intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II CỬA TÙNG NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, lớp 12 ( Đề thi gồm 2 mặt giấy) Thời gian : 90 phút, không tính thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng,với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con hàng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất…. có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay, đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo động nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm. (Trích: Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 36- 37) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? Câu3. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay? Câu 4. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
  2. Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Câu 2 (5,0 điểm) “...Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rộng luộc chấm muối… - Lão ta hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề. - Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt -nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…. Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh… - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo? - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hành chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con, cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được. Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt sáng lên như một nụ cười – vả lại , ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên? (Trích Chiếc thuyền ngoài xa –Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr. 75-76) …………………………………….HẾT………………………………
  3. TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II CỬA TÙNG NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, lớp 11 ( Đề thi gồm 2 mặt giấy) Thời gian : 90 phút, không tính thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Dậy mà đi! Dậy mà đi! Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi? Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Huống đường đi còn lắm bước gian truân Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu! Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo: Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây! Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai Chân có ngã thì đứng lên, lại bước. Thua ván này, ta đem bầy ván khác, Có can chi, miễn được cuộc sau cùng Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại: Một lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong người... (Dậy mà đi - Tố Hữu) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: Ý nghĩa từ “dại”, “khôn” trong câu: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả đoạn trích: “ Một lần ngã là một lần bớt dại/ Để thêm khôn một chút nữa trong người”? Vì sao? Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của nghị lực con người trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
  4. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) .................................................HẾT.............................................................
  5. TRƯỜNG THPT KIỂM TRA CUỐI KÌ II CỬA TÙNG NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm .... trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu 0,75 đạt chinh: Nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 2 phương thức trong đó có nghị luận: 0,5 điểm, 3 phương thức trong đó có nghị luận 0,25 điểm, 4 phương thức có nghị luận không có điểm. 2 Theo tác giả, 0,75 nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô cảm, do sự xuống
  6. cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn vẫn cho: 0,75 điểm. 3 Thái độ của tác 1,0 giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở... Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 2 từ: 0,5 điểm. -Có cách diễn đạt tương đương, thuyết phục: 0,75 điểm 4 Thể hiện được 0,5 suy nghĩ chân thành, sâu sắc trước hiện tượng: có những người“chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được sụy nghĩ
  7. chân thành, sâu sắc: 0,5 điểm. - Học sinh nêu chung chung: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn 2,0 nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận -Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
  8. theo nhiều cách nhưng phải làm rõ việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: Từ việc giải thích khái niệm kĩ năng sống và kiến thức, thí sinh nêu khái quát nội dung ý kiến. - Bàn luận + Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí. + Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. - Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm).
  9. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có từ 3 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
  10. diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. 2 Cảm nhận về 5,0 nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ
  11. vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1- Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” (0,25 điểm) , đoạn trích và nhân vật người đàn bà hàng chài (0,25 điểm). 2. Cảm nhận về 2,5 người đàn bà hàng chài trong đoạn trích. Hs diễn đạt và trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu được các ý cơi bản sau: - Hoàn cảnh: người đàn bà hàng chài bị chồng bạo hành, được mời đến tòa
  12. án huyện để giải quyết việc gia đình. Cuộc đời, số phận nghèo khổ, bất hạnh… - Tính cách, phẩm chất: Cam chịu, giàu đức hi sinh, thấu trải lẽ đời, giàu tình thương con… ( dẫn chứng, phân tích dẫn chứng) - Nghệ thuật: miêu tả nhân vật bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm, giọng điệu cảm thương, đặt nhân vật vào tình huống mang ý nghĩa phát hiện... Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc ( có dẫn chứng): 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc (có dẫn chứng): 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
  13. 3. Đánh giá 0,5 - Nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. - Nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 5 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học
  14. trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0