intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Điện Bàn’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT T.X ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Môn: Lịch sử – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1: chọn câu A thì ghi 1-A: Câu 1. Nghĩa quân của ai đã đốt cháy tàu Hy vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ? A. Trương Định. B. Thiên Hộ Dương. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 2. Ba tỉnh miền tây Nam Kỳ gồm các tỉnh sau: A. Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. C. Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long. D. Biên Hòa, Định Tường, An Giang. Câu 3. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì? A. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”. B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế. C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng. D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung. Câu 4. Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc Kì lần thứ nhất? A. Giải quyết vụ tên lái buôn Đuy puy gây rối. B. Triều đình Nguyễn nhờ quân Thanh sang đàn áp Pháp. C. Triều Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862. D. Triều Nguyễn giết giáo sĩ Đuy puy. Câu 5. Theo hiệp ước Giáp Tuất Triều đình Huế thừa nhận các tỉnh nào thuộc Pháp? A. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. B. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. C. Các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ. D. Sáu tỉnh Nam Kỳ. Câu 6. Khi Nguyễn Tri Phương bị Pháp bắt, ông đã có thái độ như thế nào? A. Nhịn ăn mà chết. B. Bỏ trốn về Huế. C. Đầu hàng giặc. D. Được quân dân Hà Nội cứu, ông tiếp tục chiến đấu. Câu 7. Đội quân của ai đã hai lần giết sĩ quan Pháp tại Cầu Giấy? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Lưu Vĩnh Phúc. D. Nguyễn Lâm. Câu 8. Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì? A. Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ. B. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời. C. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp. D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp. Câu 9. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào? A. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. B. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân. C. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình. D. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp. Trang 1/2
  2. Câu 10. Sau chiến thắng Cầu Giấy lần hai, Pháp quyết định tấn công thẳng vào A. cửa biển Thuận An. B. Toà Khâm sứ. C. Hoàng thành. D. Đồn Mang Cá. Câu 11. Hiệp ước Pa - tơ - nốt chỉ chỉnh sửa đôi chút về ranh giới khu vực A. Nam Kỳ. B. Bắc Kỳ. C. Trung Kỳ. D. Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Câu 12. Sau hiệp ước Pa- tơ- nốt, triều đại phong kiến nhà Nguyễn tồn tại với tư cách A. là quốc gia độc lập. B. là chế độ thuộc địa. C. là quốc gia phong kiến. D. là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Câu 13. Trận đánh Hà Nội lần thứ hai của Pháp có kết quả như thế nào? A. Hà Nội thất thủ, Nguyễn Tri Phương nhịn ăn mà chết. B. Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu thắt cổ tự tử. C. Pháp thua, bỏ chạy về Đà Nẵng. D. Quân triều đình bao vây quân Pháp trong thành. Câu 14. Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông (7000 quân) nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại? A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến. B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài. C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém. D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn. Câu 15. Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào? A. Cho quân tiếp viện. B. Cầu cứu nhà Thanh. C. Thương thuyết với Pháp. D. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp. Phần II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trong Phong trào Cần Vương cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì Sao? Câu 2: (1 điểm) Bằng vốn kiến thức lịch sử của mình, em hãy cho biết: a. (1 điểm) Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? b. (2 điểm) Nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? …………….Hết………….. Trang 2/2
  3. PHÒNG GD&ĐT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 THỊ XÃ ĐIỆN BÀN Môn: LỊCH SỬ– Lớp 8 Thời gian: 45 phút KHUNG MA TRẬN Cấp độ tư duy Tên chủ đề Cộng Nhận Thông hiểu Vận Vận biết dụng dụng cao T TN TL TN TL T T TN L N L 1. Cuộc kháng chiến Những nét chính 3 3 từ năm 1858 đến về kháng chiến 10% năm 1873 chống Pháp ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kì. 2. Kháng chiến lan Kháng chiến ở Hà 3 2 1 6 rộng ra toàn quốc Nội và các tỉnh ở 20% (1873 - 1884) đồng bằng Bắc kì (1873-1874) Kháng chiến của 3 1 2 6 nhân dân Bắc kì 20% lần (1882-1883) 3. Phong trào kháng Phong trào Cần 1 1 chiến chống Pháp vương bùng nổ và 20% trong những năm phát triển cuối thế kỉ XIX 4. Khởi nghĩa Yên Nguyên nhân bùng ½ ½ Thế và phong trào nổ 10% chống Pháp của So sánh với các ½ ½ đồng bào miền núi cuộc khởi nghĩa 20% cuối thế kỉ XIX cùng thời Tổng số câu hỏi ½ 9 1 3 ½ 3 17 Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ % 40,0% 30,0% 20,0% 10,0% 100,0% Trang 3/2
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN BẢNG ĐĂC TẢ ĐỀ TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 TT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG HÌNH CÁC MỨC ĐIỂM THỨC ĐỘ 1 1. Cuộc Những nét chính về kháng chiến TN Nhận biết 1 kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng và 3 tỉnh từ năm 1858 miền Đông Nam kì. – 1873 2 2. Kháng Kháng chiến ở Hà Nội và các TN Nhận biết 1 chiến lan tỉnh ở đồng bằng Bắc kì (1873- rộng ra toàn 1874) quốc (1873 - Kháng chiến ở Hà Nội và các TN Thông hiểu 0,66 tỉnh ở đồng bằng Bắc kì (1873- 1884) 1874) Kháng chiến ở Hà Nội và các TN Vận dụng 0,33 tỉnh ở đồng bằng Bắc kì (1873- cao 1874) Kháng chiến của nhân dân Bắc kì TN Nhận biết 1 lần (1882-1883) Kháng chiến của nhân dân Bắc kì TN Thông hiểu 0,33 lần (1882-1883) Kháng chiến của nhân dân Bắc kì TN Vận dụng 0,66 lần (1882-1883) cao 3 3. . Phong Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất TL Thông hiểu 2 trào kháng trong phong trào Cần Vương? Vì chiến chống sao? Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX 4 Khởi nghĩa - Nguyên nhân bùng nổ. TL Nhận biết 1 Yên Thế và phong trào So sánh với các cuộc khởi nghĩa TL Thông hiểu 2 chống Pháp cùng thời của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX Trang 4/2
  5. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u ĐA C B A A D A C B A A C D B C D II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm - Trong Phong trào Cần Vương cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi (0,5) nghĩa tiêu biểu nhất: 1 - Vì: (2 đ) + Quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà (0,5) Tĩnh, Quảng Bình. Đường lối đánh linh hoạt nên đã đẩy lui được nhiều cuộc càn quét của địch. + Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ (nghĩa quân chia thành 15 quân thứ), chế tạo (0,5) được vũ khí mới ( súng trường theo kiểu của Pháp). + Lãnh đạo là văn thân, thời gian tồn tại 10 năm, vừa chống Pháp vừa chống (0,5) phong kiến . *Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Yên Thế 1đ - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô (0,5) cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. 2a - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân (0,5) (1 đ) dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. Lãnh đạo: 0.5 -Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần (0,25) Vương -Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám (0,25) Mục tiêu: 0.5 (0,25) -Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. 2b -Khởi nghĩa Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình (2 đ) (0,25) đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội. Địa bàn hoạt động: 0.5 -Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung (0,25) Kì -Khởi nghĩa Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. (0,25) Tính chất: 0.5 -Phong trào Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp (0,25) theo khuynh hướng phong kiến, phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn khởi nghĩa Yên Thế -Khởi nghĩa Yên Thế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát, phát (0,25) triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Trang 5/2
  6. Trang 6/2
  7. ---- HẾT ---- Trang 7/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2