intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN TỔ KHXH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 6. NĂM HỌC: 2021 – 2022 A/ PHẦN LỊCH SỬ Chủ đề 1:Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X. I/Trình bày nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Thời gian, địa điểm, ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội). - Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn - Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại. - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập – tự chủ của người Việt. Chủ đề 2: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. II/Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Nguyên nhân: -Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức . Được tin đó Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc -Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán -Ngô Quyền vào thành Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Diễn biến: - Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta . Lúc này nước triều dâng cao, quân ta nhử địch vào của sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc mà không biết. - Khi nước thủy triều rút quân ta rút toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn . Kết quả: - Hoàng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi Ý nghĩa : - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc. Chủ đề 3:Vương quốc Champa và vương quốc Phù Nam. I/Vương quốc Champa 1.Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Champa: -Cuối thế kỷ II, một thủ lĩnh người địa phương tên là Khu Liên đã lạnh đạo nhân dân đánh phá châu thành, giết thức sử Hán, giành được quyền tự chủ, lập nước với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp -Nước Champa ra đời sau cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm. -Đến thế kỉVII đỏi tên thành nước Champa II/Vương quốc Phù Nam. 2. Hoạt động kinh tế Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam. Trả lời: -Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa:
  2. +Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa. Mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng phù sa bồi đắp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp... +Người dân Phù Nam chế tạo các sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo đặc trưng cho vùng sông nước vẫn còn tồn tại đến nay. +Họ rất giỏi buôn bán, giao lưu thương mại, trao đổi sản vật, hàng hóa,… với các thương nhân người nước ngoài. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo. B/ PHẦN ĐỊA LÍ Chủ đề 4: Nước trên Trái đất I/Thủy quyển. Nước ngầm, băng hà. Trên bề mặt Trái Đất, đại dương chiếm gần 3/4 diện tích, trong khi đó lục địa chỉ chiếm 1/4 diện tích. Nước trên Trái Đất không chỉ có ở biển, đại dương. Nước có ở khắp nơi tạo thành một lớp bao quang Trái Đất. II/Sông và hồ -Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Hầu hết các dòng sông chảy ra biển. Nơi tiếp giáp với biển được gọi là của sông. +Cửa sông là nơi dòng sông chính đổ nước ra biển hoặc hồ +Ở thượng nguồn sông thường có nhiều phụ lưu +Ở hạ nguồn có nhiều dòng chảy tách ra từ dòng sông chính III/ Biển và đại dương 1. Độ muối của biển và đại dương - Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35 %0 2.Sự vận động của nước biển và đại dương Nước biển và đại dương có 3 sự vận đông; sóng thủy triều và dòng biển - Sóng biển là sự dao động của các phân tử nước do gió - Thủy triều là hiện tượng nhờ sức hút của mặt trăng và mặt trời mà nước biển có sự vận động lên xuống ( nước biển dâng lên hạ xuống lấn sâu vào đất liên có lúc lại rút xuống lùi ra xa) +Thời điểm xảy ra triều cường: xảy ra khi Mặt trăng – Mặt trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau, tức là vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng +Thời điểm xảy ra triều kém: xảy ra vào thời điểm mặt trăng và trái đất tạo một góc vuông với mặt trời. Chủ đề 5: Đất và sinh vật trênTrái đất. I/Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình. 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian. -Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phàn khoáng vật -Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua nhiệt đọ và lượng mưa -Sinh vật đóng vai trò quan trong quá trình hình thành đất; góp phần phân hủy và biến đổi chất hữu cơ Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi địa hình, thời gian và con người 1.Biện pháp làm tăng độ phì của đất Có thể dùng các biện pháp như thủy lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác,... để cải tạo đất. Ngoài luân canh cây trồng, cải thiện chất hữu cơ trong đất bằng cách bón phân hữu cơ hoặc phân rơm đã được ủ cho hoai. Sử dụng các loài nấm và vi khuẩn phân hủy rơm trả lại dinh dưỡng cho đất. Tiến hành các biện pháp làm đất thích hợp. II/Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới. 1. Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu. VD: Các loài động vật di cư là; Các loài chim
