intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2022 – 2023 Môn: Lịch sử và Địa lí - Khối 6 MÃ ĐỀ: LS&ĐL 601 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày thi: 04/05/2023 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Phần I: Trắc nghiệm (2,5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Hoạt động kinh tế nào không phải của cư dân Chăm-pa? A. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất. B. Khai thác sản vật rừng và biển. C. Trồng nho, ôliu. D. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông. Câu 2. Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Chăm-pa so với cư dân Văn Lang, Âu Lạc là gì? A. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa. B. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo. C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc. D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ. Câu 3. So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có điểm gì khác biệt? A. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò. B. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp. C. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh. D. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá. Câu 4. Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu? A. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta. B. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay. D. Dải đất ven biển miền Trung nước ta. Câu 5. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc? A. Ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh của nông dân ở Trung Quốc. B. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách đồng hóa, khiến người dân bất bình. C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc. D. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt. Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển văn hóa dân tộc của người Việt trong thời Bắc thuộc? A. Người Việt truyền dậy tiếng Việt và không tiếp nhận tiếng Hán. B. Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên. C. Người Việt tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài. D. Kĩ thuật làm gồm men học hỏi từ người Hán nhưng vòi ấm được trang bằng hình ảnh đầu gà. Câu 7. Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là A. Tượng Lâm. B. Chân Lạp. C. Phù Nam. D. Lâm Ấp. Câu 8. Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Quãng Ngãi. D. Quảng Nam. Câu 9. Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào nước ta thời Bắc thuộc? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo. Câu 10. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành A. chức Tiết độ sứ. B. quyền dân sinh. C. quyền dân chủ. D. độc lập, tự chủ. Phần II: Tự luận (2,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta những gì? Là học sinh, em cần làm gì để bảo vệ những thành quả đó? Câu 2 (1,0 điểm): Trình bày nội dung cải cách của Khúc Hạo? Những cải cách đó có ý nghĩa gì với lịch sử dân tộc? Trang 1/2
  2. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Phần I: Trắc nghiệm (2,5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Châu lục có số dân đông nhất thế giới là A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Mỹ. D. Châu Phi. Câu 2. Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á? A. Cai-rô. B. Niu Đê-li. C. Tô-ky-ô. D. Mum-bai. Câu 3. Sự phân bố dân cư trên thế giới chịu ảnh hưởng chủ yếu của A. điều kiện kinh tế- xã hội và điều kiện tự nhiên. B. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. C. tài nguyên thiên nhiên và sở thích người dân. D. sở thích người dân và chính sách nhà nước. Câu 4. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống của con người là A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu. B. địa hình, khí hậu, nguồn nước, đất đai. C. nguồn nước, địa hình, dân số, khí hậu. D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách Câu 5. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc A. tạo ra một số loài mới trong quá trình lai tạo. B. làm tuyệt chủng một số loài động vật và thực vật. C. mở rộng diện tích rừng trồng trên bề mặt Trái Đất. D. di chuyển giống cây trồng từ nơi này tới nơi khác. Câu 6. Người E-xki-mô sống ở vùng cực Bắc thường mặc đồ làm bằng da thú, mục đích chủ yếu là để A. hợp thời trang. B. chống lạnh. C. theo truyền thống. D. khỏi lãng phí. Câu 7. Phát triển bền vững là sự phát triển A. diễn ra liên tục trong nhiều năm liên tiếp. B. dựa vào khai thác ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. C. nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. D. dựa trên cơ sở bảo vệ và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên để sử dụng nguồn tài nguyên được lâu dài. Câu 8. Ý nghĩa của việc khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên không bao gồm? A. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tiết kiệm. B. Tận dụng triệt để các loại tài nguyên thiên nhiên trong đời sống và sản xuất. C. Hạn chế sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên cả về số lượng và chất lượng. D. Đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho con người trong hiện tại cũng như trong tương lai. Câu 9. Bảo vệ tự nhiên không gồm nội dung nào dưới đây? A. Giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra. B. Ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. C. Giữ gìn sự đa dạng sinh học. D. Bảo vệ không gian sống của con người. Câu 10. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do A. chiến tranh, thiên tai. B. khai thác quá mức. C. phát triển nông nghiệp. D. dân số đông và trẻ. Phần II: Tự luận (2,5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Em hãy giải thích tại sao dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều ? Câu 2 (1,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất là vô hạn nên con người có thể khai thác thoải mái để phục vụ cho nhu cầu của mình”. Theo em, cách suy nghĩ đó sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào? Câu 3 (0,5 điểm): Em hãy lấy hai ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên. ----- HẾT ----- Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2