intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THCS&THPT Trưng Vương

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THCS&THPT Trưng Vương” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THCS&THPT Trưng Vương

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH LONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS-THPT MÔN: LỊCH SỬ 11 TRƯNG VƯƠNG Thời gian làm bài: 60 phút (bao gồm trắc nghiệm và tự luận) Đề thi gồm có: 04 trang ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 138 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (9.0 điểm) Câu 1: Mục tiêu đấu tranh của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia là A. đòi tăng lương giảm giờ làm. B. chống thuế, chống bắt phu. C. đòi các quyền dân sinh, dân chủ. D. đòi tham gia vào bộ máy chính quyền. Câu 2: Điểm chung của các nước tư bản khi giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là A. có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên. B. có ít hoặc không có thuộc địa. C. có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. D. có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư. Câu 3: Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, theo em - bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh? A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. B. Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn. C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. D. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Câu 4: Người đề xướng thực hiện “Chính sách mới” để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là A. Ru-dơ-ven. B. Ai-xen-hao. C. Hu-vơ. D. Tơ-ru-man. Câu 5: Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là A. nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. B. bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp. C. mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. D. triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán. Câu 6: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế? A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời. B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn. C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng. D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp. Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì? A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. B. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. C. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ. D. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất. Câu 8: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát? A. Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. B. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp. C. Vì họ đấu tranh của họ chỉ đòi quyền lợi về kinh tế. Trang 1/4 - Mã đề thi 138
  2. D. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết. Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp nào không nổ ra ở Lào? A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo. B. Khởi nghĩa của Prây-veng. C. Khởi nghĩa của Com-ma-đam. D. Khởi nghĩa của Chậu Pa-chay. Câu 10: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển. B. xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng lệ thuộc vào Pháp. C. thương nghiệp và thủ công nghiệp phát triển ở trình độ cao. D. hệ thống đường giao thông được mở rộng, kinh tế công nghiệp phát triển mạnh. Câu 11: Biện pháp nào dưới đây không thể hiện đúng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế trong Chính sách mới của Rudơven? A. Tạo thêm việc làm mới. B. Thông qua đạo luật ổn định xã hội. C. Phục hồi sự phát triển kinh tế. D. Giải quyết nạn thất nghiệp. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Chủ nghĩa phát xít bị quân đồng mình phản công trên khắp các mặt trận. B. Các nước phát xít Đức, l-ta-li-a, Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn. C. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi. D. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít. Câu 13: Thái độ nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ đối với phe phát xít đã dẫn tới hậu quả gì? A. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng sự nhân nhượng, cô lập các nước đế quốc. B. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng sự nhân nhượng, chia rẽ các nước đế quốc. C. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng sự nhân nhượng, đánh chiếm châu Âu. D. Các nước phát xít lợi dụng sự nhân nhượng, và gây ra chiến tranh thế giới thứ 2. Câu 14: Mục tiêu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 TK XX là A. chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản. B. chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược. C. chống chiến tranh, đói nghèo. D. chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 15: Trong trận Cầu Giấy (ở Hà Nội) lần thứ nhất (12/1873), tướng Pháp nào đã tử trận? A. Rivie. B. Gácniê. C. Hácmăng. D. Đuypuy. Câu 16: Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 17: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là A. kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội. B. tố cáo tội ác của thực dân Pháp. C. kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến. D. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến. Câu 18: Khác với giai cấp nông dân, tầng lớp tư sản có đặc điểm A. là lực lượng cách mạng triệt để nhất. B. có thái độ cách mạng triệt để. C. tư tưởng không kiên định, dễ thỏa hiệp. D. hợp tác chặt chẽ với thực dân Pháp. Câu 19: Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại, kết luận quan trọng nhất cần rút ra cho mình là A. cần khắc phục hậu quả của chiến tranh. B. phải ngăn chặn các cuộc chiến tranh. C. chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn. D. chiến tranh chỉ đem lại sự chết chóc và đau thương. Trang 2/4 - Mã đề thi 138
