5 điểm) - Từ láy: thẳng thắn - Từ ghép: ngay thẳng,… (Học sinh có thể chọn những từ khác đúng yêu cầu) Câu 10: 1 điểm. Yêu cầu đặt đúng câu theo yêu cầu, diễn đạt rõ ràng, rõ ý. II. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm). 1. Viết chính tả (3 điểm). - Bài viết đầy đủ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đúng cỡ, trình bày sạch, đẹp được 3 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, mẫu chữ, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (7 điểm) Đảm bảo các nội dung + Viết được bài văn đảm bảo bố cục (mở bài, thân bài, kết luận), đúng yêu cầu của đề bài văn tả một đồ chơi hoặc một đồ vật mang lại cho em nhiều cảm xúc thú vị. + Sử dụng từ ngữ miêu tả chính xác, câu văn đúng ngữ pháp. Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí. + Biết sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, …trong văn tả đồ vật. + Miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc và có sức thuyết phục. Các câu văn đảm bảo tính liên kết, chữ viết đúng chính tả, trình bày gọn gàng, sạch sẽ. * Cách cho điểm: + Mở bài: (1 điểm) + Thân bài: (5 điểm) + Kết bài: (1điểm) + Bài viết trọn vẹn về các nội dung như trên thì cho điểm tối đa. + Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7- 6,5 – 5 - 5,5- 4,5 - 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
  6. Mạch kiến Số thức, câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng kĩ năng và số T H TN HT TN HT TN HT TN điểm N T T HT TL K khá K TL khá K TL kh K TL K kh L khác Q c Q c Q ác Q Q ác Số 1. Kiến thức 2 1 1 1 2 3 4 câu tiếng Việt, Số văn học 1 1 0,5 1 2 1,5 4 điểm a) Số 1 1 Đọc câu thàn Số h 3 3 2. điểm tiếng Đọc Số b) 2 1 3 câu Đọc Số hiểu 1 0,5 1,5 điểm Số a) 1 1 câu Chín Số h tả 3 3 điểm 3. b) Số Viết 1 1 Đoạ câu n bài Số (viết 7 7 điểm văn) 4. Nghe Kết hợp trong đọc và viết chính tả -nói Số 2 1 3 1 1 1 2 2 6 5 2 câu Tổng Số 1 3 1,5 1 3 0,5 8 2 3 11 6 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2