intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM 2024 TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra có 01 trang) Họ, tên thí sinh:..................................................Số báo danh:............................................................... I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Ngông nghênh tuổi trẻ Lao vào ánh sáng công danh Vô tình đục rạn chân chim mắt mẹ. Bảy dại… Ba khôn Ngông nghênh tuổi trẻ Một giận ... Mười buồn Vô tình vít còng lưng cha. Đi giữa cõi nhân gian Hồn nhiên bước vào ngôi nhà hôn nhân Ta như quả non xanh Cuộc sống lứa đôi Ủ đất đèn chín ép. Đại ngàn nhiệt đới Chuyến tàu đời vừa qua ga Lục Thập Ta bơ vơ đứa trẻ rừng chiều lạc lối Ngoái lại, ước chi Như thiêu thân Đó là BẢN NHÁP. (Bản nháp, Vân Anh, Dưới vòm sữa mẹ, NXB Hội Nhà văn, 2016, trang 31) Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong văn bản, cảm xúc, thái độ của nhân vật trữ tình khi nhìn lại tuổi trẻ của mình là gì? Câu 3. Phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau: Ngông nghênh tuổi trẻ Vô tình đục rạn chân chim mắt mẹ. Ngông nghênh tuổi trẻ Vô tình vít còng lưng cha. Câu 4: Bài học nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của bản thân về chủ đề sự ngông nghênh của tuổi trẻ. Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có lần viết về Mị: (1) Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Lần khác tác giả lại viết: (2) Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB GD Việt Nam, trang 6 & 7) Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị qua hai lần miêu tả trên. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. ————————HẾT——————— (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 1
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM 2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 Văn bản được viết theo thể thơ tự do. 1 – Trả lời văn bản được viết theo thể thơ tự do/ thể thơ tự do/ tự do: 0,75đ 0,75 – Trả lời không đúng: không cho điểm. Cảm xúc, thái độ của nhân vật trữ tình khi nhìn lại tuổi trẻ của mình là: tiếc nuối, ân hận, tự trách. – Trả lời như đáp án/ tương đương đáp án: 0,75đ 2 0,75 – Trả lời được 02 ý : 0,5đ – Trả lời được 01 ý: 0,25đ – Không trả lời được ý nào: không cho điểm Tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau: Ngông nghênh tuổi trẻ Vô tình đục rạn chân chim mắt mẹ. Ngông nghênh tuổi trẻ Vô tình vít còng lưng cha. - Phép điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc): Ngông nghênh, vô tình; Ngông nghênh tuổi trẻ; Vô tình… - Tác dụng: Tạo giọng điệu trăn trở, nhức nhối cho lời thơ nhằm làm nổi bật những 3 điều đáng buồn mà thái độ sống ngông nghênh thời tuổi trẻ mang lại: sự ngông 0,75 nghênh, vô tình của tuổi trẻ đã gây phiền muộn, khổ cực cho cha mẹ đồng thời góp phần thể hiện tâm trạng hối hận, day dứt của nhân vật trữ tình Ta. – Trả lời như đáp án/ tương đương đáp án: 0,75đ – Chỉ ra dấu hiệu của phép điệp và nêu được tác dụng nghệ thuật hay nêu được đầy đủ ý về nội dung: 0,5đ – Trả lời được ý về nghệ thuật hay 01 ý về nội dung: 0,25đ – Không trả lời được ý nào: không cho điểm Học sinh có thể trình bày quan điểm và cách hiểu của mình về một bài học được gợi ra từ văn bản trích nhưng cần có sự lí giải hợp lí, thuyết phục. 4 GV linh hoạt khi chấm điểm: 0,75 – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt tốt : 0,75đ. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt chưa tốt: 0,25 - 0,5đ. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời : không cho điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Từ ngữ liệu đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện 2,0 suy nghĩ của bản thân về chủ đề sự ngông nghênh của tuổi trẻ. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo 01 cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, 0,25 quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng – phân – hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự ngông nghênh của tuổi trẻ. 0,25 Hướng dẫn chấm: 2
