intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” dành cho các bạn học sinh lớp 6 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng % điểm Nội dung/đơn vị TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Văn bản thông tin Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 0 10 0 5 60 2 Viết Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tổng 20 10 15 25 0 20 0 10 Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100 Tỉ lệ % điểm các mức 70% 30% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II
  2. MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Kĩ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá năng thức 1 Đọc - Văn bản Nhận biết: hiểu thông tin. - Nhận biết được thể loại. - Nhận biết được từ mượn. - Nhận biết được tác dụng của bộ phận in đậm trong văn bản thông tin. - Nhận biết được từ láy. Thông hiểu: - Hiểu được nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên. - Hiểu được nghĩa của từ. - Hiểu được nội dung chính của đoạn văn. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. Vận dụng: - Trình bày thông điệp được gợi ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Trình bày được các giải pháp để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên. 2 Viết Văn tự sự Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu đề ra, kể về một truyện cổ tích (kiểu văn bản tự sự) - Xác định được cách thức trình bày bài văn kể về một truyện cổ tích. Thông hiểu: - Hiểu được đối tượng kể. - Xác định được yếu tố ngôn ngữ để miêu tả và biểu cảm thông qua hình thức kể chuyện. Vận dụng: - Sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lý có sự liên kết chặt chẽ. - Viết được bài tự sự kể về truyện cổ tích có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Biết thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ ba thành ngôi kể thứ nhất. Vận dụng cao:
  3. - Có sáng tạo trong diễn đạt. - Đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với trình tự các sự việc diễn ra.
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN 6 Họ và tên :.................................. Thời gian làm bài: 90 phút Lớp: 6/ (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển. Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên: Hiệu ứng nhà kính Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh. Quá trình công nghiệp hóa Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. Rừng bị tàn phá Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán. (Theo LV, quangnam.gov.vn) Phần trắc nghiệm: Hãy chọn chữ cái in hoa đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 7 (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm). Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết. B. Truyện cổ tích. C. Văn bản thông tin. D. Thơ trữ tình. Câu 2. Từ in đậm trong câu: “Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất” được mượn từ tiếng nước nào?
  5. A. Tiếng Hán. B. Tiếng Pháp. C. Tiếng Hàn. D. Tiếng Anh. Câu 3. Các đề mục được in nghiêng đậm trong văn bản có tác dụng gì? A. Nêu lên chủ đề của văn bản. B. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản. C. Nêu lên thông điệp của văn bản. D. Nêu lên mục đích của văn bản. Câu 4. Xác định các từ láy trong câu sau: “Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán”. A. Lũ lụt, hạn hán. B. Mùa mưa, hạn hán. C. Mùa mưa, lũ lụt. D. Mùa mưa, hạn hán, lũ lụt. Câu 5. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì? A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa. B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá. C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá. D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính. Câu 6. Từ “hoang mạc” trong câu “Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc.” có nghĩa là gì? A. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở. B. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở. C. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. D. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. Câu 7. Ý nào nói lên nội dung chính của đoạn văn sau: Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Phần tự luận: Trả lời câu hỏi vào giấy làm bài từ câu 8 đến câu 10 (2,5 điểm). Câu 8. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 9. (1,0 điểm) Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? Câu 10. (0,5 điểm) Qua đoạn trích trên, em hãy nêu một số giải pháp của cá nhân để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên? II. LÀM VĂN (4,0 điểm). Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. -------- Hết ------
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm Trắc 1 C 0,5 nghiệm 2 D 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 Tự 8 Học sinh có thể nêu được: 1,0 luận - Những nguyên nhân làm cho Trái Đất nóng lên từng ngày. 9 *Mức 1. - HS nêu được cụ thể bức thông điệp rút ra từ văn bản. 1,0 Gợi ý: + Chỉ ra các nguyên nhân làm cho bề mặt Trái Đất nóng lên, qua đó muốn nhắc nhở mọi người cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. + Các hoạt động của con người có ảnh hưởng nghiêm trọng tới Trái Đất và chính môi trường sống của chúng ta, bên cạnh việc phát triển kinh tế cần phải có những giải pháp để chung tay bảo vệ môi trường. *Mức 2. Học sinh nêu được 1 trong 2 ý trên. 0,5 *Mức 3. Học sinh không trả lời được hoặc trả lời không 0,0 phù hợp. (Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm) 10 *Mức 1. - HS nêu được cụ thể một số giải pháp hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên. - Gợi ý: 0,5 + Tái sử dụng và tái chế chai nhựa để tránh thải ra môi trường quá nhiều. + Trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng. + Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch. + Tuyên truyền giáo dục việc bảo vệ môi trường qua các phương tiện truyền thông. + Lên ánh mạnh mẽ những kẻ có hành động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. + .... *Mức 2. Học sinh trả lời được những giải pháp của bản 0,25 thân có cách giải thích tương đối hợp lý. *Mức 3. Học sinh không trả lời được hoặc trả lời không 0,0 phù hợp. (Lưu ý: HS nêu được 2 giả pháp GV ghi điểm tối đa.)
  7. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn tự sự hoàn chỉnh. - Thể loại: Văn Tự sự (kể lại truyện cổ tích) - Đối tượng kể: Đóng vai nhân vật kể một truyện cổ tích mà em yêu thích. - Yêu cầu: + Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ ba chuyển thành ngôi thứ nhất. + HS có thể kết hợp kể với miêu tả, bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của tâm hồn mình về truyện được kể. - Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, biết vận dụng các cách trình bày đoạn văn; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: đóng vai nhân vật giới thiệu được truyện cổ tích; Thân bài lần lượt 0,25 trình bày các nội dung cần kể; kết bài nêu được kết thúc của câu chuyện. b. Xác định đúng đối tượng: Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. 0,25 c. Triển khai vấn đề thành các đoạn văn phù hợp: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu bài văn tự sự, học sinh biết vận dụng hợp lý các yếu tố tự sự để làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c.1. Mở bài: Đóng vai nhân vật và giới thiệu được truyện. 0,5 c.2.Thân bài: - Kể lại diễn biến truyện 2,0 + Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện + Diễn biến các sự việc diễn ra ( diễn ra như thế nào? Kết thúc ra sao?) c.3 Kết bài: Những cảm nghĩ của em về truyện. 0,5 d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, miêu tả...) nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ Hoàng Thị Thu Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0