intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo

  1. MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I - LỚP 5 NĂM HỌC 2024 – 2025 ( Theo Thông tư 27) I. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA Mức độ nhận thức (Theo Thông tư 27) Tổng Mảng kiến thức điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng A. KIỂM TRA ĐỌC 10 điểm Phần I: Đọc thành tiếng 3.0 điểm Phần II: Đọc hiểu 7.0 điểm - Văn bản văn học. - Xác định được - Hiểu nội dung của - Biết liên hệ những 5.0 - Văn bản thông hình ảnh, nhân vật, đoạn, bài đã đọc, điều đọc được với tin chi tiết có ý nghĩa hiểu ý nghĩa của bản thân và thực tế. trong bài đọc. bài. - Tìm được một cách - Nhận biết được - Giải thích được kết thúc khác cho câu văn bản viết theo chi tiết trong bài chuyện. tưởng tượng hay bằng suy luận trực - Nêu những điều học viết về người thật, tiếp hoặc rút ra được từ câu chuyện; việc thật. thông tin từ bài đọc. lựa chọn điều tâm đắc nhất và giải thích - Nhận biết được vì sao. thời gian, địa điểm - Nêu được những của câu chuyện. thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản. - Kiến thức TV - Tìm đúng câu có - Hiểu nghĩa và sử - Đặt câu với từ đồng 2.0 hình ảnh so sánh dụng được một số nghĩa, đa nghĩa. hoặc nhân hóa từ ngữ (từ, thành - Vận dụng các biện trong bài đọc. ngữ, tục ngữ) thuộc pháp nghệ thuật, các - Xác định được các chủ điểm: Thế từ ngữ đồng nghĩa để danh từ, động từ, giới tuổi thơ; Thiên viết lại câu văn hay tính từ, đại từ, kết nhiên kì thú; Trên hơn. từ, từ đồng nghĩa, con đường học tập; - Vận dụng các từ từ đa nghĩa trong Nghệ thuật muôn ngữ thuộc chủ điểm văn bản; tác dụng màu. đã học, các từ ngữ của dấu gạch - Tìm được các từ đồng nghĩa để đặt ngang, biện pháp đồng nghĩa với từ câu, viết đoạn văn điệp từ, điệp ngữ. đã cho; từ đa nghĩa . theo yêu cầu. Tổng số câu 6 3 2 Tổng số điểm 3.5 2.0 1.5 B. KIỂM TRA VIẾT 10 điểm
  2. Viết đoạn văn: - Viết đoạn văn - Biết cách diễn đạt, - Diễn đạt ý chân - Nêu tình cảm, cảm đúng thể loại, dùng từ. thực, tự nhiên. xúc của bản thân đúng nội dung và - Câu văn ngắn gọn, - Câu văn có hình trước một bài thơ, có bố cục rõ rõ ý, viết theo trình ảnh, sinh động, giàu một câu chuyện. ràng. tự hợp lý. cảm xúc. Biết vận - Giới thiệu một dụng các biện pháp nhân vật trong một nghệ thuật tu từ viết. cuốn sách, bộ phim hoạt hình đã xem. Viết bài văn: - Viết bài văn - Biết cách diễn đạt, - Diễn đạt ý chân - Kể chuyện sáng đúng thể loại, dùng từ. thực, tự nhiên. tạo đúng nội dung và - Câu văn ngắn gọn, - Câu văn có hình có bố cục rõ viết theo trình tự ảnh, sinh động, giàu - Tả phong cảnh ràng. hợp lý. cảm xúc. Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ để viết. Tổng số câu 1 Tổng số điểm 10 II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng thức Số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc - hiểu (7 điểm) Đọc hiểu Số câu 05 câu 1 câu 2 câu 1 câu 6 câu 2 câu văn bản Câu 1, Câu số Câu 6 Câu 7 Câu 8 (5 điểm) 2,3,4,5 0,5 1 3 điểm 2 điểm Số điểm 2,5 điểm 1điểm điểm điểm Kiến thức Số câu 1 câu 1 câu 2 câu TV Câu số Câu 9 Câu 10 Câu 11 (2 điểm) 1 0,5 1,5 Số điểm 0,5điểm 0,5điểm điểm điểm điểm Số câu 6 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu 7 câu 4 câu 0,5 0,5 3,5 3,5 Tổng Số điểm 3,0 điểm 2 điểm 1 điểm điểm điểm điểm điểm Tỉ lệ% 50% 35,7% 14,3% 50% 50%
  3. Trường tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I coi Người Người chấm SBD: ........ Phòng thi: ..... NĂM HỌC 2024 - 2025 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên) Môn: Tiếng việt - Lớp 5 Điểm: ....................... (Thời gian làm bài 90 phút Không kể thời gian phát đề) Bằng chữ: ......................... I. KIỂM TRA VIẾT: ..... điểm Lựa chọn một trong hai đề văn sau Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình. Đề 2: Em hãy tả cảnh quê em vào mùa em thấy đẹp nhất.