  3. – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý. - Giải thích: Ngông nghênh là tỏ ra tự đắc, coi thường mọi người, bằng những thái độ, cử chỉ gây cảm giác khó chịu, ví dụ như tính khí ngông nghênh; lời lẽ ngông nghênh. - Bàn luận, nêu phản đề: + Giới trẻ chính là đối tượng thể hiện được nhiều màu sắc và phong cách nhất trong 1,0 cả đời sống vật chất và tinh thần. Họ là những người tiên phong cho những trào lưu, xu thế mới. Với đặc điểm nhạy bén, năng động, nhiệt huyết, giới trẻ dễ góp phần tạo ra những hướng phát triển mang phong cách riêng. + Tuy nhiên, tuổi trẻ nếu có thái độ ngông nghênh, tỏ ra tự đắc, coi thường người khác thì dễ bỏ lỡ rất nhiều điều trong cuộc sống: cơ hội học hỏi, lắng nghe, thấu hiểu nên khó trưởng thành; cơ hội đón nhận được sự trân trọng của những người xung quanh; cơ hội bày tỏ tình yêu thương với những người thân yêu… - Rút bài học/ thông điệp cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị 0,25 luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. 2 Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có lần viết về Mị: (1) Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trong ra, đến bao giờ chết thì thôi. Lần khác tác giả lại viết: (2) Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng 5,0 trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB GD Việt Nam, trang 6 & 7) Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị qua hai lần miêu tả trên. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khẳng 0,25 định được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng của Mị qua hai lần miêu tả trên; từ đó nhận xét về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. 0,5 Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3
  4. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: c1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và hai đoạn trích trên; nêu vấn đề nghị luận – diễn biến tâm trạng của Mị qua hai lần miêu 0,5 tả trên; từ đó nhận xét về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. c2. Giới thiệu vài nét khái quát về nhân vật Mị c3. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả: - Lần thứ nhất, khi Mị mới về làm dâu nhà thống lí Pá tra: + Mô tả căn buồng Mị nằm: cái buồng Mị nằm, … là sương hay nắng. Không gian nhỏ bé, kín mít, ngột ngạt, tù túng đối lập với cái mênh mông rộng lớn của đất trời Tây Bắc; đối lập với sự giàu có, tấp nập ở nhà thống lí. Trong căn buồng ấy, chân dung, số phận khổ đau của Mị được khắc họa rõ nét: Mị sống câm lặng, lầm lụi, dần mất hết ý niệm về không gian, thời gian. Căn buồng như ngục thất tinh thần cầm cố tuổi xuân và sức sống của Mị. + Mị nghĩ rằng…đến bao giờ chết thì thôi: Mị đang trơ lì cảm xúc, mất đi ý thức về giá trị bản thân, mất ý thức phản kháng, Mị cam chịu và chấp nhận số phận cực 1,75 khổ, tủi nhục, tăm tối. - Lần thứ hai, khi mùa xuân về: + Bấy giờ Mị … mờ mờ trăng trắng: vẫn căn buồng ấy, nhưng giờ đây Mị đã thay đổi, trong lòng Mị đang nung nấu những suy tư, như đang báo hiệu sự nổi loạn của hành động. + Đã từ nãy, ... Mị muốn đi chơi.: sự hồi sinh của Mị - sự trở về của cảm xúc và sự tỉnh ngộ của nhận thức – cảm xúc sung sướng, niềm hạnh phúc ngập tràn trở về cùng với khát vọng sống, khát vọng yêu… mãnh liệt. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,75 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,5 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. * Nhận xét: ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, tài tình, chân thật. - Tô Hoài đã chọn điểm nhìn từ bên trong để tái hiện quá trình chuyển hóa tâm lí phong phú, phức tạp của nhân vật Mị. Qua đó, nhà văn tái hiện những diễn biến, những đổi thay trong tâm hồn người con gái miền cao lặng lẽ mà mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc,… - Nhà văn không chỉ miêu tả mà còn lí giải một cách hợp lí, chặt chẽ từng trạng thái cảm xúc, từng đổi thay trong nội tâm nhân vật. - Qua miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn bày tỏ sự yêu thương, cảm thông, trân trọng, 0,75 ngợi ca sức sống tiềm tàng trong tâm hồn người lao động, đồng thời khẳng định sức sống ấy không có thế lực nào tiêu diệt được. Hướng dẫn chấm: – Trình bày được 03 ý : 0,75 điểm. – Trình bày được 02 ý; 0,5 điểm. – Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. – Không trình bày được ý nào: không cho điểm. * Đánh giá chung: 0,5 - Nghệ thuật: miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tinh tế; ngôn ngữ đậm chất thơ; xây dựng chi tiết giàu sức biểu tượng, giọng điệu trần thuật linh hoạt,… 4
  5. - Bằng sự thấu hiểu, cảm thông, trân trọng con người và tài năng nghệ thuật đặc sắc, Tô Hoài đã tạo dựng thành công nhân vật Mị - hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ lao động nghèo miền núi Tây Bắc trước Cách mạng dù bị vùi dập, đọa đày trong đau khổ, tủi nhục nhưng tâm hồn họ vẫn tràn đầy khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng tự do mãnh liệt. Hướng dẫn chấm: – Trình bày được 02 ý : 0,5 điểm. – Trình bày được 01 ý : 0,25 điểm. – Không trình bày được ý nào: không cho điểm. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của 0,5 văn Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. – Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. – Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm I + ĐỌC HIỂU + LÀM VĂN 10,0 II 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2