intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP Môn: Công nghệ - Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:…….. /5/2024. Họ và tên: Điểm: Nhận xét của GV: ................................................................... Lớp: 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng (A hoặc B,C,D) trong các câu sau: Câu 1: Đâu là chức năng của mô đun cảm biến độ ẩm? A. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự động. B. Thiết kế mạch tưới nước tự động. C. Thiết kế mạch điều khiển nhiệt độ tự động. D. Thiết kế mạch báo hiệu có khí. Câu 2: Hình ảnh sau là phần tử nào trong mạch điện điều khiển? A. Rơ le điện. B. Nguồn một chiều. C. Công tắc hai cực. D. Cảm biến độ ẩm. Câu 3: Quan sát hình vẽ sau và cho biết chức năng của mạch điều khiển? A. Đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng. B. Đèn tự động sáng/tối khi nhiệt độ thấp/cao hơn một giá trị nhất định. C. Động cơ bơm nước hoạt động/dừng hoạt động khi độ ẩm thấp/cao. D. Đèn tự động sáng khi có người lại gần và tự động tối khi ra xa. Câu 4: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện? A. Kĩ sư điện. B. Kĩ thuật viên kết cấu. C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện. D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện. Câu 5: Đâu không phải công việc cụ thể của thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện? A. Thợ sửa chữa điện gia dụng.
  2. B. Thợ lắp ráp điện. C. Thợ lắp đặt đường dây điện. D. Thợ sửa chữa động cơ phương tiện giao thông. Câu 6: Yêu cầu "Có trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ trung cấp hoặc cao đẳng" là yêu cầu của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí? A. Kĩ sư điện. B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện. C. Thợ sửa chữa. D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện. Câu 7: Một bạn học sinh thích nghiên cứu, tư vấn, thiết kế chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện, linh kiện, động cơ và thiết bị. Dựa vào kiến thức đã học, theo em, bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề nào? A. Kĩ sư điện. B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện. C. Thợ sửa chữa. D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện. Câu 8: Một người thích vận hành, bảo trì và sữa chữa thiết bị điện, cơ sở và hệ thống phân phối thì phù hợp với ngành nghề nào? A. Kĩ sư điện. B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện. C. Thợ sửa chữa. D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện. Câu 9: Muốn theo học ngành nghề: Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện, người học cần: A. Đọc được bản vẽ kĩ thuật. B. Có sức khoẻ tốt. C. Trình độ học vấn 12/12. D. Biết lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện. Câu 10: Đâu không phải là vai trò phát triển công nghệ của thiết kế kĩ thuật? A. Thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm mới dựa trên công nghệ, kĩ thuật mới. B. Thiết kế sử dụng những giải pháp công nghệ mới nhất để gia tăng chất lượng và năng suất của sản phẩm, qua đó giúp công nghệ ngày càng phát triển. C. Quá trình thiết kế kĩ thuật, cải tiến những sản phẩm đã có, giúp sản phẩm trở nên thuận tiện hơn cho người sử dụng. D. Giúp bảo trì hệ thống máy móc và các thiết bị điện. Câu 11: Đâu không phải mục đích của thiết kế kĩ thuật? A. Lập hồ sơ thiết kế gồm các bản vẽ kĩ thuật và thuyết minh có liên quan. B. Giúp nhà sản xuất trong chế tạo, thi công tạo ra sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu. C. Giúp cho người chuyên môn và người sử dụng trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm. D. Tạo dựng môi trường sống của con người tốt hơn và phát triển sản xuất. Câu 12: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không liên quan đến thiết kế kĩ thuật? A. Nhà thiết kế và trang trí nội thất. B. Kĩ sư cơ khí. C. Kiến trúc sư xây dựng. D. Người vẽ bản đồ. Câu 13: Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến thiết kế kĩ thuật?
  3. A. Kiểm tra an ninh hàng không. B. Kiến trúc sư cảnh quan. C. Nhà thiên văn học. D. Lắp ráp ô tô. Câu 14: Bước nào trong quy trình thiết kế kĩ thuật thể hiện tính sáng tạo của người thiết kế? A. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí. B. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp. C. Xây dựng nguyên mẫu. D. Thử nghiệm, đánh giá. Câu 15: Đâu không phải là công việc của bước thử nghiệm, đánh giá trong thiết kế kĩ thuật? A. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật để làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm. B. Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để xác định sự phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra. C. Hoàn thiện phương án thiết kế. D. Lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16 (1,0 điểm): Em hãy cho biết mục đích của thiết kế kĩ thuật? Câu 17 (1,0 điểm): Thiết kế kĩ thuật gồm những bước cơ bản nào? Câu 18 (3,0 điểm): Quan sát hình ảnh ở hình 1 và 2, em hãy cho biết: a) Tên sản phẩm thiết kế? b) Phân tích các bước cơ bản thiết kế sản phẩm đó? ----------&Hết&---------- 1 2
  4. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án đúng: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A C B D B A B D D D D B B D (*Lưu ý: Nếu HS chọn 2 đáp án trong một câu thì không tính điểm) II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm - * Mục đích của thiết kế kĩ thuật: - Nhằm tìm kiếm những ý tưởng và giải pháp, thể hiện dưới 0.5 Câu 16:(1,0 đ) dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. - Giúp đáp ứng nhu cầu của con người, giải quyết các vấn 0.5 đề trong đời sống và sản xuất. Câu 17:(1,0 đ) * Thiết kế kĩ thuật gồm các bước cơ bản: + Bước 1: Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của 0,2 sản phẩm. + Bước 2: Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải 0,2 pháp. + Bước 3: Xây dựng nguyên mẫu. 0,2 + Bước 4: Thử nghiệm và đánh giá. 0,2 + Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật. 0,2 a) Tên sản phẩm: Ghế xếp gọn. 0,5 b) Các bước thiết kế sản phẩm: - Bước1. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí: Xác định rõ 0,5 vấn đề và đưa ra tiêu chí cần đạt của sản phẩm như: Chức năng, độ bền, tính thẩm mỹ, giá thành, khối lượng, kích thước, kiểu dáng, … - Bước 2. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp: Tổng hợp 0,5 Câu 18: (3,0 đ) thông tin khoa học liên quan đến sản phẩm. Đề xuất giải pháp; đánh giá ưu và nhược điểm của giải pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu. - Bước 3. Xây dựng nguyên mẫu: Xác định kết cấu, chuẩn 0,5 bị, tính toán vật liệu, lập kế hoạch và tiến hành chế tạo mẫu. - Bước 4. Thử nghiệm và đánh giá: Đánh giá mức độ đáp 0,5 ứng các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm, xác định những bộ phận trong thiết kế chưa phù hợp để có những hiệu chỉnh cải tiến. - Bước 5. Lập hồ sơ kĩ thuật: Gồm bản vẽ kĩ thuật để chế 0,5 tạo sản phẩm và các tài liệu liên quan đến hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành và sửa chữa sản phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2