Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức % Tổn Nhận Thông Vận Vận Tổng g biết hiểu dụng dụng cao điể T Kĩ m T năn T Thời T Thời T Thời T Thời Số Thời g ỉ gian ỉ gian ỉ gian ỉ gian câ gian lệ (phú lệ (phú lệ (phú lệ (phú u (phú % t) % t) % t) % t) hỏ t) i 1 Đọc 1 10 1 5 5 5 0 0 04 20 30 hiểu 5 0 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 đoạ n văn nghị luận xã hội 3 Viết 2 10 1 10 1 20 5 10 01 50 50 bài 0 5 0 văn nghị luận văn học Tổng 4 25 3 20 2 30 1 15 06 90 100 0 0 0 0
- Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
- BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao 1 ĐỌC Thơ hiện Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU đại Việt - Xác định đề tài, hình Nam từ tượng nhân vật trữ tình đầu thế kỉ trong bài thơ/đoạn thơ. XX đến 1945 - Nhận diện được (Ngữ liệu phương thức biểu đạt, ngoài thể thơ (Câu 1), các biện sách giáo pháp tu từ... trong bài khoa). thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ. (Câu 2) Thông hiểu: - Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung (Câu 3) và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng:
- Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. (Câu 4) - Rút ra thông điệp /bài học cho bản thân. - Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại. 2 VIẾT Nghị Nhận biết: 1* ĐOẠN luận về - Xác định được tư VĂN một tư tưởng, đạo lí cần bàn NGHỊ tưởng, luận. LUẬN đạo lí XÃ - Xác định được cách HỘI thức trình bày đoạn văn. (Khoảng Thông hiểu: 150 chữ) - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến
- Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. Nghị Nhận biết: luận về - Xác định được hiện một hiện tượng đời sống cần bàn tượng đời luận. sống - Xác định cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/các mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng đời sống. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về
- Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao hiện tượng đời sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1* BÀI về một - Xác định được kiểu bài VĂN bài nghị luận; vấn đề nghị NGHỊ thơ/đoạn luận. LUẬN thơ: VĂN - Giới thiệu tác giả, bài - Lưu biệt thơ, đoạn thơ. HỌC khi xuất dương - Nêu nội dung ,đặc (Phan Bội điểm nghệ thuật nổi Châu) bật... của bài thơ/đoạn thơ. -Hầu trời (Tản Đà) Thông hiểu: - Vội - Diễn giải những đặc vàng sắc về nội dung và nghệ (Xuân thuật của bài thơ/đoạn Diệu) thơ theo yêu cầu của đề: - Tràng khát vọng cao đẹp của giang nhân vật trữ tình ;cách (Huy ứng xử mới mẻ trước Cận) thời gian của nhà thơ Xuận Diệu; sự cách tân - Đây mới mẻ về ngôn ngữ, thôn Vĩ Dạ (Hàn hình ảnh,... Mặc Tử) - Lí giải được một số đặc - Chiều điểm của thơ hiện đại từ tối (Hồ đầu thế kỉ XX đến Cách Chí mạng tháng Tám 1945 Minh) được thể hiện trong bài
- Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao - Từ ấy thơ/đoạn thơ. (Tố Hữu) Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:
- - Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng). - Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học. - (1*) Một đoạn văn/bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.
- SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Con thương mẹ con thương biển cả Giấu tâm hồn nhân hậu dưới phong ba Nếu giặc đến biển sẽ thành chảo lửa Sao biển vẫn ngoan như chiếc ao nhà Thế hệ chúng con chưa kịp tròn mười tám Như đất nước nghìn năm chưa một kỷ nguyên già Những quả đồi nằm theo dáng đấm Sông Thương buồn có giặc cũng lao ra Thế hệ chúng con đi như gió thổi Quân phục xanh đồng sắc với chân trời Chưa kịp yêu một người con gái Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn Sống thì đi mà chết thì nằm Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn Đất nước là một cuộc hành quân. (Đất nước hình tia chớp, Trần Mạnh Hảo) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ thể hiện sức mạnh chiến đấu của thiên nhiên được nêu trong đoạn trích. Câu 3. Nêu nội dung của dòng thơ: Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn. Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến. II.LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 2(5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”… (Đây thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2008) -------------------Hết--------------------
- SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, Lớp: 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Không chấp nhận câu trả lời khác 2 Sức mạnh chiến đấu của thiên nhiên được thể hiện qua những từ 0,75 ngữ, hình ảnh: giặc đến biển sẽ thành chảo lửa, quả đồi nằm theo dáng đấm, Sông Thương buồn có giặc cũng lao ra. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời chỉ 2 ý có trong đáp án: 0,5 điểm 3 Nội dung của hai dòng thơ thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời 1,0 kháng chiến: sự cao thượng, đức hi sinh (dành cho bạn nụ cười: sự khích lệ, lạc quan; nhận riêng mình nỗi buồn). Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý có trong đáp án: 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Bày tỏ cảm nghĩ chân thành, sâu sắc của bản thân (có thể trình bày 0,5 theo hướng: vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến là vẻ đẹp của những con người quả cảm, mạnh mẽ, sôi nổi, trẻ trung, sẵn sàng hi sinh cho đất nước, cho đồng đội; cảm nghĩ của bản thân: trân trọng, tự hào, khâm phục …) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của việc vượt qua những khó 2,0 khăn, thử thách trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
- tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của việc vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về ý nghĩa của sự tri ân với thế hệ đi trước. Có thể triển khai theo hướng: Vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ giúp bản thân: - Có niềm tin vào chính mình, có thêm bản lĩnh để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. - Thay đổi được hoàn cảnh số phận, làm cho cuộc sống bản thân có ích, có ý nghĩa hơn. - Người biết vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ luôn tạo được lòng tin ở người khác, được mọi người cảm phục ngưỡng mộ. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận vẻ đẹp đoạn ( hai khổ) trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ 5,0
- (Hàn Mặc Tử) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ tình qua hai khổ thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn MặcTử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ 0,5 và đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, luận đề: 0,25 điểm. * a. Khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc bình minh đẹp, 2,5 tươi tắn được tái hiện qua nỗi nhớ da diết của thi nhân. - Mở đầu bài thơ là ý thơ chào mời, trách móc, hay là câu hỏi với người thân quen. - Ba câu thơ tiếp theo tác giả khắc hoạ vẻ đẹp của thôn Vĩ bằng vài nét vẽ thoáng nhẹ nhưng lại đầy ấn tượng; hài hoà giữa ánh nắng vàng rực rỡ trên hàng cau xanh tươi; hài hoà giữa thiên nhiên và con người xứ Huế. - Chú ý nghệ thuật: dùng từ, hình ảnh thơ, điệp từ, so sánh. b. Khổ thơ tiếp: Bức tranh thôn Vĩ đêm trăng thấm đượm nỗi buồn, chia lìa, tan vỡ. - Ở khổ thơ này cảnh vật, tâm trang và giọng điệu có sự chuyển đổi, một nỗi u buồn đã bao phủ lên tất cả, gió trăng, mây nước đều nhuốm màu chia lìa tan tác. - Nghệ thuật : nhịp thơ 4/3, điệp từ, nhân hoá. - Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Về nội dung: vẻ đẹp của thiên nhiên, con người xứ Huế và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết… - Về nghệ thuật : Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp và gợi cảm; Ngôn ngữ
- thơ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa; Các biện pháp tu từ được sử dụng thành công: câu hỏi tu từ, điệp ngữ, so sánh, đối lập, nhân hóa.. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn