intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II THỊ HỒNG GẤM NĂM HỌC 2023-2024 Họ và MÔN: CÔNG NGHỆ – Lớp: 8 tên: .................................. ........................... Lớp: ..... Thời gian làm bài: ....... phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước một ý trả lời đúng trong mỗi câu sau đây: Câu 1: Trong các ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí? A. Kĩ sư cơ khí B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện C.Thợ luyện kim loạiD. Kĩ thuật viên nông nghiệp Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn điện? A. Sửa chữa điện khi đã cắt nguồn điện. B. Tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện. C. Đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất. D. Lại gần nơi có điện thế nguy hiểm. Câu 3: Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng làm gì? A. Sơ cứu nạn nhân tại chỗ B. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân Câu 4: Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần A. sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện. B. đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất. C. kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng. D. lại gần lưới điện cao áp và trạm biến áp. Câu 5: Nguồn điện là? A. Rơ le điện B. Dây dẫn, cáp điện C. Cầu dao điện D. Pin Câu 6: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là gì? A. Cảm biến ánh sáng B.Mô đuncảm biến ánh sáng C. Mô đun cảm biến nhiệt độ D.Cảm biến độ ẩm Câu 7: Trong mạch điện, nguồn điện có chức năng là? A. Cung cấp năng lượng điện cho mạch điện hoạt động. B. Đóng, cắt mạch, điều khiển và bảo vệ mạch khi gặp sự cố. C. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện. D. Chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau Câu 8. Hãy lựa chọn mô đun cảm biến phù hợp cho tình huống: Quạt tự động bật khi trời nóng và tắt khi trời mát A. Mô đun cảm biến hồng ngoạiB. Mô đun cảm biến nhiệt độ C. Mô đun cảm biến ánh sángD. Mô đun cảm biến độ ẩm Câu 9:Căn cứ vào đâu để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện? A. Sở thích. B. Khả năng. C. Sở thích và khả năng. D. Năng lực Câu 10: Để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đánh giá bản thân qua các yêu cầu nào? A. Phẩm chất của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện. C. Đam mê B. Năng lực cụ thể của ngành nghề. D. Phẩm chất và năng lực cụ thể của ngành nghề Câu 11. Đâu là nghề cụ thể của kĩ thuật viên kĩ thuật điện? A. Kĩ sư cơ điện B. Kĩ sư điện tử C. Kĩ thuật viên truyền tải điện D. Kĩ sư sản xuất điện Câu 12. Đâu không phải công việc cụ thể của thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện? A. Thợ sửa chữa điện gia dụng. C. Thợ lắp đặt đường dây điện B. Thợ sửa chữa động cơ phương tiện giao thông. D. Thợ lắp ráp điệnthiết bị điện
  2. Câu 13. Mục đích của thiết kế kĩ thuật là để A. sản xuất nhiều hàng hoá hơn. B. tìm kiếm các ý tưởng và giải pháp để giải quyết các vấn đề trong đời sống và sản xuất. C. thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. D. quảng cáo sản phẩm. Câu 14: Hai vai trò chính của thiết kế kĩ thuật là? A. Phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.B. Phát triển sản phẩm và phát triển nông nghiệp. C. Phát triển nông nghiệp và phát triển đời sống.D. Phát triển đời sống và phát triển sản phẩm. Câu 15: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không liên quan đến thiết kế kĩ thuật? A. Nhà thiết kế và trang trí nội thất. B. Kĩ sư cơ khí.C. Kiến trúc sư xây dựng. D. Người vẽ bản đồ. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 16. (1,0 điểm)Vạch dấu là gì? Nêu kĩ thuật vạch dấu. Câu 17. (1,0 điểm)Em hãy môtảcácbước cơbảntrongthiếtkếkĩthuật Câu 18. (2,0 điểm) a. (1, 0 điểm)Hãy cho biết tên của sơ đồ mạch điện và các thành phần chính của mạch điện. b. (1,0 điểm)Từ sơ đồ mạch điện ở trên em hãy mô tả hoạt động củamạch điện điều khiển theo sơ đồ đó. Câu 19:(1,0 điểm) Đề xuất một số ứng dụng cụ thể của các mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trong gia đình. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Họ và tên: ............................................................. NĂM HỌC 2023-2024
