intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức Địa lí căn bản nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2020 ­ 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN ĐỊA LÍ ­ 11    Thời gian làm bài : 45 phút.   (Đề có 3 trang) Mã đề 111 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Đặc trưng khí hậu của Đông Nam Á lục địa là     A. nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều.                 B. cận xích đạo và xích đạo.     C. nhiệt đới ẩm và xích đạo.                               D. nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Câu 2: Cho bảng số liệu: Dân số Trung Quốc năm 2014.(Đơn vị: triệu người) Chỉ tiêu Tổng số Thành thị Nông thôn Nam Nữ Số dân 1368 749 619 701 667 Nhận định nào dưới đây là đúng?     A. Tỉ lệ dân thành thị 45,2%.                                 B. Tỉ lệ dân số nam là 48,8%.     C. Cơ cấu dân số cân bằng.                                    D. Tỉ số giới tính là 105,1%. Câu 3: Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là     A. Malaixia và Việt Nam.                                       B. Thái Lan và Inđônêxia.     C. Việt Nam và Thái Lan.                                       D. Việt Nam và Inđônêxia. Câu 4: Đồng bằng Đông Bắc của Trung Quốc có khí hậu là     A. ôn đới gió mùa.                                                   B. ôn đới lục địa.
  2.     C. cận nhiệt lục địa.                                                D. cận nhiệt gió mùa. Câu 5: Đông Nam Á lục địa phần lớn bộ phận có đặc điểm khí hậu là     A. nhiệt đới gió mùa.                                               B. ôn đới.     C. xích đạo.                                                              D. cận nhiệt đới gió mùa. Câu 6: Lãnh thổ Trung Quốc nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?     A. Đông Bắc Á.             B. Đông Á.                        C. Đông Nam Á.               D. Trung Á. Câu 7: Biện pháp hiệu quả nhất để tăng sản lượng lúa nước của khu vực Đông Nam Á là     A. mở rộng diện tích đất sản xuất.                     B. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.     C. phát triển thuỷ lợi.                                          D. xen canh, tăng vụ. Câu 8: Miền đông Trung Quốc nổi tiếng về khoáng sản     A. quặng sắt.                 B. kim loại màu.               C. than đá.                         D. dầu mỏ. Câu 9: Nhận định nào không chính xác khi nói về các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc?     A. Các trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn tập trung ở ven biển.     B. Urumsi là trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Tây Trung Quốc.     C. Các trung tâm công nghiệp tập trung ở miền Đông Trung Quốc.     D. Công nghiệp đóng tàu phân bố ở Thượng Hải, Phúc Châu và Quảng Châu. Câu 10: Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á là     A. Ma­lai­xi­a.              B. Việt Nam.                     C. In­đô­nê­xi­a.              D. Thái Lan. Câu 11: Công nghiệp của khu vực Đông Nam Á đang phát triển không theo xu hướng     A. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.     B. hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.     C. chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu..     D. tập trung phát triển các ngành công nghiệp khai thác. Câu 12: Phát minh nổi bật thời cổ đại, trung đại nào sau đây không phải của Trung Quốc?     A. Thuốc súng.             B. Chữ A rập.                    C. La Bàn.                         D. Kĩ thuật in. Câu 13: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN được thành lập tại     A. Gia­các­ta (In­đô­nê­xi­a).                               B. Ma­ni­la (Phi­lip­pin).
  3.     C. Ku­a­la Lăm­pơ (Ma­lai­xi­a).                         D. Băng Cốc (Thái Lan). Câu 14: Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 – 2012.(Đơn vị: %) Ngành 2005 2009 2010 2012 Nông nghiệp 44,8 38,1 36,7 33,6 Công nghiệp 23,8 27,7 28,6 30,3 Dịch vụ 31,4 34,2 34,7 36,1 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Niên giám thống kê 2013, NXB thống kế Hà Nội) Để thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc giai  đoạn 2005 ­ 2012, biểu đồ nào thích hợp nhất?     A. Tròn.                         B. Miền.                             C. Cột ghép.                      D. Đường. Câu 15: Cừu được nuôi rộng rãi ở miền Tây Trung Quốc là do     A. có nhiều đồng cỏ và khí hậu ôn đới lục địa khô hạn.     B. khí hậu đa dạng từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.     C. địa hình hiểm trở với các dãy núi cao và các sơn nguyên đồ sộ.     D. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Câu 16: Cho bảng số liệu: GDP của Trung Quốc và thế giới qua các năm.(Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 2010 2014 Trung Quốc 239 697,6 1649,3 6040 10701 Thế giới 12360 29357,4 40887,8 65648 78037 Căn cứ vào bảng số liệu, nhận định đúng về tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới  qua các năm lần lượt là     A. 1,5%; 3,5%; 4,5%; 9,5%; 14,5%.                     B. 2,1%; 4,2%; 4,5%; 10,1%; 15,2%.     C. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 11,3%.                     D. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 13,7%.