  3. Câu 20: Em hãy rút ra kết luận vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới? A. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội. B. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta. C. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ. D. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước. Câu 21: Hiệp ước nào đánh dấu triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp? A. Hiệp ước Patơnốt (1884). B. Hiệp ước Hácmăng (1883). C. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). D. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Câu 22: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Cần vương là gì? A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XX. B. Tạo tiền đề cho sự ra đời các trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX. C. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân cuối thế kỉ XX. D. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập. Câu 23: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga? A. Luận cương tháng tư. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Cách mạng tháng Hai. D. Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 24: Phe Trục là khái niệm dùng để chỉ A. sự liên minh của các nước phát xít Đức - Italia - Nhật Bản. B. sự liên minh của các nước đế quốc Anh - Pháp - Hà Lan. C. sự liên minh của các nước phát xít Đức - ltalia - Tây Ban Nha. D. sự liên minh của các nước đế quốc Anh - Pháp - Mĩ. Câu 25: Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Lào năm 1912? A. Bùng nổ hai cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam. B. Kết thúc hai cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam. C. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. D. Kinh đô mới chuyển từ Luông Pha-bang về Viêng Chăn. Câu 26: Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và kết thúc, bài học nào mà Đảng và chính phủ ta cần thực hiện thường xuyên? A. Học tập để hiểu rõ hơn về các cuộc chiến tranh. B. Kiên quyết đấu tranh trước mọi nguy cơ gây chiến. C. Tuyên truyền, phản đối mọi hình thức chiến tranh. D. Đoàn kết, tập hợp lực lượng sẵn sàng đấu tranh. Câu 27: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là do A. mâu thuẫn gay gắt về việc phát triển kinh tế. B. mâu thuẫn gay gắt về chính sách huấn luyện quân đội. C. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thuộc địa. D. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề vũ khí. Câu 28: Trước thay đổi của tình hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX, thái độ của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít là A. nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. B. thành lập phe Đồng minh, kiên quyết chống phát xít. C. lừng chừng, tiếp tục thăm dò hoạt động của phe phát xít. D. liên kết với Liên Xô, ngăn chặn chiến tranh từ chủ nghĩa phát xít. Câu 29: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp. B. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mạnh với nhiều ngành mới. C. Kinh tế Việt Nam không có chuyển biến nào, ngày càng lạc hậu. D. Kinh tế Việt Nam chuyển từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trang 3/4 - Mã đề thi 138
  4. Câu 30: Trước khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là A. địa chủ phong kiến và nông dân. B. địa chủ phong kiến và tiểu tư sản. C. công nhân và nông dân. D. địa chủ phong kiến và tư sản. Câu 31: Điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là A. chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị. B. đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. C. có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. D. có một nền chính trị độc lập. Câu 32: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là A. hưởng ứng chiếu Cần vương. B. phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình. C. chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn. D. là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương. Câu 33: Nêu nhận định của em về việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh đấu tranh chống Pháp của triều đình? A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn. B. Nhân dân chán ghét triều đình, vì triều đình bạc nhược trước sức ép của thực dân Pháp. C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động. D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Câu 34: Đánh giá của em thế nào về tính chất của phong trào Cần vương? A. Nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn. B. Nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình. C. Giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc. D. Mang tính tự phát. Câu 35: Sự khác nhau cơ bản về hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1919-1939) do Đảng Cộng sản lãnh đạo so với các đảng tư sản dân tộc là A. đấu tranh hòa bình. B. khởi nghĩa vũ trang. C. đòi quyền lợi về kinh tế. D. đòi thành lập các đảng chính trị. Câu 36: Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam? A. Hiệp ước Hámăng 1883. B. Hiệp ước Patơnốt 1884. C. Hiệp ước Giáp Tuất 1874. D. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 138
  5. SỞ GD&ĐT VĨNH LONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS-THPT MÔN: LỊCH SỬ 11 TRƯNG VƯƠNG Thời gian làm bài: 60 phút (bao gồm trắc nghiệm và tự luận) ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN 2: TỰ LUẬN (1.0 điểm) -- Câu hỏi: Cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp đã làm xã hội Việt Nam xuất hiện giai cấp mới, đó là giai cấp nào ? Em hãy nêu đặc điểm của giai cấp mới ấy ? -------------------------------------------------------- HẾT --------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. GIÁM THỊ Số tờ Số thứ tự HỌ VÀ TÊN: .......................................................... bài thi LỚP: ........................... SBD: .................................. ………………………….. Giám khảo 1 Giám khảo 2 Điểm và lời phê …………………………… …………………………… BÀI LÀM ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
  6. SỞ GD-ĐT VĨNH LONG TRƯỜNG THCS-THPT TRƯNG VƯƠNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2