intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Núi Thành’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Núi Thành

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023 HUYỆN NÚI THÀNH MÔN: KHTN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút(Không tính thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài Câu 1. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật? A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, nhân thực, có kích thước lớn. D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm? A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản. B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng. C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng. D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng. Câu 3. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi. B. cây nhãn, cây hoa li, cây vạn tuế. C. cây bưởi, cây táo, cây lúa. D. cây thông, cây rêu, cây lúa. Câu 4. Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là A. ốc. B. muỗi. C. cá. D. ruồi nhặng. Câu 5. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào? A. Sinh sản bằng hạt. B. Sinh sản bằng cách nảy chồi. C. Sinh sản bằng cách phân đôi. D. Sinh sản bằng bào tử. Câu 6. Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật Hạt trần? A. Cây thông. B. Cây dừa. C. Cây bạch đàn. D. Cây xà cừ. Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là A. hình thái đa dạng. B. có xương sống. C. kích thước cơ thể lớn. D. sống lâu. Câu 8. Cá Heo là đại diện của lớp động vật nào sau đây? A. Lớp cá. B. Lớp lưỡng cư. C. Lớp Thú. D. Lớp bò sát. Câu 9. Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng thuỷ triều. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng mặt trời. D. Năng lượng khí đốt. Câu 10. Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một A. lực đẩy. B. lực kéo. C. lực uốn. D. lực nâng. Câu 11. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc? A. Quả táo rơi từ trên cây xuống. B. Gió thổi làm thuyền chuyển động. C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn. D. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất. Câu 12. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động mà có gọi là A. thế năng. B. động năng. C. nhiệt năng. D. cơ năng.
  2. Câu 13. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. B. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh. C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng. D. Xe đạp đang xuống dốc. Câu 14. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. B. Bạn Lan đang tập bơi. C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Câu 15. Trên bao bì của gói bột giặt có ghi “khối lượng tịnh 400 g”. Con số đó cho biết điều gì? A. Trọng lượng của bột giặt bên trong bao bì là 400g. B. Khối lượng của cả gói bột giặt là 400g. C. Khối lượng của bột giặt bên trong bao bì là 400g. D. Trọng lượng của cả gói bột giặt là 400g. Câu 16. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về khối lượng? A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó. B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. C. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó. D. m = 10.P II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) a. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? b. Hãy cho biết khi bóng đèn Compact đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí? Câu 2. (1,0 điểm) Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới móc quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm. Hãy xác định khối lượng và trọng lượng của vật nặng móc vào lò xo trong trường hợp này. Câu 3. (2,0 điểm) a. Nêu hai biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày? b. Nêu tác nhân gây bệnh, con đường lây bệnh, biểu hiện bệnh và cách phòng tránh bệnh kiết lị? Câu 4. (1,5 điểm) a. Vì sao nói thực vật có vai trò rất lớn đối với đời sống động vật và con người? b. Vì sao nói Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao? .......... Hết......
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023 HUYỆN NÚI THÀNH MÔN: KHTN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút(Không tính thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài Câu 1. Để tiến hành quan sát nguyên sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì? A. Kính hiển vi, lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh. B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm. C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm. D. Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm. Câu 2. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 3. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2. B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2. C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2. D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2. Câu 4. Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào? A. Muỗi Anôphen. B. Muỗi Mansonia. C. Muỗi Culex. D. Muỗi Aedes. Câu 5. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra? A. Tay chân miệng. B. Viêm gan A. C. Bạch tạng. D. Lang ben. Câu 6. Cây nào dưới đây không thuộc nhóm thực vật Hạt trần? A. Cây vạn tuế. B. Cây thông. C. Cây dừa. D. Cây bách tán. Câu 7. Đặc điểm chung nổi bậc nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là A. ruột phân nhánh. B. cơ thể dẹp. C. có giác bám. D. mắt và lông bơi tiêu giảm. Câu 8. Cá Voi là đại diện của lớp động vật nào sau đây? A. Lớp cá. B. Lớp lưỡng cư. C. Lớp Thú. D. Lớp bò sát. Câu 9. Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? A. Nhiệt kế. B. Tốc kế. C. Lực kế. D. Cân. Câu 10. Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo? A. Sinh khối. B. Khí tự nhiên. C. Xăng. D. Than đá. Câu 11. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc? A. Hai thanh nam châm hút nhau. B. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn. C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Hai thanh nam châm đẩy nhau. Câu 12. Vật nào sau đây có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo: A. Lưỡi cưa. B. Bình sứ. C. Miếng kính. D. Hòn đá. Câu 13. Lực ma sát trượt xuất hiện khi A. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh. B. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.
  4. D. Xe đạp đang xuống dốc. Câu 14. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? A. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển. B. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. C. Thợ lặn lặn xuống đáy biển để bắt hải sản. D. Con cá đang bơi. Câu 15. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là A. nhiệt năng. B. thế năng đàn hồi. C. thế năng hấp dẫn. D. động năng. Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng lượng? A. Trọng lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó. B. Trọng lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. C. Trọng lượng là lực hút của các vật có khối lượng. D. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) a. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. b. Hãy cho biết khi quạt điện đang hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí? Câu 2. (1,0 điểm) Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới móc quả nặng 200g thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 4,5 cm. Hãy xác định khối lượng và trọng lượng của vật nặng móc vào lò xo trong trường hợp này. Câu 3. (2,0 điểm) a. Nêu hai biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày? b. Nêu tác nhân gây bệnh, con đường lây bệnh, biểu hiện bệnh và cách phòng tránh bệnh sốt rét? Câu 4. (1,5 điểm) a. Vì sao nói thực vật có vai trò rất lớn đối với môi trường tự nhiên? b. Vì sao nói Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao? .......... Hết.......
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0