intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 701 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Trung Quốc? A. Các sản phẩm thiết bị công nghệ cao phát triển rất nhanh. B. Các ngành công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng nhanh. C. Tập trung ở phần phía tây lãnh thổ, thưa thớt ở phía đông. D. Dẫn đầu thế giới trong các ngành luyện thép, luyện nhôm. Câu 2: Hoa Kỳ không phải là một đất nước có A. tài nguyên dồi dào. B. khoáng sản phong phú. C. thiên nhiên đa dạng. D. lãnh thổ quần đảo. Câu 3: Khó khăn chủ yếu nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản là A. trữ lượng khoáng sản rất ít. B. có nhiều núi lửa và động đất. C. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. D. nhiều đảo cách xa nhau. Câu 4: Dân tộc nào sau đây chiếm đến 80% dân số Liên bang Nga? A. Chu-vát. B. Nga. C. Bát-xkia. D. Tác-ta. Câu 5: Trung Quốc giáp với A. Philippin. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Triều Tiên. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Nhật Bản? A. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. B. Sản xuất mạnh tàu biển, người máy, ô tô, dược phẩm. C. Có sự phân bố rộng khắp và đồng đều ở trên lãnh thổ. D. Có vị trí cao trên thế giới về sản xuất thiết bị điện tử. Câu 7: Ha-oai là nơi phát triển mạnh A. khai thác mỏ. B. nuôi gia súc lớn. C. cây lương thực. D. du lịch biển. Câu 8: Khí hậu chủ yếu ở miền Tây Trung Quốc là A. cận nhiệt đới. B. ôn đới lục địa. C. nhiệt đới. D. ôn đới gió mùa. Câu 9: Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đứng thứ A. tư thế giới. B. năm thế giới. C. hai thế giới. D. ba thế giới. Câu 10: Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là A. tốc độ gia tăng cao. B. dân số không đông. C. tập trung ở miền núi. D. cơ cấu dân số già. Câu 11: Ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay của Nhật Bản là A. điện tử. B. xây dựng. C. chế tạo. D. dệt. Câu 12: Dân tộc đông nhất ở Trung Quốc là A. Hán. B. Hồi. C. Choang. D. Tạng. Câu 13: Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây? A. Nam Á. B. Đông Á. C. Bắc Á. D. Tây Á. Câu 14: Vùng Trung ương của Nga có đặc điểm nổi bật là A. vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. B. công nghiệp phát triển, nông nghiệp hạn chế. Trang 1/3 - Mã đề 701
  2. C. có dải đất đen phì nhiêu, diện tích rộng. D. phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Câu 15: Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc là có A. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. B. các đồng bằng chầu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. C. nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ. D. thượng nguồn của các sông lớn theo hướng tây đông. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản? A. Có nhiều núi lửa đang hoạt động. B. Biển có nhiều sóng thần xảy ra. C. Có nhiều bão nhiệt đới hoạt động. D. Hàng năm có nhiều trận động đất. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Nhật Bản? A. Phát triển theo hướng thâm canh. B. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến. C. Chú trọng năng suất, chất lượng. D. Chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP. Câu 18: Dân cư Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở các A. khu vực biên giới phía bắc. B. đồng bằng phù sa ở miền Đông. C. khu vực ven biển ở phía nam. D. sơn nguyên, bồn địa ở miền Tây. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với miền Tây Trung Quốc? A. Nhiều tài nguyên khoáng sản. B. Có mật độ dân cư rất lớn. C. Diện tích tự nhiên rộng lớn. D. Có các dân tộc khác nhau. Câu 20: Việc phân bố dân cư khác nhau rất lớn giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc đã gây ra khó khăn chủ yếu nhất về A. việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. B. phòng chống các thiên tai hàng năm. C. nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. D. sử dụng hợp lí tài nguyên và lao động. Câu 21: Do nghèo tài nguyên khoáng sản, nên Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều A. tri thức khoa học, kĩ thuật. B. lao động trình độ phổ thông. C. nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. D. đầu tư vốn của các nước khác. Câu 22: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng là A. lao động dồi dào. B. khoáng sản phong phú. C. nhu cầu rất lớn. D. kĩ thuật hiện đại. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Trung Quốc hiện nay? A. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. B. Chú ý ứng dụng các công nghệ cao. C. Tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hóa. D. Tập trung vào các ngành truyền thống. Câu 24: Theo bảng số liệu 8.2, nhận xét nào sau đây không đúng về trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giai đoạn 2009 -2021? A. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. B. Cán cân thương mại đạt dương qua các năm. C. Giá trị xuất khẩu gấp nhiều lần nhập khẩu. D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu. Câu 25: Những năm 1973 - 1974, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân là do Trang 2/3 - Mã đề 701
  3. A. khủng hoảng dầu mỏ thế giới. B. khủng hoảng tài chính thế giới. C. có nhiều động đất, sóng thần. D. cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Câu 26: Biểu hiện nào sau đây nói lên người Nhật ham học? A. Làm việc cần cù và rất tích cực. B. Có tinh thần trách nhiệm cao. C. Chú trọng đầu tư cho giáo dục. D. Dành thời gian cho công việc. Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu GDP. B. Thương mại và tài chính có vai trò to lớn. C. Thương mại đứng vào hàng thứ tư thế giới. D. Bạn hàng duy nhất là các nước phát triển. Câu 28: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là A. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê. B. phát triển mạnh khai thác than và luyện thép. C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. khai thác quặng đồng và luyện kim màu. II. PHẦN TỰ LUẬN (3đ) Câu 1: Cho bảng số liệu CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2000-2020 (Đơn vị: %) Năm 2000 2020 Dưới 15 tuổi 14,6 12,0 Từ 15 đến 64 tuổi 68,0 59,0 Từ 65 tuổi trở lên 17,4 29,0 (Nguồn: Liên hợp quốc, 2022) a. Để thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 2000 và 2020, dạng biểu đồ nào là thích hợp nhất ? (1đ) b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi Nhật Bản từ năm 2000 đến 2020.(1đ) Câu 2: Giải thích tại sao các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông ?(1đ) ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 701
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2