  4. II. KIỂM TRA ĐỌC: ..... điểm 1. Đọc thành tiếng: ..... điểm 2. Đọc hiểu: ..... điểm a) Đọc thầm bài văn sau: Miếng bánh mì cháy Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.” Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.” Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.” (Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song) b) Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi: Câu 1. Món ăn trong bữa cơm tối mà tác giả nhắc đến là: A. Bánh mì và sữa C. Bánh mì cháy đen B. Bánh mì cháy xén D. Bánh mì cháy và sữa Câu 2. Trong khi ăn bánh người bố hỏi con chuyện gì? A. Hỏi con rằng bánh mì ăn có ngon không. B. Hỏi con xem có thấy bánh mì cháy không. C. Hỏi về việc học trên trường của con. D. Hỏi về cô giáo chủ nhiệm của con Câu 3. Tối đó, điều gì làm tác giả không bao giờ quên?
  5. A. Món bánh mì cháy đen của mẹ C. Lời dặn dò của cha với tác giả B. Câu xin lỗi mẹ nói với ba D. Những gì cha nói với mẹ Câu 4. Theo người cha, điều thực sự gây tổn thương cho người khác là: A. Không biết cảm thông với lỗi lầm của họ. B. Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt. C. Thái độ cáu gắt khi không vừa ý. D. Không tôn trọng sự khác biệt ở họ. Câu 5. Người bố đã dạy cho người con bài học gì? A. Cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. B. Học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. C. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. D. Tất cả các đáp án trên Câu 6. Qua câu chuyện trên em đã học được điều gì? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 7. Câu văn nào có hình ảnh so sánh? A. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. B. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. C. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác. Câu 8. Điệp từ, điệp ngữ trong đoạn văn sau là: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. A. Vàng, trắng, đen B. Khoảnh khắc, long lanh, hây hẩy C. Mùa thu, mưa tuyết, gió xuân D. Thoắt cái, những Câu 9. Tìm và viết lại kết từ trong câu văn sau: "Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.” ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 10. Tìm 4 từ ngữ chỉ đức tính của người mẹ? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 11. Đặt 2 câu có chứa từ “cháy”, trong đó 1 câu mang nghĩa gốc, 1 câu nghĩa mang chuyển.
  6. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc 1 trong 10 bài sau và trả lời câu hỏi: PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc 1 trong 5 bài sau và trả lời câu hỏi: 1. Bài đọc: Chuyện một người thầy Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ con đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi, dạy các em múa hát, diễn kịch, tổ chức cho các em làm nương, bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Theo Đỗ Doãn Hoàng (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) - Câu hỏi: Thầy Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học? 2. Bài đọc : Lớp trưởng lớp tôi. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, tụi con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc bình luận sôi nổi. Lâm "Voi" nói to tướng lên: - Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chẳng có dáng tí nào! Quốc "Lém" lên tiếng: - Lớp trưởng phải nhanh nhảu cái Vân thì cạy răng chẳng nói nửa lời. Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cách chăm chỉ chứ chẳng học hơn tôi. Theo Lương Tố Nga (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) - Câu hỏi: Vì sao Vân được bầu làm lớp trưởng một số bạn cảm thấy không tin tưởng? 3. Bài đọc: Tình bạn Hè năm nay, Nam được về quê chơi. Nam quen An qua mục " Góc sáng tạo" của báo Thiếu niên Tiền Phong hồi năm ngoái. Khi ấy, cả hai đứa đều tham gia thi ý tưởng về chủ đề "Em yêu môi trường quê em". Chẳng hiểu thế nào mà một đứa ở đồng rừng, một đứa ở ven biển lại có ý tưởng thả bèo trên các ao hồ bị ô nhiễm, bèo sẽ lọc được cặn bẩn trong nước, tạo ra một mặt bể xanh, bảo vệ các loài thủy sinh trong ao hồ không bị chết vì nắng nóng. Theo Phạm Vân Anh
