intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH   TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II ; NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ­  Lớp: 7 ; Thời gian: 45 phút I. MỤC ĐÍCH BÀI KIỂM TRA Bài kiểm tra cuối kì, nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về phẩm chất và năng lực   từ bài 12 đến bài 18 (SGK) theo các chủ đề đã học. II. MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về phẩm chất: Học sinh hiểu biết về những quy định của pháp luật, tích cực học tập và lao động; có  thái độ  đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự  kiện trong đời sống; có trách nhiệm với  bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống. Học sinh có tri thức phổ  thông, cơ  bản hiểu biết về  pháp luật, kĩ năng sống; đánh giá  được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè,  người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo quy định pháp luật. 2. Về năng lực: Những năng lực có thể hướng tới đánh giá trong bài kiểm tra: năng lực tư duy phê phán,  năng lực giải quyết vấn đề. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Bài 13:  Nắm được nội  Liên hệ vào thực  Có cách ứng xử  Quyền bảo  dung các quyền,  tế cuộc sống  phù hợp vệ, chăm sóc  bổn phận của trẻ  trong học tập,  và GD của  em trách nhiệm bản  trẻ em Việt  thân Nam. Bài 14: Bảo  Hiểu được môi  Xác định tác hại  vệ môi  trường tự nhiên của môi trường  trường và  bị ô nhiễm tài nguyên  thiên nhiên Bài 15: Bảo  Nhận biết các  Phân biệt các di  vệ di sản  loại di sản sản văn hóa. Bài 16:  Nắm được quyền  Tôn trọng quyền  Quyền tự  tự do tín  tự do tín ngưỡng,   do tín  ngưỡng,  tôn  tôn giáo ngưỡng và  giáo tôn giáo Nhà nước  Nắm được bộ  Hiểu được bộ máy  CHXHCN  máy nhà nước nhà nước Việt Nam 1
  2. IV. HÌNH THỨC, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA  Trắc nghiệm 50%, tự luận 50%. 2
  3. MA TRẬN KIÊM TRA CU ̉ ỐI HOC KI II NĂM HOC 2020­2021 ̣ ̀ ̣ Môn GDCD ­ lớp 7 ­ Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm ­ Tự luận: 3 câu x 2,0 điểm/2 câu + 1 câu x 1,0 diểm = 5,0 điểm             Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Bài học/ Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 13: Quyền bảo vệ, chăm  2 1 1 1/2 1/2 5 sóc và GD của trẻ em Việt  45,0% Nam. Bài 14: Bảo vệ môi trường  1 2 3 và tài nguyên thiên nhiên 10,0% Bài 15: Bảo vệ di sản văn  1 2 3 hóa. 10,0% Bài 16: Quyền tự do tín  2 1 1 4 ngưỡng và tôn giáo 25,0% Nhà nước CHXHCN Việt  2 1 3 Nam 10,0% Tổng số câu 7 1 5 1 3 1/2 1/2 18 Tổng điểm 2,3 1,5 1,7 1,5 1 1 1 10 Tỉ lệ 40,0 30,0 20,0 10,0 100
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH   TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II ; NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ­  Lớp: 7 ; Thời gian: 45 phút Mã đề: A I. Trắc nghiêm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Quyền được bảo vệ của trẻ em không bao gồm quyền nào sau đây ? A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch. B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. C. Quyền được học tập, dạy dỗ. D. Quyền được bảo vệ danh dự và  nhân phẩm. Câu 2:  Biểu hiện nào sau đây không phải bổn phận của trẻ em? A. Chăm lo nuôi dưỡng để phát triển. B. Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. C. Tham gia các hoạt động vui chơi D. Chăm chỉ học tập tốt. Câu 3: Gia đình, nhà trường và xã hội đếu khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều  kiện để trẻ em phát triển năng khiếu. Điều đó thể hiện quyền nào của trẻ em ? A. Quyền được chăm sóc. B. Quyền được giáo dục C. Quyền được bảo vệ. D. Quyền được vui chơi giải trí. Câu 4:  Yếu tố nước, ánh sáng, không khí, biển, sông, hồ là môi trường nào sau đây? A. Môi trường tự nhiên. B. Môi trường xã hội. C. Môi trường nhân tạo. D. Môi trường không bị ô nhiễm. Câu 5: Rừng bị chặt phá trên thượng nguồn sẽ gây ra tác động gì? A. Cân bằng sinh thái. B. Dễ dàng gây mưa. C. Môi trường sạch đẹp trong lành. D. Lụt lội, xói mòn, sạc lở đất. Câu 6: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường ? A. Thiên tai. B. Thiếu ý thức bảo vệ môi trường. C. Phát triển kinh tế quá nhanh. D. Khai thác tài nguyên quá mức. Câu 7:  Di sản nào sau đây là di tích lịch sử – Văn hoá.? A. Trống đồng Đông Sơn. B. Nhã nhạc cung đình Huế. C. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. D. Vịnh Hạ Long. Câu 8: Người ta thường phân chia di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể dựa  trên tiêu chí nào sau đây ? A. Hình dáng di sản. B. Thời gian ra đời. C. Cách thức lưu truyền. D. Tầm vóc ý nghĩa của di sản. Câu 9:  Di sản nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể? A. Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An. B. Thánh địa Mỹ Sơn. C. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. D. Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan ? A. Đi lễ chùa. B. Thắp hương. C. Đi lễ nhà thờ. D. Chữa bệnh bằng phù phép. Câu 11: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng ? A. Yểm bùa. B. Không ăn trứng vịt lộn trước khi đi thi. C. Thắp hương trước lúc đi xa. D. Xem bói để biết trước tương lai.
  5. Câu 12: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ? A. Không phân biệt đối xử giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo nào. B. Lập miếu thờ để thu hút khách tham quan. C. Tôn trọng tín ngưỡng của nhau. D. Tố cáo những người làm nghề bói toán. Câu 13: Ở nước ta, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là ? A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Tòa án nhân dân. D. Viện kiểm sát nhân dân. Câu 14: Chính phủ do A. nhân dân bầu ra. B. Đảng bầu ra. C. Nhà nước bầu ra. D. Quốc hội bầu ra. Câu 15:  Cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân là cơ quan nào sau đây? A. Chính phủ, ủy ban nhân dân. B. Quốc hội, Hội đồng nhân dân. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Cơ quan xét xử. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1,5 đ) Trách nhiệm của chúng ta đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế  nào? Câu 2: (1,5 đ) Bổn phận của trẻ em là gì? Câu 3: (2 đ) A sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ làm lụng vất vả. Thế nhưng A đua   đòi, ham chơi, nhiều lần bỏ  học đi chơi với bạn xấu. Mẹ  mắng, A bỏ  đi cả  đêm  không về nhà. Cuối năm, A ở lại lớp.  ­ Em hãy nhận xét việc làm của A.  ­ Theo em, A vi phạm quyền và bổn phận nào em đã học.  ­ Nếu em là A, em có cách ứng xử nào phù hợp.
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH   TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN     ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II ; NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ­  Lớp: 7 ; Thời gian: 45 phút Mã đề: B I. Tr   ắc nghi ệ    m    : (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Người ta thường phân chia di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể dựa  trên tiêu chí nào sau đây ? A. Cách thức lưu truyền. B. Thời gian ra đời. C. Hình dáng di sản. D. Tầm vóc ý nghĩa của di sản. Câu 2: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường ? A. Thiên tai. B. Khai thác tài nguyên quá mức. C. Phát triển kinh tế quá nhanh. D. Thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Câu 3:  Di sản nào sau đây là di tích lịch sử – Văn hoá.? A. Vịnh Hạ Long. B. Nhã nhạc cung đình Huế. C. Trống đồng Đông Sơn. D. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Câu 4:  Di sản nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể? A. Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An. B. Nhã nhạc cung đình Huế. C. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. D. Thánh địa Mỹ Sơn. Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan ? A. Đi lễ chùa. B. Chữa bệnh bằng phù phép. C. Đi lễ nhà thờ. D. Thắp hương Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng ? A. Yểm bùa. B. Không ăn trứng vịt lộn trước khi đi thi. C. Xem bói để biết trước tương lai. D. Thắp hương trước lúc đi xa. Câu 7: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ? A. Lập miếu thờ để thu hút khách tham quan. B. Không phân biệt đối xử giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo nào. C. Tôn trọng tín ngưỡng của nhau. D. Tố cáo những người làm nghề bói toán. Câu 8: Ở nước ta, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là ? A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Chính phủ. C. Tòa án nhân dân. D. Quốc hội. Câu 9: Chính phủ do A. nhân dân bầu ra. B. Đảng bầu ra. C. Quốc hội bầu ra. D. Nhà nước bầu ra. Câu 10:  Cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân là cơ quan nào sau đây? A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân. B. Chính phủ, ủy ban nhân dân. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Cơ quan xét xử. Câu 11: Quyền được bảo vệ của trẻ em không bao gồm quyền nào sau đây ? A. Quyền được học tập, dạy dỗ. B. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
  7. C. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân  phẩm. Câu 12:  Biểu hiện nào sau đây không phải bổn phận của trẻ em? A. Tham gia các hoạt động vui chơi. B. Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. C. Chăm lo nuôi dưỡng để phát triển. D. Chăm chỉ học tập tốt. Câu 13: Gia đình, nhà trường và xã hội đếu khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều  kiện để trẻ em phát triển năng khiếu. Điều đó thể hiện quyền nào của trẻ em ? A. Quyền được chăm sóc. B. Quyền được vui chơi giải trí. C. Quyền được bảo vệ. D. Quyền được giáo dục Câu 14:  Yếu tố nước, ánh sáng, không khí, biển, sông, hồ là môi trường nào sau đây? A. Môi trường xã hội. B. Môi trường tự nhiên. C. Môi trường nhân tạo. D. Môi trường không bị ô nhiễm. Câu : Rừng bị chặt phá trên thượng nguồn sẽ gây ra tác động gì? A. Cân bằng sinh thái. B. Dễ dàng gây mưa. C. Lụt lội, xói mòn, sạc lở đất. D. Môi trường sạch đẹp trong lành. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1,5 đ) Trách nhiệm của chúng ta đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế  nào? Câu 2: (1,5 đ) Bổn phận của trẻ em là gì? Câu 3: (2 đ) A sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ làm lụng vất vả. Thế nhưng A đua   đòi, ham chơi, nhiều lần bỏ  học đi chơi với bạn xấu. Mẹ  mắng, A bỏ  đi cả  đêm  không về nhà. Cuối năm, A ở lại lớp.  ­ Em hãy nhận xét việc làm của A.  ­ Theo em, A vi phạm quyền và bổn phận nào em đã học.  ­ Nếu em là A, em có cách ứng xử nào phù hợp.
  8. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Mã đề: A 1. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả  lời C A B A D B A C D D C B A D B 2 Tự luân: (5 đ) Câu 1: (1,5 đ) ­ Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ … ­ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo   và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo  khác nhau. Câu 2 : (1,5 đ) ­ Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. ­ Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác. ­ Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. ­ Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. ­ Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Câu 3 : (2 d) ­ Việc làm sai của A là đua đòi, ham chơi, lười học, bị bạn xấu rũ rê. ­ A không làm tròn bổn phận của mình như: Chăm chỉ  học tập, Không đua đòi, ăn   chơi, Yêu quí, kính trọng bố mẹ, ông bà, anh chị  ­ Nếu em là A, em không ham chơi, đua đòi, chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng.  Mã đề: B 1. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả  lời A D C B B D A D C A A C D B C 2 Tự luân: (5 đ) Như đề A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0