Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
- MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I - LỚP 4 NĂM HỌC 2024 – 2025 ( Theo Thông tư 27) I. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA Mức độ nhận thức (Theo Thông tư 27) Mảng kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số điểm A. KIỂM TRA ĐỌC 10 điểm Phần I: Đọc thành tiếng 3.0 điểm Phần II: Đọc hiểu 7.0 điểm - Văn bản - Nhận biết được một - Nêu được đặc điểm - Nêu được tình 5.0 văn học: số nội dung, chi tiết, của nhân vật qua hình cảm, suy nghĩ - Văn bản thông tin chính của dáng, hành động, lời của bản thân thông tin văn bản. thoại. sau khi đọc văn - Nêu được bố cục của bản. văn bản thông tin. - Nêu những - Hiểu nội dung của điều học được đoạn, bài đã đọc, hiểu từ câu chuyện; ý nghĩa của bài. lựa chọn hình ảnh, chi tiết em thích nhất. - Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp tình huống của nhân vật trong tác phẩm - Kiến thức - Nhận biết được danh - Viết được tên cơ - Đặt câu với 2.0 TV từ chung, danh từ quan, tổ chức. danh từ, động riêng, danh từ, động - Tìm được danh từ, từ, tính từ có từ, tính từ. động từ, tính từ trong nội dung theo - Tìm đúng câu có câu văn, thơ. yêu cầu. hình ảnh so sánh hoặc - Công dụng của dấu - Vận dụng các nhân hóa trong bài. gạch ngang. biện pháp nhân hóa, so sánh để viết câu văn. Tổng số câu 6 3 1 Tổng số điểm 3,5 2,5 1,0 10 điểm B. KIỂM TRA VIẾT Viết đoạn văn: - Viết đoạn - Biết cách diễn - Diễn đạt ý chân - Nêu lí do vì sao văn đúng thể đạt, dùng từ. thực, tự nhiên. loại, đúng nội
- mình thích câu chuyện dung và có bố - Câu văn ngắn - Câu văn có hình đã đọc hoặc đã nghe. cục rõ ràng. gọn, rõ ý, viết theo ảnh, sinh động, - Viết đoạn văn ngắn trình tự hợp lý. giàu cảm xúc. Biết hướng dẫn các bước vận dụng các biện thực hiện một công pháp nghệ thuật việc. khi viết. Viết bài văn: - Viết bài văn - Biết cách diễn - Diễn đạt ý chân - Viết bài văn thuật lại đúng thể loại, đạt, dùng từ. thực, tự nhiên. một hoạt động đã đúng nội dung - Câu văn ngắn - Câu văn có hình tham gia và chia sẻ và có bố cục rõ gọn, viết theo trình ảnh, sinh động, suy nghĩ, cảm xúc của ràng. tự hợp lý. giàu cảm xúc. Biết mình về hoạt động đó. vận dụng các biện - Viết bài văn kể lại pháp nghệ thuật một câu chuyện đã khi viết. đọc, đã nghe. - Viết bài văn tả con vật. Tổng số câu 1 Tổng số điểm 10 II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU Mạch Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng kiến thức Số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc - hiểu (7 điểm) Đọc hiểu Số câu 5 câu 1 câu 1 câu 1 câu 6 câu 2 câu văn bản Câu 1, Câu số Câu 6 Câu 7 Câu 8 (5 điểm) 2,3,4,5 0,5 Số điểm 2,5 điểm 1 điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm điểm Kiến Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu thức TV Câu số Câu 10 Câu 9 Câu 11 (2 điểm) 0,5 1,5 Số điểm 0,5 điểm 0,5điểm 1 điểm điểm điểm Số câu 6 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu 7 câu 4 câu 0,5 0,5 3,5 3,5 Tổng Số điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm điểm điểm điểm điểm Tỉ lệ 50% 35,7% 14,3% 50% 50%
- Trường tiểu học Thị Trấn BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I Người coi Người chấm SBD: ........ Phòng thi: ..... NĂM HỌC 2024 - 2025 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên) Môn: Tiếng việt - Lớp 4 Điểm: ....................... (Thời gian làm bài 90 phút Không kể thời gian phát đề) Bằng chữ: ......................... I. KIỂM TRA VIẾT: ..... điểm Lựa chọn một trong hai đề văn sau Đề 1: Em hãy viết bài văn miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó hoặc từng nhìn thấy và có ấn tượng đặc biệt. Đề 2: Em hãy viết một bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.