  7. (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) - Câu hỏi: Nam và Vân trở thành bạn của nhau trong hoàn cảnh nào? 4. Bài đọc: Cây phượng xóm Đông Tối thứ 7, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lũ trẻ xóm Đông tụ tập ở một góc phượng đầu xóm để nô đùa. Bỗng, Hùng xuất hiện, giọng hớt hải: " Nguy rồi! Các cậu ơi! Cây phường này sẽ bị chặt để xã mở rộng đường. Chú Tâm nói với bố tớ như vậy!" Cây phượng đã có từ lâu rồi, gốc cây xù xì cảnh lá xanh xum xuê, rợp mát cả một vùng, bọn con trai chơi gọi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi truyền nhảy dây, chơi ô ăn quan ở dưới gốc phượng. Theo Phạm Thị Bích Hường (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) - Câu hỏi: Các bạn nhỏ xóm Đông lo lắng điều gì? 5. Bài đọc: Cô giáo em Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc một thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng. Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng. Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng. Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn. Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến. Cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi. (Theo Trần Lưu Phương) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) - Câu hỏi: Bạn nhỏ được học cô Hằng năm học nào? 6. Bài đọc: Cậu bé Kơ Sung Kơ Sung sống cùng bố mẹ, Anh Kơ Choi và chị Hơ Giông ở một buôn làng vùng Tây Nguyên. Kơ Sung chỉ có một chân nên đi lại khó khăn. Vì thế, mọi người rất thương và cưng chiều cậu. Mùa thu hoạch cà phê đến, bố mẹ tất bật đi từ sớm. Trước khi đi, mẹ dặn: - Hơ Giông ơi, con ở nhà nấu cơm. Còn Kow Choi, con cho lợn gà ăn nhé! Kơ Sung hí hửng đợi xem mẹ bảo mình làm gì. Nhưng mẹ chỉ dặn: - Kơ Sung, con đừng đi lại lung tung kẻo ngã! ( Theo Lê Anh Vinh, Bùi Thị Diển) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) Câu hỏi: Vì sao mọi người rất thương và cưng chiều Kơ Sung?
  8. 7. Bài đọc: Cô giáo em Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc một thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng. Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng. Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng. Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn. Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến. Cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi. (Theo Trần Lưu Phương) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) Câu hỏi: Bạn nhỏ được học cô Hằng năm học nào? 8. Bài đọc: Mưa Sài Gòn Người ta thường biết đến Sài Gòn với những ngày nắng chói chang, những trưa hè bỏng da trên từng con phố, hay về sự ồn ào, hối hả và cả những giờ tan tầm kẹt xe, khói bụi,…nhưng ít ai nghĩ về mưa. Ấy vậy mà chiều nay, Sài Gòn bất chợt mưa. “Đột ngột”, “vội vàng”, “ráo riết”, “chợt đến chợt đi” là những từ ngữ mà người ta thường nói về mưa Sài Gòn. Có những buổi sáng trời Sài Gòn trong vắt, nắng chói chang, tưởng hôm nay sẽ là một ngày nắng to. Nhưng không phải vậy, đang nắng chói chang đấy, bất chợt lại mưa ngay. (Theo Hà Linh) (Nguồn Sách Cánh diều Tiếng Việt 5-Tập 1) Câu hỏi: Đặc điểm của mưa Sài Gòn được thể hiện ở những từ ngữ nào? 9. Bài đọc: Rét ngọt Vào độ tháng Chạp, bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xòa hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ. Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối. Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phên bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô. (Nguyễn Thị Việt Hà) (Nguồn Sách Chân trời sáng tạo, Tiếng Việt 5-Tập 1) Câu hỏi: Bà chọn loại gạo nếp nào để làm chè lam? 10. Bài đọc: Chim họa mi hót
  9. Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Theo Ngọc Giao Câu hỏi: Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót? TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VĨNH BẢO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I LỚP 5 - NĂM HỌC 2024 - 2025 I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng một đoạn và trả lời một câu hỏi nội dung đoạn đọc : 3 điểm - Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 1 phút. - Giáo viên dùng phiếu học sinh để ghi kết quả đánh giá. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. - Nội dung chấm cụ thể như sau: *Cách cho điểm: ( Theo bảng sau) Nội dung Điểm tối đa đánh giá đọc thành tiếng Yêu cầu (3,0 điểm) - Tư thế tự nhiên, tự tin. 1. Tư thế và cách đọc - Đọc diễn cảm tốt, phù hợp nội dung và văn phong. 0,5 điểm - Đọc đúng từ, phát âm rõ. 2. Đọc đúng âm, vần, từ - Thể hiện cảm xúc qua nhấn nhá từ ngữ. 0,5 điểm 3. Tốc độ đọc(tiếng/phút) - 90 – 100 tiếng/phút. 0,5 điểm
