intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH & THCS Trần Phú, Bắc Trà My” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 -2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 Mức Tổng Tổng độ % điểm nhận Nội thức dung Thôn Vận Nhận Vận Kĩ /đơn g dụng biết dụng năng vị hiểu cao (Số (Số kiến (Số (Số TT câu) câu) thức câu) câu) Thời Thời Thời Thời TN TL Thời TN TL gian TN TL gian TN TL gian TN TL gian gian 1 Đọc Truyệ hiểu n dân 10P 15P 20P 8 2 45P gian 4 0 3 1 0 2 0 0 (cổ tích). 60 Tỉ lệ % 20 0 15 10 0 15 0 0 điểm 2 Viết Đóng 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 vai một 45P 45P nhân vật trong truyệ n cổ tích đã đọc
  2. ngoài chươ ng trình để kể lại truyệ n đó. Tỉ lệ 10 10 10 10 % 100 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 25 10 30
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 -2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức Chương/ dung/Đơ Mức độ TT Thông Chủ đề n vị kiến đánh giá Nhận Vận dụng hiểu Vận dụng thức biết cao 1 Đọc hiểu Truyện cổ Nhận 3 TN tích biết: 4 TN 1TL - Nhận 2TL biết được phương thức biểu đạt, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc
  4. của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của trạng ngữ. - Hiểu được nghĩa của từ. - Hiểu nội dung đoạn trích. - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa của từ. Vận
  5. dụng: - Trình bày được suy nghĩ cá nhân về vấn đề được đặt ra và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Rút ra được thông điệp tâm đắc nhất qua câu chuyện. Tỉ lệ % 20% 25% 15% điểm 2 Viết Đóng vai Nhận một nhân biết: vật trong Thông truyện cổ hiểu: 1 1 1 tích đã Vận 1TL* đọc ngoài dụng: chương Vận trình để dụng kể lại cao: Viết truyện được bài đó. văn đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện cổ tích bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất trên
  6. cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. Tổng 4 TN 3 TN 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 60 40 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Tên:……………………….. Điểm Nhận xét của giáo viên Lớp:……………………….. SBD:.....................................
  7. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo, sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trong đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không bằng lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình”. (Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học) Trả lời câu hỏi: Bằng cách lựa chọn đáp án đúng. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của cô bé. B. Lời của ông già. C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của người bà. Câu 3. Câu nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh của cô bé trong truyện? A. Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? B. Nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh. C. Đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua. D. Khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa. Câu 4. Cô bé đã tìm thấy bông hoa cúc trắng ở đâu? A. Trên thảo nguyên xanh. B. Trên núi cao. C. Trên cánh đồng. D. Trong rừng. Câu 5. Nghĩa của từ “hiếu thảo” được hiểu là gì? A. Yêu thương, hòa nhã với bạn bè. B. Lễ phép, biết ơn thầy cô. C. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. D. Yêu thương anh chị em. Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo” dùng để làm gì? A. Chỉ thời gian. B. Chỉ nguyên nhân. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ không gian.
  8. Câu 7. Theo em vì sao ông già lại cho cô bé tìm thấy bông hoa cúc trắng để mẹ được sống lâu? A. Vì em là một người siêng năng. B. Vì em là người con hiếu thảo. C. Vì em nhớ mẹ. D. Vì em còn nhỏ rất cần mẹ ở bên. * Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Nêu nội dung đoạn trích trên. Câu 9. Nếu em là cô bé trong câu chuyện trên, em có hành động giống cô bé không? Vì sao? Câu 10. Hãy rút ra thông điệp mà em tâm đắc nhất qua câu chuyện trên? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Thế giới cổ tích là một thế giới vô cùng hấp dẫn. Mỗi truyện cổ tích đều đem đến cho ta những điều kì diệu. Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích đã đọc ngoài chương trình sách giáo khoa để kể lại truyện đó. ……..Hết…….. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) * Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm) Câu Nội dung 1 A 2 C 3 B 4 D 5 C
  9. 6 A 7 B * Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm) Câu 8 (1,0 điểm): Nội dung: Truyện “Bông hoa cúc trắng” ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của một cô bé đối với người mẹ bị ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo ấy đã được đền bù một cách xứng đáng. Câu 9 (1,0 điểm): Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0 đ) HS có thể lựa chọn cách trả HS lựa chọn được hành động HS trả lời sai hoặc không trả lời. lời làm theo cô bé, hoặc không để thể hiện lòng hiếu thảo làm theo hành động cô bé mà nhưng không lý giải được sự có cách làm khác để thể hiện lựa chọn của bản thân. lòng hiếu thảo với mẹ. Lý giải sự lựa chọn của bản thân. Lưu ý: Gv chấm linh hoạt, tôn trọng ý kiến cá nhân của Hs, miễn là Hs rút ra được bài học phù hợp và nêu ra được cách lí giải hợp lí. Câu 10 (0,5 điểm): Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Rút ra thông điệp có ý nghĩa. HS rút ra được hai trong các HS trả lời sai hoặc không rút ra Học sinh có thể rút ra một thông điệp trên. được thông điệp nào. trong các thông điệp sau: - Ý chí nghị lực. - Lòng dũng cảm. - Lòng hiếu thảo. GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng của HS (nhưng phải phù hợp). PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Nội dung Điểm
  10. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của 0,25 bản thân. c. Triển khai nội dung: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Mở bài. Đóng vai nhân vật, giới thiệu sơ lược câu chuyện mình kể. 0,5 2.Thân bài. - Kể lại diễn biến câu chuyện bằng lời văn của mình. (Ngôi kể - xưng tôi). 0,5 - Xuất thân của các nhân vật trong câu chuyện. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. 0,5 - Diễn biến chính của câu chuyện. 0,5 (Lưu ý. Lựa chọn các sự việc tiêu biểu, có sự sáng tạo khi sử dụng thêm các 0,5 yếu tố hoang đường, kì ảo. Sự việc 1…… Sự việc 2……. Sự việc 3…… 3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, nêu được bài học rút ra từ câu chuyện. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh, 0,25 cảm xúc. DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ Nguyễn Thị Đương Võ Thị Trinh
  11. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (HSKT) TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Tên:……………………….. Điểm Nhận xét của giáo viên Lớp:……………………….. SBD:..................................... PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo, sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trong đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không bằng lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình”. (Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học) Trả lời câu hỏi: Bằng cách lựa chọn đáp án đúng. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản? B. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của cô bé. B. Lời của ông già. C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của người bà. Câu 3. Câu nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh của cô bé trong truyện? A. Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? B. Nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh. C. Đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua.
  12. D. Khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa. Câu 4. Cô bé đã tìm thấy bông hoa cúc trắng ở đâu? A. Trên thảo nguyên xanh. B. Trên núi cao. C. Trên cánh đồng. D. Trong rừng. Câu 5. Nghĩa của từ “hiếu thảo” được hiểu là gì? A. Yêu thương, hòa nhã với bạn bè. B. Lễ phép, biết ơn thầy cô. C. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. D. Yêu thương anh chị em. Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo” dùng để làm gì? A. Chỉ thời gian. B. Chỉ nguyên nhân. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ không gian. Câu 7. Theo em vì sao ông già lại cho cô bé tìm thấy bông hoa cúc trắng để mẹ được sống lâu? A. Vì em là một người siêng năng. B. Vì em là người con hiếu thảo. C. Vì em nhớ mẹ. D. Vì em còn nhỏ rất cần mẹ ở bên. * Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Nêu nội dung đoạn trích trên. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Thế giới cổ tích là một thế giới vô cùng hấp dẫn. Mỗi truyện cổ tích đều đem đến cho ta những điều kì diệu. Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích đã đọc ngoài chương trình sách giáo khoa để kể lại truyện đó. ……..Hết…….. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (HSKT) NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
  13. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) * Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm) Câu Nội dung 1 A 2 C 3 B 4 D 5 C 6 A 7 B * Trắc nghiệm tự luận (1,0 điểm) Câu 8 (1,0 điểm): Nội dung: Truyện “Bông hoa cúc trắng” ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của một cô bé đối với người mẹ bị ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo ấy đã được đền bù một cách xứng đáng. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của 0,25 bản thân. c. Triển khai nội dung: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Mở bài. Đóng vai nhân vật, giới thiệu sơ lược câu chuyện mình kể. 0,5 2.Thân bài. - Kể lại diễn biến câu chuyện bằng lời văn của mình. (Ngôi kể - xưng tôi). 0,5 - Xuất thân của các nhân vật trong câu chuyện. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. 0,5 - Diễn biến chính của câu chuyện. 0,5 (Lưu ý. Lựa chọn các sự việc tiêu biểu, có sự sáng tạo khi sử dụng thêm các 0,5 yếu tố hoang đường, kì ảo. Sự việc 1…… Sự việc 2……. Sự việc 3…… 3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, nêu được bài học rút ra từ câu chuyện. 0,5
  14. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh, 0,25 cảm xúc. DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ Nguyễn Thị Đương Võ Thị Trinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2