- II. KIỂM TRA ĐỌC: ..... điểm 1. Đọc thành tiếng: ..... điểm 2. Đọc hiểu: ..... điểm a) Đọc thầm bài văn sau: KHÔNG NGỪNG NỖ LỰC Ga –ri Play-ơ đã từng là một đấu thủ lừng danh trong các giải thi đánh gôn quốc gia và quốc tế trong nhiều năm trời. Mọi người thường nói với anh là: “Tôi sẽ đánh đổi bất cứ thứ gì để có thể đập được một cú gôn như anh”. Một ngày kia, khi nghe cậu nói kiểu ấy, Play-ơ nhẫn nại đáp rằng: “Không phải, bạn sẽ không làm được đâu. Bạn sẽ chỉ chơi gôn được như tôi nếu bạn thấy những việc cần làm là dễ dàng! Bạn có biết phải làm gì để có được những cú đánh như tôi không? Hằng ngày, bạn phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để tới sân tập, và phải đập một ngàn cú! Khi đôi tay bạn bắt đầu rớm máu, bạn vào căng tin rửa tay rồi dán băng cá nhân lên đó, xong lại ra sân và đập một ngàn cú khác! Đó là bí quyết để có được những cú đánh gôn như tôi đấy bạn ạ!” Đích nhắm của anh ấy là trở thành một cầu thủ đỉnh cao. Giấc mơ thượng thừa đó buộc anh phải thực hành mỗi ngày, luyện tập, luyện tập và không ngừng luyện tập. Nếu niềm khát khao của bạn trở nên cháy bỏng trong cuộc sống – muốn được nếm trải thật nhiều niềm vui thì bạn sẽ đặt bao nhiêu nỗ lực của mình vào những giấc mơ đó? Hãy thực hành đi, rồi những điều này sẽ trở nên khả thi hơn. Mọi việc chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng cả đâu, nhưng rất đáng công để bạn phải nỗ lực đấy! Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ Câu 1. Ga-ri Play-ơ là đấu thủ thi đấu môn thể thao gì? A. Ten-nít B. Bóng đá C. Bóng đá D. Gôn Câu 2. Mọi người thường ao ước giống anh ở điểm nào? A. Giàu có như anh. C. Đạt được nhiều giải thưởng như anh. B. Đập được một cú gôn như anh. D. Khoẻ mạnh như anh. Câu 3. Để thực hiện được giấc mơ trở thành một gôn thủ đỉnh cao, Ga-ri Play-ơ đã phải làm gì? A. Khổ công rèn luyện B. Tập thể lực C. Có huấn luyện viên giỏi Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? ……………………………………………………………………………………… ……...…………………………………………………………………………. …………………...
- ……………………………………………………………………………………..... ........................................................................................................ Câu 5. Viết 1 đến 2 câu nói về ước mơ của em? ……………………………………………………………………………………… ……...………………………………………………………………………….…… Câu 6: Em đã và sẽ nỗ lực như thế nào để ước mơ của mình trở thành hiện thực? ……………………………………………………………………………………… ……...………………………………………………………………………….…… Câu 7. Theo em, nội dung câu chuyện trên phù hợp với nội dung câu tục ngữ nào? A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. B. Nước lã mà vã nên hồ C. Có chí thì nên. D.Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan Câu 8. Nêu tác dụng dấu gạch ngang trong câu sau: Năm 1976, thành phố Sài Gòn- Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. A. Đánh dấu lời nói của nhân vật. B. Đánh dấu các ý liệt kê. C. Đánh dấu các từ ngữ trong một liên danh. Câu 9. Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức? A. Đài Tiếng Nói Việt Nam. B. Bộ khoa học và công nghệ. C. Đài truyền hình Việt nam. D. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Câu 10: Xác định động từ trong câu văn sau Khi đôi tay bạn bắt đầu rớm máu, bạn vào căng tin rửa tay rồi dán băng cá nhân lên đó, xong lại ra sân và đập một ngàn cú khác. Động từ là: .................................................................................................................. ..................................................................................................................................... Câu 11: Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. ……………………………………………………………………………………… ……...………………………………………………………………………….……
- ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc 1 trong 10 bài sau và trả lời câu hỏi: 1. Bài đọc: Văn hay chữ tốt Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày mỗi đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo Truyện đọc 1 (1995) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 4 -Tập 1) Câu hỏi: Nhờ đâu mà Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt? 2. Bài đọc: Cô giáo nhỏ Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Ngón tay họ dò trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Đám trẻ con đã đọc xong ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. “Cô giáo” Giên đang nhiệt tình chỉ bảo “học trò”. Mẹ của Giên ra mở cửa, không giấu khỏi sự ngạc nhiên: - Ông bà, cha mẹ rồi tới các anh chị tôi không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. - Bà mẹ trẻ nói. (Theo Khánh Linh -Báo Người lao động) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 4 -Tập 1) Câu hỏi: Việc làm của Giên đáng khen như thế nào? 3. Bài đọc: Những hạt thóc giống Ngày xưa, có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hạn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:
- - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. (Theo Truyện dân gian Khmer) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 2) Câu hỏi: Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào? 4. Bài đọc: Ba nàng công chúa Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Năm ấy, đất nước có giặc ngoại xâm mà vua tuổi đã cao, sức đã yếu. Ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận nhưng đức vua khoát tay, bảo: - Các con mảnh mai như thế thì làm được gì nào? Ba nàng công chúa lẳng lặng từ biệt cha. Đến nơi bị giặc bao vây, công chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cùng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. (Theo Thu Hằng) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 4-Tập 1) Câu hỏi: Vì sao vua cha không muốn cho các con gái ra trận? 5. Bìa đọc :Những ngày hè tươi đẹp Cuối cùng, kì nghỉ hè của tớ cũng khép lại. Tớ đã chuẩn bị sẵn sàng trở lại thành phố để bước vào năm học mới, vậy mà lúc chia tay, tớ cứ tiếc những ngày ở quê trôi nhanh quá. Sáng đó, như bao buổi sáng khác ở làng, trời lấp lánh nắng. Ông bà ôm tớ và nói: “Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!”. Tớ “dạ” thật to, không quên nhờ ông bà đặc biệt để ý đến con lợn út. Cô Lâm nói không cần đợi đến năm sau, cuối năm về dự đám cưới của cô với chú Khang. Khi ấy, chắc lợn út của tớ đã lớn tướng rồi. Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu ngõ. Theo Văn Thành Lê (Nguồn Sách Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 4-Tập 1) Câu hỏi: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì? Điều mà bạn nhỏ tiếc khi kết thúc kì nghỉ hè ở quê đó là những ngày ở quê trôi nhanh quá. 6. Bài đọc : Cô bé ấy đã lớn Hai năm trôi qua, cây sấu đã cao lớn, tán xòe rộng che mát một góc vườn. Những con mắt lá biếc xanh trong nắng và những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện. Đang kì hoa sấu nở rộ thì gặp bão. Suốt đêm mưa gió gào thét. Sáng ra, đầy sân trắng hoa sấu. Nhưng giữa những vòm lá rậm tít trên cao, sấu vẫn giữ lại được mấy chùm quả nhỏ xíu.
- Một sớm, vừa bước ra vườn, Phương sửng sốt khi thấy mấy chùm sấu đã chín. Những chùm quả vàng tươi trong kẽ lá nhắc Phương nhớ đến câu chuyện hai năm trước. Theo Trần Hoài Dương (Nguồn Sách Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 4-Tập 1) Câu hỏi :Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm? Những từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm: cao lớn, tán xòe rộng che mát một góc vườn, những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện 7. Bài đọc : Mùa thu Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Theo Huỳnh Thị Thu Hương (Nguồn Sách Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 4-Tập 1) Câu hỏi : Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng: mảnh trăng nhẹ tênh, mong manh trôi bồng bềnh, tròn vành vạnh 8. Bài đọc : Những mùa hoa trên cao nguyên đá Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám. Để rồi một ngày nắng hạ, ngô đồng loạt trổ hoa. Những tua hoa bé nhỏ vươn ra như những ngón tay đón ánh nắng mặt trời. Rồi những bông hoa sẽ thành những bắp ngô chắc hạt, vàng óng, đem no ấm cho bà con trên cả cao nguyên đá. Qua mùa hạ sẽ là mùa thu. Mùa của hoa tam giác mạch. Những triền hoa trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn. Lục Mạnh Cường (Nguồn Sách Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 4-Tập 1) Câu hỏi : Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp? Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám. 9. Bài đọc : Cuộc phiêu lưu của bồ công anh Một cơn gió ào tới, thổi tung những cánh hoa bồ công anh bay xao xác. - Tạm biệt mẹ! – Những cánh hoa bồ công anh vẫy đôi tay bé xíu. – Chúng con đi đây! Chúng bay trên cánh đồng. Rồi mỗi cánh hoa đều tìm thấy một nơi để dừng chân. Riêng cánh hoa bồ công anh út vẫn mải lang thang cùng chị gió. Có khi bồ công
