intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2023- 2024 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Em hãy chọn 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1A, 2B... Câu 1. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì? A. Gọi đúng tên sinh vật. B. Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. C. Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn. D. Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. Câu 2. Virus gây ra bệnh nào sau đây? A. Bệnh quai bị. B. Bệnh sốt rét. C. Hắc lào. D. Bệnh kiết lị. Câu 3. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus? A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch. B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp. Câu 4. Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây? A. Bánh gai. B. Giò lụa. C. Sữa chua. D. Nước ngọt. Câu 5. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là A. hình thái đa dạng. B. có xương sống. C. kích thước cơ thể. D. sống lâu. Câu 6. Quan sát hình, cho biết động vật nào sau đây không có xương sống? Con lươn Con thằn lằn Con cua Con tôm Con cá rô phi Con mực ống A. Cá rô phi, con lươn, con tôm. B. Cá rô phi, con tôm, con mực ống. C. Con thằn lằn, con cua, con lươn. D. Con tôm, con cua, con mực ống. Trang 1/3
  2. Câu 7. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp động vật có vú (Thú)? A. Gấu, cá heo, dơi, hổ, cá chép. B. Đười ươi, cá heo, dơi, gấu, hổ. C. Đười ươi, cá heo, cua, mực, tôm. D. Gấu, bạch tuộc, cá heo, dơi, hổ. Câu 8. Loài động vật sau đây thuộc ngành nào? Hình: Con giun đất A. Giun tròn. B. Giun dẹp. C. Giun đốt. D. Thân mềm. Câu 9. Con dơi trong hình là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? Hình: Con dơi A. Chim. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. Câu 10. Động vật nào sau đây gây hại cho cây trồng? A. Bọ xít. B. Con ong. C. Giun đất. D. Con dơi. Câu 11. Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra hao phí năng lượng? A. Bánh xe. B. Ghi-đông. C. Yên xe. D. Khung xe. Câu 12. Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo? A. Than, xăng. B. Dầu mỏ, khí metan. C. Năng lượng Mặt Trời, khí metan. D. Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió. Câu 13. Dạng năng lượng nào tỏa ra từ bếp lửa, que diêm đang cháy? A. Hóa năng. B. Nhiệt năng. C. Động năng. D. Cơ năng. Câu 14 Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn? A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau? A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng. C. Đèn Led: quang năng biến đổi thành nhiệt năng. D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng. Trang 2/3
  3. Câu 16. Muốn đo lực ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Lực kế. B. Bình chia độ. C. Thước. D. Cân. Câu 17. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường rồi đột ngột hãm phanh, vậy lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là A. ma sát trượt. B. ma sát nghỉ. C. ma sát lăn. D. lực quán tính. Câu 18. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo lực? A. Kilôgam (kg). B. Mét (m). C. Mét khối (m 3). D. Niutơn (N). Câu 19. Lực nào sau đây là lực đàn hồi? A. Lực nam châm hút đinh sắt. B. Lực hút của Trái Đất. C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi. Câu 20. Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền chuyển động, khi đó gió đã tác dụng vào cánh buồm một lực nào trong các lực sau? A. Lực đẩy. B. Lực kéo. C. Lực hút. D. Lực uốn. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21. (0,5 điểm) Em hãy phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? Câu 22. (2,0 điểm) a. Một bao xi măng có khối lượng 50kg. Em hãy tính trọng lượng của bao xi măng là bao nhiêu? b. Hãy đề xuất 4 biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong trường học của em. Câu 23. (1,0 điểm) Vận dụng hiểu biết về động vật, em hãy nêu 5 biện pháp phòng trừ bọ xít đen gây hại lúa tại địa phương. Câu 24. (1,5 điểm) Nêu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn. .…..HẾT…… Trang 3/3
  4. Trang 4/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2