  4. Câu 17: Trường Giang là sông lớn và có vai trò quan trọng trong bồi đắp phù sa cho đồng   bằng     A. Hoa Nam.                 B. Hoa Trung.                   C. Đông Bắc.                     D. Hoa Bắc. Câu   18: Sự   khác biệt về khí  hậu   của Đông   Nam   Á   lục địa so   với Đông  Nam   Á   biển đảo  là Đông Nam Á lục địa     A. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nóng quanh năm.     B. chỉ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.     C. vừa có khí hậu xích đạo, vừa có khí hậu nhiệt đới ẩm.     D. Đông Nam Á lục địa có khí hậu xích đạo ưu thế. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm xã hội hiện nay của khu vực Đông  Nam Á?     A. Khu vực có nhiều thành phần dân tộc.     B. Các dân tộc phân bố rộng theo biên giới quốc gia.     C. Phong tục, tập quán có nhiều nét tương đồng.     D. Tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo. Câu 20: Trung Quốc không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?     A. Hàn Quốc.                B. Lào.                            C. Triều Tiên.                   D. Liên Bang  Nga. Câu 21: Nguyên nhân khu vực Đông Nam Á thường xuyên chịu ảnh hưởng những cơn bão là     A. vùng hoạt động của các áp thấp nhiệt đới.     B. nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương.     C. cầu nối giữa lục địa Á­Âu với lục địa Ô­trây­li­a.     D. vị trí tiếp giáp với hai đại dương lớn. Câu 22: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dân cư miền Tây của Trung Quốc   thưa thớt?     A. Tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực.     B. Công nghiệp kém phát triển, nông nghiệp chủ yếu.     C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.     D. Địa hình đồi núi hiểm trở khó đi lại.
  5. Câu 23: Cơ  cấu kinh tế   ở  các nước khu vực Đông Nam Á đang có sự  chuyển dịch theo   hướng A. từ nền kinh tế công nghiệp sang dịch vụ.                B. từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp.     C. từ nền kinh tế dịch vụ sang nông nghiệp.                D. từ nền kinh tế dịch vụ sang công nghiệp. Câu 24: Khu vực Đông Nam Á án ngữ trên tuyến hàng hải quốc tế nối     A. Thái Bình Dương­Ấn Độ Dương.                              B. Đại Tây Dương­Địa Trung Hải.     C. Thái Bình Dương­Đại Tây Dương.                            D. Đại Tây Dương­Ấn Độ Dương. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc. Đặc điểm đó có thuận lợi  và khó khăn gì đối với việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp Trung Quốc? Câu 2: Nêu thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực  Đông Nam Á. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – NĂM HỌC 2020 ­ 2021 MÔN ĐỊA LÍ ­ 11C Thời gian làm bài : 45 phút     I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: Câu 111 222 333 444 1 A A D A 2 D D A A 3 C C D D 4 A B D C 5 A D D B 6 B A D D 7 B B C B 8 B A C A 9 A B A B 10 C D D A 11 D C A D 12 B B D C 13 D C D A 14 B D D D 15 A C C B 16 D C A C 17 B A A A
  7. 18 B C D C 19 B C A D 20 A A C D 21 A C C D 22 A C B B 23 B A C C 24 A A C B II. Phần tự luận: Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên của Miền Đông Trung Quốc. Đặc điểm đó có thuận  lời và khó khăn gì đối với việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp Trung Quốc? Đáp án: 1. Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc ­ Kéo dài từ duyên hải đến khoảng kinh tuyến 1050Đ ­ Địa hình chủ yếu là các đồng bằng châu thổ rộng lớn (kể tên) ­ Đất đai phù sa màu mỡ ­ Khí hậu chuyển tiếp từ cận nhiệt đến ôn đới gió mùa ­ Hệ thống sông ngòi dày đặc với các con sông lớn (kể tên) ­ Tài nguyên khoáng sản phong phú, chủ yếu là kim loại màu. ­ Giáp biển với chiều dài đường bờ biển khoảng 9000km 2. Thuận lợi và khó khăn a) Thuận lợi: + Nông nghiệp: ­ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn đất đai phù sa màu mỡ  tạo nên diện tích đất canh tác   lớn. ­ Khí hậu đa dạng chuyển tiếp từ cận nhiệt đến ôn đới gió mùa thuận lợi đa dạng nông sản. ­ Có nhiều sông lớn đảm bảo nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
  8. ­ Đường bờ biển dài thuận lợi phát triển kinh tế biển.. + Công nghiệp: ­ Có tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lượng lớn tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất công   nghiệp. ­ Sông ngòi kết hợp với địa hình tạo nên nguồn thủy năng lớn thuận lợi phát triển thủy điện. b) Khó khăn: ­ Chịu ảnh hưởng của các thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Câu 2: Nêu thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của  khu vực Đông Nam Á. Đáp án a) Thuận lợi ­ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. ­ Tài nguyên đất phong phú và màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp.. ­ Hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp. ­ Nguồn thủy năng dồi dào, thuận lợi để phát triển thủy điện ­ Tài nguyên khoáng sản phong phú thuận lợi phát triển công nghiệp ­ Trừ Lào, tất cả các nước Đông Nam Á đều giáp biển, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế  biển b) Khó khăn: ­ Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như: Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần… ­ Diện tích rừng bị thu hẹp. ­ Nhiều loài khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1