- anh út bay tung lên cao. Có khi nó sà xuống mặt ao soi mình dưới nước. Nó nhẩn nha bay trên cánh đồng, ngắm nhìn muôn loài hoa đang khoe sắc. Thoảng đâu đó, bỗng có tiếng mẹ dịu dàng: “Cẩn thận nha út…”. Bồ công anh thì thầm: “Đừng lo, mẹ ơi!”. Trương Huỳnh Như Trân (Nguồn Sách Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 4-Tập 1) Câu hỏi : Những cánh hoa bồ công anh làm gì khi một cơn gió thổi ào tới? Những cánh hoa bồ công anh vẫy tay chào tạm biệt mẹ và bay lên theo cơn gió. 10. Bài đọc : Đoá hoa đồng thoại Cuộc thi sáng tác truyện "Đoá hoa đồng thoại" dành riêng một hạng mục cho học sinh các trường tiểu học trên toàn quốc tham gia. Ban Tổ chức khẳng định đây là dịp để khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ. Đây cũng là dịp để kết nối trái tim của người dân Nhật Bản và Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em hai nước. Các tác phẩm đoạt giải được dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh hoạ, in ấn và phát hành rộng rãi dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt – Nhật. Toàn bộ lợi nhuận từ việc bản sách được trao tặng cho các quỹ khuyến học, khuyến đọc của Việt Nam. Linh Tâm (Nguồn sách Chân trời sáng tạo 4 -Tập 1) Câu hỏi: Ban Tổ chức cuộc thi: “Đóa hoa đồng thoại” mong muốn điều gì khi dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học?
- TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VĨNH BẢO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I LỚP 4 - NĂM HỌC 2024 - 2025 I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng một đoạn và trả lời một câu hỏi nội dung đoạn đọc : 3 điểm - Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 1 phút. - Giáo viên dùng phiếu học sinh để ghi kết quả đánh giá. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. - Nội dung chấm cụ thể như sau: *Cách cho điểm: ( Theo bảng sau) Nội dung đánh giá đọc thành Điểm tối đa tiếng Yêu cầu (3,0 điểm) - Tư thế tự nhiên, tự tin. 1. Cách đọc 0,5 điểm - Đọc diễn cảm tốt các văn bản. - Đọc đúng từ, phát âm rõ. 2. Đọc đúng 0,5 điểm - Thể hiện cảm xúc qua nhấn nhá từ ngữ. 3. Tốc độ - 80-90 tiếng/phút. Đọc thầm với tốc độ 0,5 điểm đọc(tiếng/phút) nhanh hơn lớp 3. - Ngắt nghỉ đúng văn phong khác nhau. 4. Ngắt hơi, ngắt nhịp 0,5 điểm - Nhấn nhá tự nhiên theo ngữ cảnh. -Nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện cảm 5. Đọc diễn cảm 0,5 điểm xúc qua giọng đọc. 6. Trả lời câu hỏi nội dung bài đọc - Trả lời rõ ràng, ngắn gọn đúng trọng 0,5 điểm tâm nội dung câu hỏi.
- * Trả lời câu hỏi Bài đọc Câu hỏi Đáp án Điểm Nhờ đâu mà Cao Nhờ sự kiên trì, khổ công luyện tập suốt mấy năm Cao Bá Quát nổi danh Văn hay chữ Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. 1,0 tốt khắp nước là người văn hay chữ tốt? Việc làm Việc làm của Giên rất đáng khen. Giên đã là một cô giáo nhỏ, đã mang của Giên đáng Cô giáo nhỏ con chữ đến với các em, với bà và khen như thế mẹ mình. 1,0 nào? Nhà vua tìm Nhà vua tìm người nối ngôi bằng người nối ngôi cách phát cho mỗi người dân một Những hạt bằng cách nào? thúng thóc giống đã được luộc kĩ và 1,0 thóc giống giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Vì sao vua cha Vì nhà vua cho rằng các cô con gái Ba nàng công không muốn cho mảnh mai sẽ không làm được gì. 1,0 chúa các con gái ra trận? Những ngày Kết thúc kì nghỉ Điều mà bạn nhỏ tiếc khi kết thúc kì hè tươi đẹp hè ở quê, bạn nhỏ nghỉ hè ở quê đó là những ngày ở 1,0 tiếc điều gì? quê trôi nhanh quá. Điều mà bạn nhỏ Những từ ngữ cho thấy sự thay đổi tiếc khi kết thúc của cây sấu sau hai năm: cao lớn, tán Cô bé ấy đã kì nghỉ hè ở quê xòe rộng che mát một góc vườn, 1,0 lớn đó là những ngày những con mắt lá biếc xanh, những ở quê trôi nhanh nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện quá? Tìm từ ngữ tả vẻ Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng: Mùa thu đẹp của vầng mảnh trăng nhẹ tênh, mong manh 1,0 trăng? trôi bồng bềnh, tròn vành vạnh
- Những mùa Mùa hạ, vùng cao Mùa hạ đến cùng với những cơn hoa trên cao nguyên đá có gì mưa, đem màu xanh rải khắp cao đẹp? nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của 1,0 nguyên đá ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám. Những cánh hoa Cuộc phiêu bồ công anh làm Những cánh hoa bồ công anh vẫy lưu của bồ gì khi một cơn tay chào tạm biệt mẹ và bay lên theo 1,0 công anh gió thổi ào tới? cơn gió. Ban Tổ chức cuộc thi: “Đóa hoa Ban Tổ chức khẳng định đây là dịp Đoá hoa đồng đồng thoại” mong để khuyến khích và phát hiện tài muốn điều gì khi 1,0 thoại năng sáng tác truyện đồng thoại của dành riêng một các em nhỏ. hạng mục cho học sinh tiểu học 2. Đọc hiểu văn bản + kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm Câu Đáp án Điểm 1 D 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 Khổ công rèn luyện, nỗ lực cố gắng thì mới đạt được 1,0 4 mục tiêu. Hoặc có có ý chí, kiên trì, nhẫn nại nên thành công HS viết 1-2 câu nói về ước mơ của bản thân 0,5 5 Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ đi 0,1điểm. 6 HS viết theo cảm nhận của mình 0,5 7 C 0,5 8 C 0,5 9 D 0,5 Động từ: rớm, vào, rửa, dán, ra, đập (sai/thiếu 1 1,0 10 động từ trừ 0,15 điểm) HS đặt được 1 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu có dấu chấm trừ 0,2 điểm 8 1,0 VD: Sáng nào cũng vậy, nắng luôn ghé vào cửa lớp cùng chúng em học bài. II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm Câu Mức độ yêu cầu Điểm
- Đề 1: Em hãy viết bài văn miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó hoặc từng nhìn thấy và có ấn tượng đặc biệt * Bài văn đảm bảo các yêu cầu như sau: - Biết trình bày bài văn theo đúng cấu tạo của bài văn miêu tả 10 con vật theo yêu cầu đề bài. Câu văn đúng ngữ pháp, biết dùng từ ngữ có hình ảnh, câu văn sinh động chữ viết sạch đẹp - Giới thiệu được con vật theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Mở bài 1,0 - Diễn đạt rõ nghĩa, sử dụng từ ngữ phù hợp, các câu có sự liên kết. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động... của con vật. - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật + Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. + Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, Thân bài đuôi... 7,0 - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật - Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. Nêu suy nghĩ, cảm xúc... về con vật theo cách kết bài mở Kết bài 1,0 rộng hoặc không mở rộng Trình bày được bài văn theo cấu trúc bài văn tả con vật, miêu tả theo trình tự nhất định, trong bài có sử dụng biện Kĩ năng pháp nghệ thuật, có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. 0,5 viết văn - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng thể thức. Cảm - Bài viết có cảm xúc, bày tỏ được tình cảm với con vật xúc, được tả một cách tự nhiên. 0,5 sáng tạo - Bài viết có sự diễn đạt sáng tạo. Đề 2: Em hãy viết một bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em. * Viết được bài văn có bố cục rõ ràng, đúng yêu cầu thuật lại một giờ học đáng nhớ. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu 10 trong bài. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… Giới thiệu về tiết học mà em nhớ và có kỉ niệm. Mở bài 1,0 + Kể lại các chi tiết của lớp trước khi vào tiết học: + Kể lại các hình ảnh trong khi học: Thân bài 7,0 + Kể lại hình ảnh kết thúc tiết học Kết bài Nêu cảm nghĩ về tiết học. Bày tỏ cảm xúc của mình với 1,0
- thầy cô, bạn bè ra sao? Trình bày được bài văn theo cấu trúc bài văn thuật lại 1 giờ học, theo trình tự nhất định, trong bài có sử dụng biện Kĩ năng pháp nghệ thuật, có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. 0,5 viết văn - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng thể thức. Cảm - Bài viết có cảm xúc, bày tỏ được tình cảm về tiết học xúc, một cách tự nhiên. 0,5 sáng tạo - Bài viết có sự diễn đạt sáng tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 436 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn