intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: VẬT LÍ 9 Thời gian: 45 phút Hình thức kiểm tra: 30% trắc nghiệm, 70% tự luận A. ĐỀ CƯƠNG I. Kiến thức 1. Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. 2. Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. 3. Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. 4. Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. 5. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. 6. Nhận biết được các loại biến trở. 7. Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng. 8. Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. 9. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. 10. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. 11. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len.xơ. 12. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. 13. Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. 14. Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. 15. Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ. 16. Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. 17. Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. II. Kĩ năng 1. Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. 2. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần. 3. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. 4. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn. 5. Vận dụng được công thức R = và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. 6. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. 7. Vận dụng được định luật Ôm và công thức R = để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. 8. Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được các công thức = UI, A = t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. 9. Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. 10. Xác định được các từ cực của kim nam châm. 11. Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. 12. Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí. 13. Giải thích được hoạt động của nam châm điện. 14. Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. 15. Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua. 16. Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
  2. 17. Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. B. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ LỚP 9 Nhận Thông Vận Cộng biết hiểu dụng Tên Cấp độ Cấp độ chủ đề TNKQ TL TNKQ TL thấp cao TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: 1. Công thức tính 3. Tính điện trở 4. Áp dụng định luật Ôm tính toán Điện trở điện trở dây dẫn tương đương đoạn cho đoạn mạch khi khóa k mở và dây dẫn - 2. Công thức định mạch có hai điện đóng. Định luật luật ôm cho đoạn trở mắc song song Ôm cho mạch nối tiếp đoạn mạch (13 tiết) Số câu 2 1 1 1 5 hỏi Số 3,5 1,0 0,5 1 1,0 điểm (35%) Chủ đề 2: 5. Nêu nội dung Công - định luật Jun – Công Lenxơ, suất điện -viết hệ thức và áp - Định dụng tính toán luật Jun – diện năng, công Lenxơ (9 suất, nhiệt lượng tiết) Số câu 1 1 2 hỏi Số 2,5 2,0 0,5 điểm (25%) Chủ đề 7. Xác 9.1. 8. Hiểu 9.2. Áp 3: Từ định Nêu được dụng trường cực từ quy tắc nguyên quy tắc của của nắm nhân nắm tay nam thanh bàn tay xuất phải và châm nam phải và hiện bàn tay và châm quy tắc dòng trái làm dòng khi biết bàn tay điện bài tập điện - chiều trái cảm Hiện của ứng tượng đường cảm sức từ ứng điện từ (14 tiết) Số câu 1 1/2 1 1/2 3 hỏi Số 4,0 0,5 1,5 0,5 1,5 điểm (40%) TS câu 3 0 2 1 1 1 0 1 9 hỏi 10 TS điểm 3,0 3,0 1,0 (100%)
  3. Trường THCS Kiểm tra: Học kỳ I Nguyễn Huệ Môn: Vật lý Họ tên: Thời gian: 45 phút ……………………… …… Lớp:9A….. Chữ ký giám khảo Điểm Lời phê Chữ ký giám thị A. Trắc nghiệm:(3đ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Hãy khoanh vào chữ cái đầu câu mà em chọn Câu 1:[NB]Khi để tự do kim nam châm luôn chỉ hai hướng đó là? A. Nam - Đông B. Nam – Tây C. Tây – Bắc D. Nam–Bắc Câu 2:[NB] Dungj cụ nào sau đây không phải là động cơ điện một chiều? A. Đồng hồ treo tường B. Xe đạp điện C. Quạt điện treo tường D. Xe điều khiển Câu 3:[TH] 1Jun bằng bao nhiêu Calo? A. 0,24 B. 4,166 C. 4,016 D. 0,42 Câu 4: [VD] Một bóng đèn có ghi 220V-40W Khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là? A. 5,5A B. 0,18A C. 1A D. 7,2A Câu 5. [NB] Đơn vị nào sau đây dùng để đo hiệu điện thế? A. Vôn B. Ampe C. Jun D. Oát Câu 6: [NB] Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào? A. Hiệu điện thế B.Cường độ dòng điện C.Vật liệu làm dây D. Cả 3 yếu tố. B. Tự luận: (7đ) Câu 7:Nêu kết luận và viết công thức về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc nối tiếp ?(2đ) Câu 8: (2đ) a/ Phát biểu quy tắc nắm tay phải? b/Làm thí nghiệm treo thanh nam châm gần một ống dây hình 1. Đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?Giải thích (Làm trực tiếp trên hình vẽ) Câu 9: Dùng quy tắc bàn tay trái xác định các yếu tố còn thiếu sau: (1đ) (Làm trực tiếp trên hình vẽ) Câu 10: (2 điểm):Một bếp điện có ghi 220V – 1000W, HĐT sử dụng là 220V Dùng bếp điện trên để đun sôi nước có nhiệt độ ban đầu là 20 0C, thời gian đun sôi nước là 20 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Hiệu suất của bếp điện là 84%. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích. a/ Tính nhiệt lượng của bếp điện tỏa ra.(0,5đ) b/ Tính nhiệt lượng của nước thu vào.(0,5đ) c/ Tính khối lượng nước cần đun sôi.(0,5đ) d/ Một ngày trung bình sử dụng bếp điện trên để đun sôi 6 lít nước. (Điều kiện giống với các câu trên). Tính tiền điện phải trả cho bếp điện sư dụng trong tháng 1? Biết 1Kwh giá 1500đ (0,5đ) BÀI LÀM. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
  4. ………………………………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D C B A A C II. TỰ LUẬN (7 điểm): Câu Nội dung Điểm Trong đoạn mạch mắc nối tiếp: - CĐDĐ có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2. 0,75đ 7 - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai 0,75đ (2 điểm) đầu mỗi điện trở: U = U1 + U2 - Điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần: R = R1 + R2 0,5đ Quy tắc nắm tay phải. a/ Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện 1đ chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ 8 trong lòng ống dây. (2 điểm) b/ Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định được từ cực của đầu gần thanh 0,5đ nam châm là cực Bắc (N) nên đẩy thanh nam châm. (Biểu diễn lên hình) - Vẽ đúng hình 0,5đ 9 Mỗi câu làm đúng đươc 0, 5đ 1đ (1 điểm) a/ Q tỏa = P.t = 1000.1200 = 1 200 000 J 0,5đ 10 b/H = Q thu / Q tỏa => Q thu = H. Q tỏa = 1 008 000J 0,5đ (2 điểm) c/ Q thu = mc (t2 – t1) => m= 1008000/ 4200.80 = 3Kg 0,5đ d/ Tiền phải trả 31000đ 0,5đ GIÁO VIÊN RA ĐỀ NGUYỄN THỊ THANH THÚY
  5. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9a1 Câu 1:Nêu kết luận và viết các công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song. Câu 2: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái. Câ u 3: Các công thức của định luật Ôm, định luật Jun – Len Xơ, công thức công suất, điện năng… Câu 4: Bài tập về quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Câu 5: Bài tập về định luật Jun – Len Xơ. …………………………………………………………………………………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9a2 Câu 1:Nêu kết luận và viết các công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song. Câu 2: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái . Câ u 3: Các công thức của định luật Ôm, định luật Jun – Len Xơ, công thức công suất, điện năng… Câu 4: Bài tập về quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Câu 5: Bài tập về định luật Jun – Len Xơ. …………………………………………………………………………………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9a3 Câu 1:Nêu kết luận và viết các công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song. Câu 2: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái . Câ u 3: Các công thức của định luật Ôm, định luật Jun – Len Xơ, công thức công suất, điện năng… Câu 4: Bài tập về quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Câu 5: Bài tập về định luật Jun – Len Xơ. …………………………………………………………………………………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9a4 Câu 1:Nêu kết luận và viết các công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song. Câu 2: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái . Câ u 3: Các công thức của định luật Ôm, định luật Jun – Len Xơ, công thức công suất, điện năng… Câu 4: Bài tập về quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Câu 5: Bài tập về định luật Jun – Len Xơ. …………………………………………………………………………………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9a5 Câu 1:Nêu kết luận và viết các công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song. Câu 2: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái . Câ u 3: Các công thức của định luật Ôm, định luật Jun – Len Xơ, công thức công suất, điện năng… Câu 4: Bài tập về quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Câu 5: Bài tập về định luật Jun – Len Xơ. …………………………………………………………………………………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9a6 Câu 1:Nêu kết luận và viết các công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song. Câu 2: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái .
  6. Câ u 3: Các công thức của định luật Ôm, định luật Jun – Len Xơ, công thức công suất, điện năng… Câu 4: Bài tập về quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Câu 5: Bài tập về định luật Jun – Len Xơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
125=>2