intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

Chia sẻ: Từ Lương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Lịch sử lớp 6. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II HUYỆN TÂN YÊN Năm học: 2019-2020 Môn thi: Lịch sử 6 Đề thi có 02 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Chọn đáp án đúng trong các câu sau. Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào thời gian nào? A. Năm 34. B. Năm 40. C. Năm 41. D. Năm 42. Câu 2. Vào đầu thế kỉ VI, nước ta bị nhà nào đô hộ? A. Nhà Lương. B. Nhà Hán. C. Nhà Tùy. D. Nhà Ngô. Câu 3. Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí? A. Vì nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế. B. Vì căm ghét thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư. C. Vì căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ. D. Vì nhân dân thường xuyên phải đi lao dịch. Câu 4. Ai là người được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương? A. Lý Bí. B. Triệu Túc. C. Tinh Thiều. D. Triệu Quang Phục. Câu 5. Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào? A. Năm 542. B. Năm 543. C. Năm 544. D. Năm 545. Câu 6. Vì sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân? A. Ông giành độc lập cho đất nước vào mùa xuân. B. Ông dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân. C. Ông mong ước đất nước được tươi đẹp như mùa xuân. D. Ông mong ước đất nước được độc lập trường tồn, tươi đẹp như vạn mùa xuân. Câu 7. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? A. Thanh Oai - Hà Tây. B. Cổ Châu - Bắc Ninh. C. Hát Môn – Hà Tây. D. Hoàng Xá – Gia Lâm. Câu 8. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào? A. Năm 541. B. Năm 542. C. Năm 543. D. Năm 544. Câu 9. Điểm giống nhau trong chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc là A. thực hiện chính sách “Chia để trị”. B. đặt ra nhiều thứ thuế. C. thiêu hủy sách quý. D. mở nhiều trường học. Câu 10. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 gắn liền với tên tuổi của ai? A. Ngô Quyền. B. Khúc Thừa Dụ. C. Khúc Hạo. D. Dương Đình Nghệ. Câu 11. Tên tướng nào của nhà Nam Hán chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta lần thứ 2? A. Lưu Nham. B. Dương Phiêu. C. Lưu Hoằng Tháo. D. Tô Định.
  2. Câu 12. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa Hai Bà Trưng là A. đều chống lại ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. B. đều chống lại ách thống trị của nhà Lương. C. đều chống lại ách thống trị của nhà Hán. D. đều chống lại các thế lực phản động phương Bắc. Câu 13. Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai vào thời gian nào? A. Năm 930. B. Năm 931. C. Năm 938. D. Năm 939. Câu 14. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có gì chủ động và độc đáo? A. Cử các tướng giỏi chặn đánh ở nhiều nơi. B. Xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở vùng biên giới? C. Xây dựng chiến tuyến phòng thủ trên sông. D. Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông và lợi dụng thủy triều đánh giặc. Câu 15. Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình sát hại để đoạt chức vào năm nào? A. Năm 936. B. Năm 937. C. Năm 938. D. Năm 939. Câu 16. Sự kiện nào đã mở ra bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X? A. Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ. B. Quân Nam Hán bị đánh bại. C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. D. Dương Đình Nghệ bị sát hại. Câu 17. Ngô Quyền kéo quân ra bắc nhằm mục đích gì? A. Trị tội Kiều Công Tiễn. B. Giúp Dương Đình Nghệ chống giặc. C. Giúp Khúc Thừa Mĩ đánh giặc. D. Giúp Dương Đình Nghệ xây dựng chính quyền. Câu 18. Vì sao quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Dương Đình Nghệ bị ám hại. B. Dương Đình Nghệ không thuần phục nhà Nam Hán. C. Muốn Giúp Dương Đình Nghệ tiêu diệt Kiều Công Tiễn. D. Dã tâm xâm lược, lợi dụng Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Câu 19. Nhận thấy quân Nam Hán có ý định xâm lược nước ta Khúc Hạo đã làm gì? A. Gửi con trai là Khúc Thừa Mĩ sang làm tin. B. Cử người sang thuần phục nhà Nam Hán. C. Cho người chấn giữ các vị trí quan trọng. D. Xây dựng phòng tuyến chống giặc. Câu 20. Khúc Thừa Dụ dành được quyền tự chủ vào năm nào? A. Năm 904. B. Năm 905. C. Năm 906. D. Năm 907 II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm). Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Việc nhân dân ta lập đền thờ những người có công đối với đất nước phản ánh điều gì? Câu 2 (2,5 điểm). Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc? Theo em chính sách nào là thâm độc nhất? Họ và tên: .................................................... Số báo danh: ........... Phòng thi: ............
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Lịch sử 6 I. TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 11 C 2 A 12 A 3 C 13 C 4 D 14 D 5 C 15 B 6 D 16 A 7 C 17 A 8 B 18 D 9 B 19 A 10 A 20 B II. TỰ LUẬN. (5 Điểm) Nội dung Điểm Câu 1. (2,5 điểm). * Nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì - Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân 0,5 tộc ta. 1 - Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Nam Hán. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc. - Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. 0,5 * Việc nhân dân ta lập đền thờ những người có công đối với đất nước thể hiện: - Lòng biết ơn và kính trọng những người có công đối với đất nước. 0,5 Câu 2. (2,5 điểm) * Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương : - Chính trị: Chia lại quận huyện, người Trung Quốc trực tiếp cai trị. 0,5 - Kinh tế: Bắt nhân dân ta phải đóng nhiều loại thuế… 0,75 - Văn hóa: Thực hiện chính sách đồng hóa… 0,75 * Chính sách thâm độc nhất là: Đồng hóa nhân dân ta. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2