intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Lịch sử Lớp: 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 04 trang) Mã đề: 101 Họ và tên học sinh:………………..……………. …………………………Lớp:………………… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, Kinh Kỳ tức là muốn nói đến đô thị nào của văn minh Đại Việt? A. Phố Hiến. B. Hội An. C. Thanh Hà. D. Thăng Long. Câu 2: Hệ tư tưởng nào dưới đây được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ và chi phối nội dung giáo dục, khoa cử của văn minh Đại Việt? A. Nho giáo. B. Tư tưởng Hồ Chí Minh. C. Đạo giáo. D. Chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 3: Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chăm-pa? A. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. C. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. Câu 4: Nội dung nào dưới đây là cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt? A. Ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ đại. B. Sự xâm lược và đô hộ của đế quốc Mĩ. C. Sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp. D. Trên cơ sở kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Câu 5: Một trong những yếu tố tác động đến sự khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là A. quá trình xâm nhập của các nước phương Tây. B. sự du nhập của Thiên chúa giáo. C. sự bành trướng và xâm lược của Trung Hoa. D. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo Câu 6: Nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển Văn minh Đại Việt là A. sự tiếp thu tinh hoa văn minh Ấn Độ. B. sự tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa. C. nền độc lập và tự chủ của quốc gia. D. sự kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Trang 1/4 - Mã đề 101
  2. Câu 7: Hai loại hình văn học chính của văn minh Đại Việt thời phong kiến độc lập tự chủ gồm A. văn học nhà nước và văn học dân gian. B. văn học viết và văn học truyền miệng. C. văn học nhà nước và văn học tự do. D. văn học dân gian và văn học viết. Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc? A. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên. B. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước. C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen. D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn. Câu 9: Văn minh Đại Việt gắn với kinh đô chủ yếu là A. Cổ Loa. B. Phú Xuân. C. Thăng Long. D. Hoa Lư. Câu 10: Đơn vị hành chính địa phương nhỏ nhất của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là gì? A. Huyện. B. Chiềng/chạ. C. Quận. D. Phủ. Câu 11: Thành tựu nào sau đây của nền văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới? A. Thành nhà Hồ. B. Thành Gia Định. C. Thành Lam Kinh. D. Thành nhà Mạc. Câu 12: Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao dưới triều đại nào của văn minh Đại Việt? A. Thời Lý. B. Thời Trần. C. Thời Hồ. D. Thời Lê sơ. Câu 13: “Những người tự tiện giết trâu ngựa thì xử phạt 80 trượng và nộp tiền giá con trâu ngựa ấy vào công khố” (Trích Quốc Triều hình luật, bản dịch của Viện Sử học Việt Nam). Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo. B. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công. D. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò. Câu 14: Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển gắn với quốc gia nào? A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Đại Nam. Câu 15: Kinh đô của Nhà nước Âu Lạc là A. Phong Châu. B. Bạch Hạc. C. Cổ Loa. D. Hoa Lư. Trang 2/4 - Mã đề 101
  3. Câu 16: Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước Đại Việt là A. Luật Hồng Đức. B. Hình thư. C. Luật Gia Long. D. Hình luật. Câu 17: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam? A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. C. Khu vực Nam Bộ. D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 18: Ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam đã từng xuất hiện nền văn minh cổ nào dưới đây? A. Văn Lang. B. Phù Nam. C. Chăm-pa. D. Đại Việt. Câu 19: Loại hình tôn giáo nào xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam? A. Nho giáo và Phật giáo. B. Hồi giáo và Phật giáo. C. Thiên chúa giáo và Phật giáo. D. Hin-đu giáo và Phật giáo. Câu 20: Thành tựu nào sau đây của nền văn minh Chăm-pa đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới? A. Quần thể Tháp bánh ít. B. Đồng tiền cổ Óc Eo. C. Thành Đồ Bàn. D. Thánh địa Mỹ Sơn. Câu 21: Nền văn minh Chăm-pa hình thành triển dựa trên nền văn hóa nào? A. Văn hoá Óc Eo. B. Văn hoá Đông Sơn. C. Văn hoá Đồng Nai. D. Văn hoá Sa Huỳnh. Câu 22: Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cổ - trung đại phổ biến là các tác phẩm điêu khắc mang tính chất A. dân gian. B. chuyên chế. C. tôn giáo. D. cung đình. Câu 23: Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong giai đoạn nào? A. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. B. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XI. C. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVII. D. Từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV. Câu 24: Văn minh Đại Việt còn được gọi là A. văn minh sông Hồng. B. văn minh Đại Cồ Việt. C. văn minh Đại Nam. D. văn minh Thăng Long. Trang 3/4 - Mã đề 101
  4. Câu 25: Nhà Lê sơ có chính sách nào dưới đây để khuyến khích giáo dục khoa cử phát triển? A. Dựng bia đá ở Văn Miếu, khắc tên những người đỗ tiến sĩ. B. Lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. C. Ban Chiếu khuyến học, động viên nhân dân đi học. D. Xây dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Câu 26: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào? A. Văn hoá Đồng Nai. B. Văn hoá Sa Huỳnh. C. Văn hoá Đông Sơn. D. Văn hoá Óc Eo. Câu 27: Từ thế kỷ XVI, để phát triển thương nghiệp các triều đại phong kiến Việt Nam đã có hoạt động kinh tế nào dưới đây? A. Buôn bán với các nước phương Tây. B. Đắp đê phòng lụt. C. Thành lập quan xưởng. D. Đẩy mạnh khai hoang. Câu 28: Lê Văn Hưu là tác giả của công trình nghiên cứu nào dưới đây? A. Hổ trướng khu cơ. B. Đại Nam thống nhất toàn đồ. C. Đại Việt sử kí. D. Lập thành toán pháp. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1 (1 điểm). Tại sao nói độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt? Câu 2 (2 điểm). Từ những thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về kinh tế và giáo dục, hãy rút ra nhận xét về giáo dục, khoa cử văn minh Đại Việt. -----------------HẾT--------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2