  3. 2. Cho biết ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người tới sự phân bố của sinh vật ? Trả lời: +Ảnh hưởng tích cực: Con người mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng. +Ảnh tiêu tích cực : Con người thu hẹp nơi sống của nhiều loài động vật, thực vật . Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Chủ đề 6: Con người và thiên nhiên. I/ Dân số và phân bố dân cư. - Dân cư trên thế giới phân bố không đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư. Trong khi đó, ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau do đó, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
  4. II/MA TRẬN ĐỀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA H ỌC K Ỳ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ6 Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Chủ đề/ Cấp độ thấp Cấp độ cao -Địa điểm khởi nghĩa của Hai Bà Chủ đề 1:Các Trưng năm 40 cuộc đấu -Khởi nghĩa của tranh giành Hai Bà Trưng độc lập dân mở ra thời kì đấu tộc trước thế tranh giành độc kỉ X. lập – tự chủ của người Việt. Số câu: 2 Số câu TN:2 Số điểm:0,5 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :5% Tỉ lệ :5% Chủ đề 2: -Trình bày -Ý nghĩa lịch Bước ngoặt diễn biến, kết sử chiến thắng lịch sử đầu thế quả của chiến Ngô Quyền kỉ X. thắng Ngô 938 Quyền 938 Số câu: 1 Số câu: 2/3 Số câuTL:1/3 Số điểm:2 Số điểm:1,5 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :20% Tỉ lệ :15% Tỉ lệ :5% Chủ đề -Sự ra đời của 3:Vương quốc Vương quốc Champa và Cham-pa, Phù vương quốc Nam Phù Nam. -Nêu các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam Số câu: 4 Số câu TN:3 Số điểm:1,5 Số điểm:0,75 Tỉ lệ :15% Số câuTl: 1 Số điểm:0,75 Tỉ lệ :1,5% ĐỊA LÍ Chủ đề 4: -Cửa sông chính -Phân bố của Nước trên -Sự vận động của nước trên Trái đất nước biển và đại Trái Đất. dương -Thời gian
  5. -Độ muối trung dao động lớn bình của nước nhất của thủy biển và đại dương triều. -Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương Số câu:6 Số câu TN:4 Số câu TN:2 Số điểm:1,5 Số điểm:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :15% Tỉ lệ :10% Tỉ lệ :5% Chủ đề 5: Đất - Đặc điểm của - Ảnh hưởng - Biện pháp và sinh vật động vật tích cực và để tăng độ trênTrái đất. - Các nhân tố tiêu cực của phì của đất? hình thành đất. con người tới sự phân bố của sinh vật. Số câuTL: 3 Số câu TN:1 Số câuTL: 1 Số câuTL: Số điểm:1,5 Số điểm:0,25 Số điểm:1 1/2 Tỉ lệ :30% Số câuTL: 1/2 TL :10% Số điểm:0,5 Số điểm:1,25 Tỉ lệ :5% Tỉ lệ :15% Chủ đề 6: -Giải thích Con người và dân cư thế thiên nhiên. giới phân bố không đều Số câu:1 Số câuTL: 1 Số điểm:1,5 Số điểm:1,5 Tỉ lệ :15% Tỉ lệ :15% Số điểm:10 Số điểm:4,5 Số điểm:3,5 Số điểm:1,5 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :100% Tỉ lệ :45% Tỉ lệ :35% Tỉ lệ :15% Tỉ lệ :5%
  6. TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN Thứ . . . . ngày . . . tháng5 năm 2022 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Lớp: 6A . . .NĂM HỌC 2021-2022 SBD………….. MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ6 Thời gian làm bài: 60 phút Điểm Nhận xét của giáo viên I. Trắc nghiệm: (3đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa ở A. Hát môn (Phúc Thọ – Hà Nội). B. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). C. Núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa). D.Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên). Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử Việt Nam. B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập – tự chủ của người Việt. C. đánh đổ ách cai trị của nhà Hán, chấm dứt thời Bắc thuộc. D. giành được chính quyền tự chủ trong gần 60 năm. Câu 3: Từ thế kỉ VII, nước Lâm Ấp đổi tên thành A. Cham-pa. B. Pê-gu. C. Phù Nam. D. Sri Vi-giay-a. Câu 4: Người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Hán (năm 192) là A. Lý Bí. B. Bà Triệu. C. Khu Liên. D. Hai Bà Trưng. Câu 5: Tên gọi ban đầu khi mới thành lập của Vương quốc Cham-pa là A. Phù Nam. B. Văn Lang. C. Âu Lạc. D. Lâm Ấp. Câu 6: Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở A. băng hà, khí quyển. B. các dòng sông lớn. C. ao, hồ, vũng vịnh. D. biển và đại dương. Câu 7: Cửa sông là nơi dòng sông chính A. xuất phát chảy ra biển. B. tiếp nhận các sông nhánh. C. phân nước cho sông phụ. D.