  10. - Ngắt nghỉ đúng văn phong khác nhau. 4. Ngắt hơi, ngắt nhịp - Nhấn nhá tự nhiên theo ngữ cảnh. 0,5 điểm - Đọc diễn cảm thành thạo, thể hiện 5. Đọc diễn cảm tốt sắc thái nội dung. 0,5 điểm 6. Trả lời câu hỏi nội dung bài đọc - Trả lời rõ ràng, phân tích sâu nội dung. 0,5 điểm Trả lời câu hỏi Bài đọc Câu hỏi Đáp án Điểm Thầy Bôn gặp những Cả lớp chỉ có một hộp Chuyện một người khó khăn gì ở nơi dạy phấn và một quyển sách học? vỡ lòng 1,0 - Lớp chưa có giấy bút thầy - Không có đồ chơi, đồ dùng Vì sao Vân được bầu Khi Vân mới được bầu làm lớp trưởng một số làm lớp trưởng, một số bạn cảm thấy không bạn cảm thấy không tin tin tưởng? tưởng vì Vân vừa gầy Lớp trưởng lớp tôi 1,0 vừa thấp bé, ít nói và chăm chỉ chứ không không học giỏi. Nam và An trở thành Nam và An quen nhau qua bạn của nhau trong mục “Góc sáng tạo” của Tình bạn hoàn cảnh nào? báo Thiếu niên Tiền 1,0 phong khi cùng tham gia thi ý tưởng về chủ đề “Em yêu môi trường quê em”. Các bạn nhỏ xóm Các bạn nhỏ xóm Đông Cây phượng xóm Đông lo lắng điều gì? lo lắng cây phượng đầu Đông 1,0 xóm sẽ bị chặt để mở rộng đường Bạn nhỏ được học cô Bạn nhỏ được học cô Cô giáo em 1,0 Hằng năm học nào? Hằng hai năm cuối cấp Vì sao mọi người rất Mọi người rất thương và thương và cưng chiều cưng chiều Kơ Sung vì Cậu bé Kơ Sung Kơ Sung? 1,0 Kơ Sung chỉ có một chân nên đi lại khó khăn.
  11. Đặc điểm của mưa Sài Đặc điểm của mưa Sài Gòn được thể hiện ở Gòn được thể hiện ở Mưa Sài Gòn những từ ngữ nào? những từ ngữ: “Đột 1,0 ngột”, “vội vàng”, “ráo riết”, “chợt đến chợt đi”. Bà chọn loại gạo nếp Bà chọn thóc nếp cái hoa Rét ngọt nào để làm chè lam? vàng hoặc nếp nhung. 1,0 Vào mỗi buổi chiều, Chim họa mi thường bay chim họa mi thường Chim họa mi hót đến bụi tầm xuân trong bay đến đâu để hót? 1,0 vườn để hót. 2. Đọc hiểu văn bản + kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm Câu Đáp án Điểm 1 C 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 D 0,5 6 HS viết theo cảm nhận của mình 1,0 VD. Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông là bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. 7 A 0,5 8 D 0,5 9 và, với, với( tìm đúng 1 từ được 0,15 điểm) 0,5 10 - Tìm đúng 1 từ được 0,25 điểm: VD: hiền dịu, dịu 1,0 dàng, nhân hậu, hiền từ, cần cù, đảm đang, chịu thương, chịu khó, cần mẫn…… 11 - Đặt đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ đi 0,1 điểm 1,0
  12. II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm Câu Mức độ yêu cầu Điểm Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình. * Bài văn đảm bảo các yêu cầu như sau: 8,0 - Biết trình bày bài văn theo đúng cấu tạo của bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình theo yêu cầu đề bài. Câu văn đúng ngữ pháp, biết dùng từ ngữ có hình ảnh, câu văn sinh động chữ viết sạch đẹp Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về 1,0 Mở đoạn bài thơ nói về tình cảm gia đình Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ về tình cảm gia 5,0 Triển đình (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,…) khai và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ. Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm 1,0 Kết thúc xúc của em đối với bài thơ. Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về gia 0,5 đình theo trình tự nhất định, trong bài có sử dụng biện Kĩ năng pháp nghệ thuật, có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. viết văn - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng thể thức. Cảm - Bài viết có cảm xúc, bày tỏ được tình cảm về gia đình 0,5 xúc, một cách tự nhiên. sáng tạo - Bài viết có sự diễn đạt sáng tạo. Đề 2: Em hãy tả cảnh quê em vào mùa em thấy đẹp nhất. * Viết được bài văn có bố cục rõ ràng, đúng yêu cầu tả lại 8,0 cảnh quê em vào một mùa em thấy đẹp nhất. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? 1,0 Mở bài Vào mùa nào? Thân bài - Tả bao quát:Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh 5,0 (rộng, hẹp...) như thế nào? - Tả chi tiết:Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời
  13. gian, màu sắc, hương vị… Sinh hoạt của con người trong cảnh Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều 1,0 Kết bài kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...) Trình bày được bài văn theo cấu trúc bài văn tả cảnh, theo 0,5 trình tự nhất định, trong bài có sử dụng biện pháp nghệ Kĩ năng thuật, có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. viết văn - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng thể thức. Cảm - Bài viết có cảm xúc, bày tỏ được tình cảm về quê hương 0,5 xúc, một cách tự nhiên. sáng tạo - Bài viết có sự diễn đạt sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2