intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng số hiểu cao Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu - Nhận biết tác giả, Hiểu và Nêu suy Đoạn văn tác phẩm; phương nêu được nghĩ về viên trích từ văn thức biểu đạt; câu văn nội dung quan phụ mẫu. bản “Sống có sử dụng phép liệt của đoạn chết mặc kê; câu đặc biệt. trích. bay” của Phạm Duy Tốn Ngữ Văn 7, tập 2 - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% II. Làm văn Viết bài văn nghị luận giải thích. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 4 1 1 1 7 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Mức Hình Câu PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Điểm thức Nhận TL 1 Nhận biết tác phẩm, tác giả. 1.0 biết Nhận TL 2 Nhận biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. 0.5 biết Nhận TL 3 Nhận biết câu văn só sử dụng phép liệt kê trong đoạn 0.5 biết trích. Nhận TL 4 Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích. 1.0 biết Thông TL 5 Hiểu và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích. 1.0 hiểu Vận TL 6 Từ đoạn trích nêu suy nghĩ của về viên quan phụ mẫu. 1.0 dụng thấp Mức Hình Câu PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm) thức Vận TL 7 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 5.0 dụng Người trong một nước phải thương nhau cùng” cao Hãy viết bài văn nghị luận giải thích để tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì cho chúng ta qua câu ca dao ấy.
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRUỜNG THCS 19.8 MÔN: Ngữ văn – Lớp 7 Họ và tên:………………………... Năm học: 2021-2022 Lớp: 7/… Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm: Lời phê của giáo viên I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Ngữ Văn 7, tập 2) Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm) Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 3 (0,5 điểm) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên. Câu 4 (1 điểm) Chỉ ra câu văn só sử dụng phép liệt kê trong đoạn trích trên. Câu 5 (1 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. Câu 6 (1 điểm) Từ đoạn trích trên, hãy nêu suy nghĩ của em về viên quan phụ mẫu. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm) “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hãy viết bài văn nghị luận giải thích để tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì cho chúng ta qua câu ca dao ấy. ------Hết------ CM DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Hồ Thị Minh Tri
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 7 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay” 0.5 - Tác giả: Phạm Duy Tốn 0.5 2 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 3 Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. 0.5 4 Câu văn có sử dụng phép liệt kê: Dân phu kể hàng trăm nghìn 1.0 con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. 5 Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang 0.5 núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ 0.5 đê. 6 - Về hình thức: Học sinh viết thành đoạn văn (3-5 dòng), không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu. - Về nội dung: HS tự do phát biểu ý kiến của cá nhân, xong phải thể hiện được các ý: Viên quan phụ mẫu có thái độ bàng quang, vô trách nhiệm với con dân. Đứng trước tình trạng vỡ đê vô cùng khẩn cấp, khi người dân phải đem toàn bộ sức người ra để bảo vệ đê điều thì những viên quan phụ mẫu lại chìm đắm trong thú vui đen đỏ. Với chúng, sống chết của người dân không phải vấn đề cần quan tâm, thứ chúng quan tâm là làm thế nào để giành chiến thắng trong ván bài.
  5. - Mức 1: Học sinh nêu được các ý trên trình bày hợp lý và thuyết 1.0 phục. - Mức 2: Học sinh nêu được chỉ nêu được vài ý trong các ý trên trình bày hợp lý nhưng chưa thật thuyết phục. 0.5 - Mức 3: Học sinh nêu được chỉ nêu được 1 ý trong các ý trên trình bày hợp lý nhưng chưa thật thuyết phục 0.25 - Mức 4: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu của đề. 0.0 * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận giải thích - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận giải thích: Trình bày đầy đủ các 0.25 phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được sự việc; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và sắp xếp luận điểm, luận cứ một cách hợp lí; phần kết bài: nêu được suy nghĩ của bản thân về sự việc và liên hệ bản thân. b. Xác định đúng chủ đề: nghị luận giải thích câu tục ngữ 0.25 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” để tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì cho chúng ta. c. Lập luận theo một trình tự hợp lí và biết kết hợp với các yếu tố miêu tả và tự sự theo gợi ý sau: 1. Mở bài: 0.75
  6. - Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều...” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này. 2. Thân bài: 2.5 a. Giải thích - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ + giá gương: Giá để gương soi + phủ: phủ lên, trùm lên Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng. - “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. * Vai trò của tình yêu thương, tinh thần đoàn kết trong cuộc sống: - Tình yêu thương là sợi dây tình cảm giúp gắn kết giữa con người với con người. Tình thương cũng chính là cơ sở, cội nguồn của tinh thần tương thân tương ái. - Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, bão táp của cuộc đời. - Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường,… thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước. - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm.
  7. (Dẫn chứng: cả nước hướng về đồng bào miền Trung) - Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước. * Bài học rút ra - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, … * Mở rộng vấn đề: - Cần sống yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để tạo nên sức mạnh tinh thần vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Cần tránh tư tưởng lệ thuộc, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà 0.75 đánh mất đi sức mạnh nội tại, sự cố gắng, làm chủ cuộc sống của bản thân. - Hành động giúp đỡ cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện, không gượng ép, vụ lợi. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. d. Sáng tạo: Cách lập luận thuyết phụ, có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa 0.25 dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2