intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 104 I.TRẮC NGHIỆM (7.0 ĐIỂM ) Câu 1: Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thuộc hệ thống đảo nào sau đây? A. Đảo chìm. B. Đảo nổi. C. Đảo ngoài bờ. D. Đảo xa bờ. Câu 2: Yếu tố nào không tạo nên vị thế chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông? A. Kiểm soát đường hàng hải trên biển Đông. B. Trung Quốc luôn có âm mưu chiếm giữ trái phép. C. Nhiều hải sản quý, giá trị kinh tế cao. D. Vị trí án ngữ đường hàng hải quốc tế. Câu 3: Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây? A. Đàm phán song phương. B. Hòa bình, không can thiệp. C. Không can thiệp. D. Hòa bình. Câu 4: Ba cơ quan ở trung ương được thành lập mới từ sau cải cách của Minh Mạng là A. Cơ mật viện, Nội các viện, Đô sát viện. B. Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các viện. C. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện. D. Nội các, Hàn lâm viện, Cơ mật viện. Câu 5: Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì? “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?....Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không được yên….Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”. (Hồ Chí Minh) A. Vị trí địa lí của Biển Đông gây ra những khó khăn nhất định về kinh tế, chính trị cho Việt Nam. B. Bảo vệ quyền và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc là trách nhiệm của đồng bào, ngư dân miền biển. C. Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử đã có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền biển đảo. D. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với đất nước, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Câu 6: Đối với Việt Nam, Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược như thế nào trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm? A. Góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. B. Tuyến hàng hải nhộn nhịp lớn thứ hai trên thế giới với lượng hàng hóa lớn. C. Tạo điều kiện để nước ta giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác. D. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất ở Châu Câu 7: Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông? A. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma. C. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma. D. Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a. Câu 8: Nội dung nào không thể hiện sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên, thiên nhiên biển ở Biển Đông? A. Đa dạng sinh học cao B. Có bồn trũng chứa dầu khí lớn. C. Chứa lượng lớn tài nguyên khí đốt. D. Địa bàn chiến lược quan trọng. Câu 9: Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây? A. Châu Phi và châu Âu. B. Châu Âu và châu Úc. Trang 1/2 - Mã đề 104
  2. C. Châu Á và châu Âu. D. Châu Á và châu Phi. Câu 10: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao ở triều đại nào? A. Lê sơ. B. Lý. C. Tiền Lê. D. Trần. Câu 11: Cuộc cải cách hành chính lớn nhất nước ta từ thế kỉ X – XV do ai thực hiện? A. Lý Thánh Tông. B. Lê Thánh Tông. C. Khúc Hạo. D. Trần Thánh Tông. Câu 12: Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông, hình thức đấu tranh nào sau đây không được Việt Nam áp dụng? A. Vũ trang tự vệ. B. Chủ động tấn công vũ trang C. Đàm phán ngoại giao. D. Hỗ trợ ngư dân bám biển. Câu 13: Căn cứ vào điều kiện nào để quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát, đảm bảo an ninh các tuyến đường giao thông trên biển? A. Có nhiều hải sản quý, giá trị cao. B. Có trữ lượng lớn sinh vật biển. C. Vị trí trung tâm của biển Đông. D. Giàu tài nguyên khoáng sản biển. Câu 14: Dưới thời chúa Nguyễn thế kỉ XVII, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? A. Đội Hoàng Sa. B. Cảnh sát biển. C. Đội Trường Sa. D. Đội Bắc Hải. Câu 15: Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào về quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam? A. Tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp lớn thứ hai trên thế giới. B. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất Châu Á C. Giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ nước ta. D. Địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực Châu Á Câu 16: Eo Ma-lắc-ca là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất ở châu lục nào sau đây? A. Châu Âu. B. Châu Á C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. Câu 17: Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông là? A. Thạch cao. B. Than đá. C. Cát đen. D. Dầu khí. Câu 18: Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven vùng Biển Đông là nơi A. Tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới. B. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển. C. Xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền văn minh lớn trong lịch sử thế giới. D. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất thế giới. Câu 19: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lý liên tục đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là A. Thái Lan. B. Campuchia. C. Việt Nam. D. Trung Quốc. Câu 20: Hiện nay Trường Sa trực thuộc quyền quản lí hành chính của tỉnh nào ở Việt Nam? A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Cà Mau. D. Kiên Giang. Câu 21: Ý nào sau đây phản ánh không đúng tầm quan trọng của Biển Đông về quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam? A. Cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa. B. Góp phần phát triển các nghành kinh tế trọng điểm. C. Bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ. D. Con đường giao thương giữa các vùng trong cả nước. II. TỰ LUẬN .(3.0 ĐIỂM) Câu 1.Vì sao Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương? (2,0 điểm). Câu 2. Nêu những việc làm mà một công dân có thể đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. (1,0 điểm). ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 104
  3. Trang 3/2 - Mã đề 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2