intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

  1. Trường THCS Phương Đông KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ và tên:……………………….. Môn: Lịch sử 7 - Năm học 2021 - 2022 Lớp: 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Điền chữ cái trước đáp án đúng dưới bảng ở phần bài làm Câu 1. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Đinh Liệt. Câu 2. Khi tiến quân ra Bắc, nghĩa quân Lam Sơn chia làm bao nhiêu đạo? A. 2 đạo. B. 4 đạo. C. 3 đạo. D. 5 đạo. Câu 3. Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 4. Tại sao trong điều lệ lập chợ quy định “Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ cũ”? A. Để bảo vệ những phiên chợ cũ. B. Để tạo điều kiện cho chợ mới phát triển. C. Tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau. D. Để mọi người có thêm cơ hội, thời gian mua bán. Câu 5. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu. B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi. D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Câu 6. Trong bộ luật Hồng Đức có nội dung nào rất tiến bộ so với đương thời? A. Bảo vệ quyền lợi nhà vua. B. Bảo vệ giai cấp thống trị. C. Bảo vệ kinh tế đất nước. D. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 7. Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 8. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở TK XVI? A. Thời vua Lê chúa Trịnh. B. Thời chúa Nguyễn. C. Thời nhà Hồ. D. Thời nhà Mạc. Câu 9. Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài như thế nào? A. Vẫn ổn định. B. Các phe phái tranh giành quyền lực. C. Chính quyền Đàng Ngoài suy sụp. D. Vua Lê đã giành lại quyền lực từ tay chúa Trịnh.
  2. Câu 10. Những năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh? A. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. B. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. C. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. Câu 11. Căn cứ lúc đầu của phong trào Tây Sơn ở đâu? A. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai). B. Gia Định. C. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định). D. Phủ Quy Nhơn. Câu 12. Vì sao Nguyễn Huệ sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc? A. Uy tín của nhà Lê đối với dân Đàng Ngoài lớn. B. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh. C. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn. D. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn kháng chiến chống Xiêm. Câu 13. Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn? A. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. B. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh. C. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm. D. Yêu cầu thống nhất đất nước. Câu 14. Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì? A. Tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược. B. Bảo vệ đất nước trước hiểm họa ngoại xâm. C. Tạo điều kiện mở rộng giao thương với nước ngoài. D. Loại bỏ các thành phần phản động theo đạo Thiên Chúa. Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng về người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ? A. Là người sáng suốt, có tầm nhìn xa và trông rộng. B. Là một người quyết đoán, mạnh mẽ. C. Là một vị vua tài ba, có tài cầm quân và mưu lược rất chính xác. D. Là một vị vua bán nước, bù nhìn. II/ TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Trình bày tình hình nông nghiệp thời Lê sơ. Câu 2. (2 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Câu 3. (1 điểm) Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 - 1423. BÀI LÀM *Phần trả lời của học sinh Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. ….…………………………………………………………………………………………………….…
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: LỊCH SỬ 7 I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Điền chữ cái trước đáp án đúng dưới bảng ở phần bài làm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn B C C C B D D A C B A A A B D Trả lời đúng mỗi câu đạt: 0.33đ– 3 câu: 1 điểm II/ TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2đ) Trình bày tình hình nông nghiệp thời Lê sơ. Điểm * Nông nghiệp - Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải 0.5 phiêu tán. - Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến 0.5 tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. - Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng. 0.25 - Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ... thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi 0.5 phu trong mùa gặt, cấy. Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát 0.25 triển. Câu 2: (2đ) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Điểm Tây Sơn. * Nguyên nhân thắng lợi - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi 0.5 sinh cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. 0.5 Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. * Ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho 0.5 việc thống nhất quốc gia. - Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn : giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập cuả 0.5 Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. Câu 3: (1đ) Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong Điểm những năm 1418 - 1423. - Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh khó khăn, lực lượng yếu, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa…Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào 1 bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
  4. Người duyệt đề Giáo viên ra đề Đỗ Thị Kim Hiệu MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 7 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TC TN TL TN TL TN TL 1. Nước Đại - Biết được các sự - Hiểu được nguyên nhân - Pháp luật: những nét Việt đầu kiện tiêu biểu thời thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tiến bộ của Bộ luật thế kỷ XVI, Lê Lam Sơn Hồng Đức, chính sách thời Lê sơ - Tình hình kinh tế, Ngụ binh ư nông văn hóa, giáo dục - Nhận xét về tinh thần thời Lê sơ chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 SC: 3 1 1 2 1 8 SĐ: 1 2 0.33 0.66 1 5 - Biết được sự suy - Hiểu được vì sao nghĩa quân Cảm nhận về người anh yếu của nhà nước Tây Sơn có thể lật đổ được hùng áo vải Quang phong kiến tập các chính quyền phong kiến Trung - Nguyễn Huệ 2. Nước Đại quyền. Nguyễn - Trịnh - Lê Việt ở các - Tình hình chính trị- - Hiểu được nguyên nhân thế kỷ XVI xã hội. thắng lợi và ý nghĩa lịch sử - XVIII - Phong trào Tây của phong trào Tây Sơn Sơn. SC: 5 1 1 1 8 SĐ: 1.67 0.33 2 0.33 4.33 3. Chế độ - Biết được tình hình - Hiểu được các chính phong kiến kinh tế, chính trị thời sách của nhà Nguyễn nhà Nguyễn đối với các nước Nguyễn. phương Tây SC: 1 1 2 SĐ: 0.33 0.33 0.67 TSC: SC: 10 SC: 4 SC: 4 18 TSĐ: SĐ: 5 SĐ: 3 SĐ: 2 10 TL: TL: 50 TL: 30 TL: 20 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN LỊCH SỬ 7
  5. NĂM HỌC 2021 – 2022 CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ MÔ TẢ 1. Nước Đại - Biết được các sự kiện tiêu biểu thời Lê. Nhận biết Việt đầu thế - Tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục thời Lê sơ kỷ XVI, thời - Hiểu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Thông hiểu Lê sơ Sơn - Pháp luật: những nét tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức, chính sách Vận dụng Ngụ binh ư nông - Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 2. Nước Đại - Biết được sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền. Việt ở các thế Nhận biết - Tình hình chính trị-xã hội. kỷ XVI - - Phong trào Tây Sơn. XVIII - Hiểu được vì sao nghĩa quân Tây Sơn có thể lật đổ được các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh –Lê Thông hiểu - Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn - Cảm nhận gì về người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Vận dụng Huệ 3. Chế độ Nhận biết - Biết được tình hình kinh tế, chính trị thời Nguyễn phong kiến - Hiểu được các chính sách của nhà Nguyễn đối với các nước nhà Nguyễn. Thông hiểu phương Tây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2