intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn GDCD - lớp 6 (Thời gian: 45 phút) - Trắc nghiệm: 20 câu x 1/4 điểm/câu = 5,0 điểm - Tự luận: 2 câu = 5,0 điểm Nội dung/chủ đề/bài học Mức độ đánh giá Tổng Mạch nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu Câu Tổng TT dung TN TL điểm TNK TNKQ TL TNKQ TL TL TNKQ TL Q 1 Giáo dục 6 1.5 Bài 7. Ứng phó với tình kĩ năng 3 3 huống nguy hiểm sống 2 Giáo dục Bài 8. Tiết kiệm 2 1 3 6 1.5 kinh tế 3 Giáo dục Bài 9. Công dân nước 1/4 3/4 1 2.0 pháp Cộng hòa xã hội chủ luật nghĩa Việt Nam 4 Bài 10. Quyền và nghĩa vụ 3 5 8 2.0 cơ bản của công dân 5 Bài 11. Quyền cơ bản của 1/3 1/3 1/3 1 3.0 trẻ em Tổng câu 8 1/4+1/ 4 3/4+1/3 8 1/3 20 2 10 3 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30% 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội TT Nội dung Mức độ đánh giá Vận dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao 1 Giáo dục kĩ Nhận biết: năng sống - Nhận biết các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em. Bài 7. Ứng phó - Nêu được hậu quả những tình huống nguy hiểm với tình huống đối với trẻ em. 3 TN nguy hiểm Thông hiểu: - Xác định được cách ứng phó với một số tình 3 TN huống nguy hiểm để được an toàn. 2 Giáo dục Bài 8. Tiết kiệm Nhận biết: kinh tế - Nêu được biểu hiện của tiết kiệm. 2 TN 3 TN Thông hiểu: 1 TN - Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm. Vận dụng: - Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, trong học tập… - phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc… 3 Giáo dục Bài 9. Công dân Nhận biết: 1/4 TL pháp luật nước Cộng hòa - Nêu được khái niệm công dân. xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thông hiểu:
  3. - Trình bày được căn cứ để xác định công dân 3/4 TL nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4 Bài 10. Quyền và Nhận biết: nghĩa vụ cơ bản - Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng của công dân 3 TN 5 TN hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vận dụng: - Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam. 5 Bài 11. Quyền cơ Nhận biết: 1/3 TL 1/3 TL 1/3 TL bản của trẻ em - Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em. Thông hiểu: - Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng. Vận dụng cao: - Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. Tổng câu 8 TN 4 TN 8 TN 1/3 TL 1/3+1/4 TL 3/4+ 1/3 TL Tổng điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70 % 30% Phê duyệt của Phê duyệt của Nhóm trưởng Thành viên Hiệu trưởng Tổ trưởng Trần Hoa Linh Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Nguyễn Thị Thanh Hiền
  4. Trường THCS ………………………... KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………….. NĂM HỌC 2023 - 2024 Lớp 6/ MÔN: GDCD – LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ A I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (mỗi câu đúng 0.25 điểm). Câu 1. Tình huống nguy hiểm nào dưới đây gây ra bởi con người? A. Dông, sét. B. Bão, lũ lụt. C. Bị bắt cóc. D. Dòng nước xoáy. Câu 2. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới từ vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây? A. Hoả hoạn. B. Đuối nước. C. Điện giật. D. Sét đánh. Câu 3. Để tránh được nguy cơ đuối nước, không nên? A. Tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ. B. Bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ. C. Tự ý ra ao, hồ, sông, suối, bãi biển chơi một mình. D. Học bơi và học các cách ứng phó khi bị đuối nước. Câu 4. Tình huống không nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống? A. Tham gia đá bóng ở trường trong ngày hội thể thao. B. Bị người lạ mặt rủ đi chơi, đe dọa chở đi mất. C. Mưa to, sấm chớp dữ dội hoặc mưa đá. D. Bị chuột rút khi đang bơi hoặc thấy người khác bị đuối nước. Câu 5. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần làm gì? A. Dám đương đầu với những khó khăn, tình huống nguy hiểm. B. Cần phải thật bình tĩnh, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất. C. Trông chờ, chờ đợi sự trợ giúp của người khác. D. Kêu gào, la hét để tìm kiếm sự hỗ trợ. Câu 6. Danh ngôn nào nói về sự cần thiết ứng phó với tình huống nguy hiểm? A. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút. B. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm. D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. Câu 7. Hành động nào không tiết kiệm? A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn. B. Giặt rửa bằng nước nóng vào mùa hè. C. Tắt bếp sớm một chút. D. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Câu 8. Đâu là biểu hiện của tiết kiệm? A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng. B. Không đi làm đúng giờ. C. Không khóa vòi nước trong khi đánh răng. D. Dùng lại những vật còn sử dụng được. Câu 9. Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? A. Chơi rất nhiều thể loại game. B. Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống. C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà. Câu 10. Để thực hành tiết kiệm, em sẽ không làm việc nào sau đây? A. Luôn xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước. B. Luôn luôn đi học đúng giờ. C. Luôn giữ gìn đồng phục sạch, đẹp. D. Luôn tắt các thiết bị điện khi ra ngoài. Câu 11. Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì? A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
  5. C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động. D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác. Câu 12. Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa. B. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh. C. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần. D. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác. Câu 13. Việc làm nào dưới đây là đúng theo quy định của Hiến pháp nước ta? A. Thành lập công ty nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật. B. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân. C. Tố cáo cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em. D. Vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định. Câu 14. Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền dân sự? A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mất cá nhân và bí mật gia đình. D. Quyền tự do đi lại và cư trú. Câu 15. Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền văn hóa, xã hội: A. Quyền nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật. B. Quyền tự do kết hôn và li hôn. C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Câu 16. Em sẽ học tập và làm theo việc làm nào dưới đây? A. Luôn tích cực học tập và rèn luyện để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội. B. Luôn tự ý bóc thư và nghe lén điện thoại của người khác. C. Luôn đòi bố mẹ chiểu theo ý muốn của bản thân. D. Ngăn cấm em mình tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp. Câu 17. Em sẽ phản đối việc làm nào dưới đây? A. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư. B. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định. C. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình. D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật. Câu 18. Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt? A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại. B. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân. C. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường. D. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Câu 19. Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, một số trường trung học cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Nhiều bạn học sinh băn khoăn, không biết học sinh có quyền tự do ngôn luận hay không? Nếu là em, em sẽ làm như thế nào? A. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan đến việc học tập của học sinh. B. Em cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia. C. Nhắc các bạn không đóng góp ý kiến vì đây không phải nghĩa vụ của học sinh. D. Tham gia nhưng không đóng góp ý kiến. Câu 20. Nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất nước giải khát. Mọi việc đã được lên kế hoạch cụ thể. Tuy vậy, vấn đề gây tranh luận nhiều trong Ban lãnh đạo nhà máy là việc xử lí nước thải. Nếu em là thành viên em có ý kiến gì? A. Công việc này rất tổn kém, nên có thể xả nước thải xuống dòng sông bên cạnh nhà máy. B. Cần phải xây dựng hệ thống xử lí nước thải để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy. C. Không cần xây dựng hệ thống xử lí nước thải vì không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
  6. D. Không xây dựng hệ thống xử lí nước thải vì việc này không thuộc trách nhiệm của nhà máy. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) a. Nêu khái niệm công dân? Căn cứ để xác định Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? b. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. Vậy bạn H có phải là Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không? Vì sao? Câu 2 (3 điểm) Bố mẹ lo sợ bị bạn xấu lôi kéo rủ rê nên đã kiểm soát bạn Tùng rất chặt chẽ. Hằng ngày, bố mẹ luôn tự đưa đón Tùng đi học dù nhà gần trường. Bố mẹ còn không cho Tùng tham gia bất cứ hoạt động ngoại khoá nào do lớp hoặc trường tổ chức. Thậm chí có lần, Tùng còn bắt gặp mẹ đang đọc nhật kí của mình. Tùng rất buồn nhưng chỉ im lặng không dám nói gì. a. Trẻ em có những nhóm quyền nào? Theo em, việc làm của bố mẹ Tùng đã vi phạm những nhóm quyền nào? b. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của Tùng trong trường hợp trên? c. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình?
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GDCD – LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐÁP C A C A B A B D D A A D C A B A D D A B ÁN II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 1a. - Khái niệm: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.(0.5 điểm) 1.0 điểm - Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có 1 quốc tịch Việt Nam.(0.5 điểm) 1b. H không phải là công dân Việt Nam. (0.5 điểm) Vì bố mẹ H là người Nga nên theo luật quốc tịch Việt Nam H là công dân Nga. 1.0 điểm (0.5 điểm) 2a. Trẻ em có 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.(1 điểm). - Việc làm của bố mẹ Tùng vi phạm nhóm quyền được bảo vệ 1.5 điểm (quyền bí mật đời sống riêng tư); nhóm quyền được tham gia (Tham gia các hoạt động xã hội phù hợp) (0.5 điểm) 2b. HS có cách trả lời khác nhau. Định hướng: Trong trường hợp này, suy nghĩ và hành động im lặng của Tùng 2 cho chúng ta thấy có sự tách biệt giữa Tùng và bố mẹ. Tùng chưa 0.5 điểm bảo vệ được quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng; được gia đình lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của mình. 2c. HS có cách trả lời khác nhau. Định hướng: - Thảo luận trực tiếp với bố mẹ về cách họ kiểm soát và giới hạn quyền tự do của mình, lên tiếng và trình bày quan điểm của mình 1.0 điểm một cách rõ ràng và tự tin, thuyết phục bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khóa. Phân tích để bố mẹ hiểu những quy định của luật pháp về quyền trẻ em. Phê duyệt của Phê duyệt của Phê duyệt của Giáo viên ra đề Hiệu trưởng Tổ trưởng Nhóm trưởng Trần Hoa Linh Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Nguyễn Thị Thanh Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0