intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2022-2023. Môn LỊCH SỬ - Lớp 8. Tên Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
  2. 1. Khởi - Biết - Hiểu - Xác định nghĩa Yên được tên được được sự Thế và lãnh tụ tối nguyên khác biệt phong cao của nhân nông căn bản trào khởi nghĩa dân Yên của khởi chống Yên Thế Thế lại nghĩa Yên Pháp của trong giai đứng lên Thế (1884 đồng bào đoạn 1893 đấu tranh – 1913) so miền núi – 1913. chống với các cuối thế kỉ - Biết Pháp? cuộc khởi XIX. được nét - Hiểu nghĩa nổi bật của được lý do trong phong trào thực dân phong trào nông dân Pháp tập Cần Yên Thế trung lực Vương trong giai lượng, mở (1885 – đoạn cuộc tấn 1896). 1884- cống quy 1892. mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909- 1913?
  3. Số câu 2 2 1 5 Số điểm 0.66 0.66 0.33 1.66 Tỉ lệ % 6.6 6.6 3.3 16.6 2. Trào - Biết nội -Hiểu - Giải - Ý nghĩa Liên hệ lưu cải dung của nguyên thích tại quan trọng với tình cách duy bản Thời nhân khiến sao các đề nhất của hình ngày tân ở Việt vụ sách. 1 số quan nghị cải những tư nay để lí Nam nửa - Biết tên lại, sĩ phu cách tưởng cải giải Tại cuối thế kỉ cửa biển đưa ra các cách cuối không sao các đề XIX. được xin đề nghị cải thế kỉ thực hiện nghị cải bởi Trần cách. XIX. Đình Túc được. cách cuối và Nguyễn thế kỷ Huy Tế để XIX thông không thương. thực hiện được mà công cuộc đổi mới hiện nay của Đảng ta lại rất thành công?
  4. Số câu 2 1 ½ 1 ½ 5 Số điểm 0.66 0.33 1 0.33 1 3.33 Tỉ lệ % 6.6 3.3 10 3.3 10 33.3 3. Chủ đề: - Biết Trình bày - Hiểu - Nhận xét So sánh Những được biện được được lý về đánh được con chuyển biến pháp để những giá tổ chức đường kinh tế, xã Pháp nắm do Pháp bộ máy cứu nước hoạt động hội ở Việt giữ độc chú trọng nhà nước của của Nam và quyền thị xây dựng Đông Người sau Nguyễn phong trào trường hệ thống Dương do khi ra đi Tất Thành yêu nước Việt Nam. giao người chống Pháp - Biết tìm đường Pháp xây có gì mới từ đầu thế được thái cứu nước thông dựng trong so với các kỉ XX đến độ của giai đến năm trong cuộc khai nhà yêu 1918. cấp nông 1917? cuộc khai thác lần 1. nước dân Việt thác chống Nam đối thuộc địa Pháp với thực trước đó dân Pháp lần 1. và tay sai. - Hiểu được lý do Pháp mở rộng hệ thống giáo dục
  5. ở Việt Nam. - Hiểu được nguyên nhân giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Số câu 2 ½ 3 1 ½ 7 Số điểm 0.66 2 1 0.33 1 5 Tỉ lệ % 6.6 20 10 3.3 10 50
  6. Tổng câu 6+1/2 6+1/2 3 + 1/2 17 Tổng điểm 4 3 2 10 Tỉ lệ% 40 30 20 100 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ và tên: ...................................... NĂM HỌC 2022- 2023 Lớp: 8/... Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2
  7. ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai? A. Đề Nắm. B. Đề Thám. C. Đề Sặt. D. Đề Nguyên. Câu 2: Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là A. các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm. B. vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. C. liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp. D. giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh. Câu 3: Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp? A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra. B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống. C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình. D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến. Câu 4: Tại sao thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn cống quy mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909-1913? A. Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội. B. Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Trung Kì. C. Do Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. D. Do Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội.
  8. Câu 5: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia. B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh. C. hình thức, phương pháp đấu tranh. D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào. Câu 6: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ. C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. Câu 7: Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương? A. Cửa biển Hải Phòng. B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định). C. Cửa biển Thuận An ( Huế). D. Cửa biển Đà Nẵng. Câu 8: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì? A. Đã gây được tiếng vang lớn. B. Đạt được những thắng lợi nhất định. C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. D. Không phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. Câu 9: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến một số quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách? A. Họ có lòng yêu nước, thương dân. B. Họ mong muốn nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù. C. Họ không có vị trí xứng đáng trong triều đình. D. Tình hình đất nước ngày một nguy khốn.
  9. Câu 10: Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam? A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam. B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam. C. Thành lập ngân hàng Đông Dương. D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi. Câu 11: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông? A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp. B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương. Câu 12: Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam? A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ. B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh. C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam. D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về tổ chức bộ máy nhà nước người Pháp đã xây dựng ở Đông Dương trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. B. Bộ máy chính quyền hoàn toàn do thực dân Pháp chi phối. C. Có sử dụng đội ngũ quan lại, địa chủ phong kiến làm tay sai. D. Làng xã vẫn là một đơn vị hành chính độc lập. Câu 14: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ? A. Vì họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo.
  10. B. Vì họ lương không đủ ăn. C. Vì họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột. D. Vì họ đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt. Câu 15: Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai? A. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh. B. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai. C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến. D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu những hoạt động của Người sau khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1917? Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Câu 2: (2 điểm) Tại sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Em hãy liên hệ với tình hình ngày nay: Tại sao các đề nghị cải cách cuối thế kỷ XIX không thực hiện được mà công cuộc đổi mới hiện nay của Đảng ta lại rất thành công? --- Hết --- PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Năm học: 2022 - 2023 Môn: LỊCH SỬ 8. Thời gian: 45 phút ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi ý đúng ghi 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B A B A A A B C C A C A D C A án
  11. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu * Nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm 2.0 1 đường cứu nước 3 - 5/6/1911, từ cảng nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước… 0.5 điểm -Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, 0.5 châu Mỹ, châu Âu - Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, học tập và rèn luyện trong quần chúng lao động, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam 0.5 yêu nước ở Pa-ri. - Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp 0.5 và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có sự chuyển biến. * Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó 1.0 - Các nhà yêu nước là các sĩ phu phong kiến muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp. Mong muốn giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa. 0.5 - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do- Bình đẳng- Bác ái”, xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc. 0.5
  12. Câu * Các đề nghị không thực hiện được vì: 1.0 2 - Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ 0.5 2 những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã điểm hội Việt Nam lúc đó. 0.5 - Sự bảo thủ lạc hậu của triều Nguyễn không chịu thay đổi, từ chối cải cách. 1.0 * Liên hệ 0.5 - Các đề nghị cải cách cuối thế kỷ XIX không thực hiện được phần lớn vì: triều đình Nguyễn bảo thủ không chịu thay đổi đường lối lạc hậu, chỉ lo bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. 0.5 - Công cuộc đổ mới hiện nay thực hiện thành công vì: + Đảng và Nhà nước quyết tâm đổi mới, có đường lối đúng đắn. + Các chính sách đều hướng về quyền lợi của nhân dân, được nhân dân tin yêu ủng hộ hết lòng.... *Ghi chú: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1