UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
___________<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN 6<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu<br />
trả lời đúng hoặc ghép đôi.<br />
Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng<br />
Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn<br />
chặt,quai hàm bạnh ra ,cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của<br />
Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương<br />
Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…<br />
Câu 1(0,25 điểm): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?<br />
A.Biểu cảm.<br />
<br />
B. Tự sự<br />
<br />
C.Miêu tả<br />
<br />
D.Nghị luận<br />
<br />
Câu 2(0,25 điểm): Ngôi kể trong đoạn văn?<br />
A. Thứ 3<br />
<br />
B. Thứ 2<br />
<br />
C. Thứ nhất<br />
<br />
D.Thứ nhất số nhiều<br />
<br />
Câu 3(0,25 điểm): Trong đoạn văn tác giả dùng phép so sánh mấy lần?<br />
A . Một lần<br />
<br />
B. Hai lần<br />
<br />
C. Ba lần<br />
<br />
D. Bốn lần<br />
<br />
Câu 4(0,25 điểm): Trong câu “ Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng<br />
Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng<br />
dạ dạ…” có mấy cụm danh từ?<br />
A . Một cụm<br />
<br />
B. Hai cụm<br />
<br />
C. Ba cụm<br />
<br />
D. Bốn cụm<br />
<br />
Câu 5 (1,0 điểm)<br />
Ghép tên phép tu từ ở cột A với khái niệm tương ứng ở cột B<br />
A<br />
1. So sánh<br />
<br />
B<br />
a. là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,... bằng những từ ngữ vốn<br />
được dùng để gọi hoặc tả con người.<br />
<br />
2. Nhân<br />
<br />
b. gọi tên sự vật,hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện<br />
<br />
hóa<br />
<br />
tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.<br />
<br />
3. Ẩn dụ<br />
<br />
c. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét<br />
tương đồng,<br />
<br />
4. Hoán dụ<br />
<br />
d. là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa<br />
cho động từ, tính từ.<br />
e. gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét<br />
tương đồng với nó.<br />
<br />
II. Phần tự luận (6 điểm)<br />
Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng?<br />
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng<br />
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”<br />
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)<br />
Câu 2 (6 điểm): Hãy tả lại quang cảnh khu phố (hoặc thôn xóm) em vào một ngày mùa<br />
đông giá lạnh.<br />
................ Hết ..............<br />
<br />
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
----------------------I . Phần trắc nghiệm (2 điểm)<br />
* Mỗi ý đúng:0,25 điểm<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
Đáp án<br />
C<br />
A<br />
II. Phần tự luận (6 điểm)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II<br />
MÔN: NGỮ VĂN 6<br />
<br />
3<br />
D<br />
<br />
4<br />
B<br />
<br />
5<br />
1-c, 2-a, 3-e, 4-b<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
(2,0 đ)<br />
<br />
Đáp án<br />
Điểm<br />
- Hs chỉ ra được phép tu từ: “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là - (1 điểm)<br />
phép tu từ ẩn dụ phẩm chất.<br />
- Phân tích được tác dụng: Qua h/a ẩn dụ, tác giả đã ca ngợi Bác - (1 điểm)<br />
Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc như mặt trời soi sáng, dẫn đường, chỉ<br />
lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới<br />
tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.<br />
<br />
2<br />
(6,0 đ)<br />
<br />
* Yêu cầu chung:<br />
- Làm đúng kiểu bài văn miêu tả (làm nổi bật được đối tượng<br />
miêu tả, sử dụng được phép so sánh và miêu tả theo một trình tự<br />
hợp lí)<br />
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm vào bài văn<br />
- Bước đầu biết tách đoạn triển khai ý<br />
- Có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Diễn đạt có cảm xúc<br />
* Mở bài:<br />
- (0,5<br />
- Giới thiệu lí do em có dịp quan sát quang cảnh khu phố (hoặc<br />
điểm)<br />
thôn xóm) em vào một ngày mùa đông giá lạnh.<br />
+ 0,25<br />
- Cảm xúc khái quát về cảnh đó.<br />
điểm<br />
+ 0,25<br />
*Thân bài:<br />
điểm<br />
- Thời điểm quan sát<br />
- (4,0điểm)<br />
- Miêu tả những cảnh tiêu biểu, nổi bật nhất của khu phố (hoặc +(0,5 điểm)<br />
thôn xóm) vào một ngày mùa đông giá lạnh.<br />
+(2,0 điểm)<br />
+ Không gian, bầu trời, mặt đất, ...<br />
+ Những dãy nhà, ngõ phố,...<br />
+ Hàng cây, vườn, ao, mặt hồ,...<br />
+Con đường,...<br />
+(1,5 điểm)<br />
+ Gió, mưa, nắng,...<br />
- Miêu tả hoạt động của con người trong khung cảnh đó (những<br />
hình ảnh tiêu biểu nhất: đó là hoạt động nào? Diễn ra như thế nào? - (0,5điểm)<br />
Tâm trạng, điệu bộ,..?)<br />
* Chú ý: phải phù hợp với từng khung cảnh riêng (phố xá hay<br />
<br />
làng xóm)<br />
* Kết bài<br />
- Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em về cảnh được tả<br />
Cộng 1 điểm đối với bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. Bài viết thật sự sáng<br />
tạo, Cảm xúc chân thành, diễn đạt hấp dẫn, trình tự miêu tả hợp lí. Đặc biệt có những hình<br />
ảnh so sánh và nhận xét độc đáo,sâu sắc.<br />
(1 điểm trình bày)<br />
* Lưu ý: - Hs có thể có nhiều cách mở bài hoặc trình tự miêu tả khác nhau song phải làm toát<br />
lên được những đặc điểm cơ bản, tiêu biểu, đặc trưng của quang cảnh một ngày mùa đông ở môt<br />
không gian cụ thể<br />
- Tuỳ vào mức độ làm bài của HS, Gv linh hoạt cho điểm.<br />
............... Hết ..............<br />
<br />