đổ ra biển hoặc các hồ. Câu 8: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây? A. Không trăng và Trăng tròn. B. Trăng khuyết và không trăng. C. Trăng tròn và trăng khuyết. D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng. Câu 10: Độ muối trung bình của đại dương là A. 32‰. B. 33‰. C. 34‰. D. 35‰. Câu 11: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là A. sóng biển. B. dòng biển. C. thủy triều. D. triều cường. Câu 12: Các loài động vật nào sau đây thuộc loài động vật di cư? A. Gấu trắng Bắc Cực. B.Vượn cáo nhiệt đới. C. Các loài chim. D.Thú túi châu Phi. II/TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1:( 2 điểm)Em hãy trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938( diễn biến, kết quả, ý nghĩa)? Câu 2:( 0,75 điểm) Em hãy nêu các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam.
  7. Câu 3:( 1,75 điểm) Em hãycho biết các nhân tố hình thành đất? Biện pháp để tăng độ phì của đất? Câu 4:(1 điểm) Cho biết ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người tới sự phân bố của sinh vật ? Câu 5:(1,5 điểm) Cho biết vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều? …. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
  8. …. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN I/ Trắc nghiệm ( 3Đ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B A C D D D B A D A C II/Tự luận 7 điểm Câu 1:( 2 điểm)Em hãy trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ( diễn biến, kết quả, ý nghĩa)? Diễn biến:(1đ) - Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta . Lúc này nước triều dâng cao, quân ta nhử địch vào của sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc mà không biết. - Khi nước thủy triều rút quân ta rút toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn . Kết quả:(0,5đ) - Hoàng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi Ý nghĩa : (0,5đ) - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc. Câu 2:( 0,75 điểm) Em hãy nêu các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam. Trả lời: Ý nghĩa : (0,25đ) +Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa. Mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng phù sa bồi đắp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp... +Người dân Phù Nam chế tạo các sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo đặc trưng cho vùng sông nước vẫn còn tồn tại đến nay. +Họ rất giỏi buôn bán, giao lưu thương mại, trao đổi sản vật, hàng hóa,… với các thương nhân người nước ngoài. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo. Câu 3:( 1,75 điểm) Em hãycho biết các nhân tố hình thành đất? Biện pháp để tăng độ phì của đất? Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.(0,75đ) -Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phàn khoáng vật(0,25đ) -Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua nhiệt đọ và lượng mưa(0,25đ) -Sinh vật đóng vai trò quan trong quá trình hình thành đất; góp phần phân hủy và biến đổi chất hữu cơ(0,25đ) -Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi địa hình, thời gian và con người(0,25đ) 1.Biện pháp làm tăng độ phì của đất
  9. Có thể dùng các biện pháp như thủy lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác,... để cải tạo đất. Ngoài luân canh cây trồng, cải thiện chất hữu cơ trong đất bằng cách bón phân hữu cơ hoặc phân rơm đã được ủ cho hoai. Sử dụng các loài nấm và vi khuẩn phân hủy rơm trả lại dinh dưỡng cho đất. Tiến hành các biện pháp làm đất thích hợp. Câu 4:(1 điểm) Cho biết ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người tới sự phân bố của sinh vật ? Mỗi ý đúng 0,5đ Trả lời: +Ảnh hưởng tích cực: Con người mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng. +Ảnh tiêu tích cực : Con người thu hẹp nơi sống của nhiều loài động vật, thực vật . Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Câu 5:(1,5 điểm) Cho biết vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều? Mỗi ý đúng 0,75đ - Dân cư trên thế giới phân bố không đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư. -Trong khi đó, ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau do đó, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2