  3. Lớp: ..... MÔN: CÔNG NGHỆ – Lớp: 8 Thời gian làm bài: ....... phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước một ý trả lời đúng trong mỗi câu sau đây: Câu 1: Trong các ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí? A. Kĩ sư cơ khí B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện C. Thợ luyện kim loại D. Kĩ thuật viên nông nghiệp Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn điện? A. Sửa chữa điện khi đã cắt nguồn điện.B. Tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện. C. Đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.D. Lại gần nơi có điện thế nguy hiểm. Câu 3: Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng làm gì? A. Sơ cứu nạn nhân tại chỗ B. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân Câu 4: Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần A. sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện. B. đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất. C. kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng. D. lại gần lưới điện cao áp và trạm biến áp. Câu 5: Nguồn điện là? A. Rơ le điện B. Dây dẫn, cáp điện C. Cầu dao điện D. Pin Câu 6: Trong mạch điện, nguồn điện có chức năng là? A. Cung cấp năng lượng điện cho mạch điện hoạt động. B. Đóng, cắt mạch, điều khiển và bảo vệ mạch khi gặp sự cố. C. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện. D. Chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau Câu 7. Đâu là nghề cụ thể của kĩ thuật viên kĩ thuật điện? A. Kĩ sư cơ điện B. Kĩ sư điện tử C. Kĩ thuật viên truyền tải điện D. Kĩ sư sản xuất điện Câu 8. Đâu không phải công việc cụ thể của thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện? A. Thợ sửa chữa điện gia dụng B. Thợ sửa chữa động cơ phương tiện giao thông C. Thợ lắp đặt đường dây điện D. Thợ lắp ráp điệnthiết bị điện Câu 9. Mục đích của thiết kế kĩ thuật là để A. sản xuất nhiều hàng hoá hơn. B. tìm kiếm các ý tưởng và giải pháp để giải quyết các vấn đề trong đời sống và sản xuất. C. thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. D. quảng cáo sản phẩm. Câu 10: Hai vai trò chính của thiết kế kĩ thuật là? A. Phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ. B. Phát triển sản phẩm và phát triển nông nghiệp. C. Phát triển nông nghiệp và phát triển đời sống. D. Phát triển đời sống và phát triển sản phẩm. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 16. (1,5 điểm)Vạch dấu là gì? Nêu kĩ thuật vạch dấu. Câu 17. (2,0 điểm)Em hãy môtảcácbước cơbảntrongthiếtkếkĩthuật. Câu 18. (1,5 điểm)Nêu nguyên nhân gây tai nạn điện.
  4. III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ CHÍNH THỨC) I. TRẮC NGHIỆM:(5,0 đ) HS trả lời đúng 1 câu: 0.33 điểm, 2 câu 0,67 điểm, 3 câu 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A A C C D D A B C D C B B A D II. TỰ LUẬN: (5,0 đ) Câu 16. (1,0 điểm) * Vạch dấu là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư hoặc xác định vị trí tương quan các bề mặt.
  5. * Kĩ thuật vạch dấu: - Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết - Bôi phấn màu lên bề mặt phôi - Dùng dụng cụ đo và mũi vạch, mũi đột để lấy dấu lên phôi Câu 17. (1,0 điểm) - Thiết kế kĩ thuật gồm các bước cơ bản: + Bước 1: Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm + Bước 2: Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp + Bước 3: Xây dựng nguyên mẫu + Bước 4: Thử nghiệm và đánh giá + Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật Câu 18. a. (1, 0 điểm) Tên của sơ đồ mạch điện và các thành phần chính của mạch điện - Đây là sơ đồ mạch điện điều khiển đèn LED sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng. - Các thành phần chính của mạch điện này gồm: + Công tắc. + Đèn LED 12V. + Nguồn 12V. + Mô đun cảm biến ánh sáng. b. (1, 0 điểm) Khi có nguồn cấp cho mạch điện, nếu ánh sáng cấp vào cảm biến ánh sáng thay đổi (sáng hoặc tối), mạch điện có thể tự động điều khiển để bật hoặc tắt đèn LED: trời tối thì đèn tự động bật sáng, trời sáng thì đèn tự động tắt. Câu 19. - Điều khiển đèn led sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng. - Điều khiển quạt điện sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ. - Điều khiển máy bơm sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm. III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ KHUYẾT TẬT) I. TRẮC NGHIỆM:(5,0 đ) HS trả lời đúng 1 câu: 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A C C D A C B B A II. TỰ LUẬN: (5,0 đ) Câu 16. (1,5 điểm)
  6. * Vạch dấu là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư hoặc xác định vị trí tương quan các bề mặt. * Kĩ thuật vạch dấu: - Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết - Bôi phấn màu lên bề mặt phôi - Dùng dụng cụ đo và mũi vạch, mũi đột để lấy dấu lên phôi Câu 17. (2,0 điểm) - Thiết kế kĩ thuật gồm các bước cơ bản: + Bước 1: Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm + Bước 2: Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp + Bước 3: Xây dựng nguyên mẫu + Bước 4: Thử nghiệm và đánh giá + Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật Câu 18.(1,5 điểm) Một số nguyên nhân gây tai nạn điện: - Tiếp xúc trực tiếp với điện - Dây điện bị rò rỉ. - Vi phạm khoảng cách an toàn điện. Tiên Cảnh, ngày 22 tháng 04 năm 2024 Duyệt của Tổ (nhóm) chuyên môn Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Thu Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2