intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS&THPT Vĩnh Nhuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS&THPT Vĩnh Nhuận" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS&THPT Vĩnh Nhuận

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II VĨNH NHUẬN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 ĐIỂM) “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn.” (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, Tạp chí điện tử tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên có đặc điểm của kiểu văn bản nào? A. Văn bản biểu cảm C. Văn bản nghị luận B. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin Câu 2. (0,5 điểm) Xác định ý kiến được nêu trong đoạn trích trên? A. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. B. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. C. Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. D. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn Câu 3. (0,5 điểm) Xác định chức năng của số từ được dùng trong câu sau: “Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.” A. Số từ chỉ số thứ tự C. Số từ chỉ số lượng B. Giúp đoạn văn mạch lạc D. Liên kết câu Câu 4. (0,5 điểm) Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì? A. Trình bày ý kiến về việc tăng cường đọc sách trong nhân dân. B. Thuyết phục người đọc nên tăng cường đọc sách. C. Giải thích về tầm quan trọng của việc đọc sách. D. Khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách. Câu 5. (0,5 điểm) Nhận xét chức năng của phép nối được sử dụng trong đoạn trích sau: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa (…) Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.” A. Lặp lại ở câu sau các từ ngữ đã có ở câu trước, nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến. B. Biểu thị mối quan hệ với câu trước, có tác dụng liên kết các ý với nhau, tạo sự chặt chẽ. C. Cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước, tăng giá trị biểu cảm cho câu. D. Thay thế từ ngữ đã có ở câu trước, để tránh lặp lại và tạo sự linh động trong cách nói.
  2. Câu 6 (0,5 điểm) Câu “Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách.” có vai trò gì trong đoạn trích? A. Giúp lý lẽ thuyết phục hơn B. Lý giải cho dẫn chứng C. Bình luận thể hiện thái độ D. Dẫn chứng cho ý kiến Câu 7.(0,5 điểm) Trong đoạn trích, tác giả thể hiện ý kiến (khen/chê, đồng tình/phản đối) của mình như thế nào về vấn đề cần bàn luận? A. Văn bản thể hiện rõ ý kiến phản đối của tác giả về vấn đề đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người. B. Văn bản thể hiện rõ ý kiến đồng tình của tác giả về vấn đề đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người. C. Văn bản chưa thể hiện rõ ý kiến của tác giả về vấn đề đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người. D. Văn bản thể hiện ý kiến vừa đồng tình vừa phản đối của tác giả về vấn đề đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người. Câu 8.(0,5 điểm) Từ “phong trào” trong câu “Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách.” có nghĩa là gì? A. Hoạt động lôi cuốn được đông đảo người tham gia. B. Hoạt động vui chơi giải trí được đông đảo người tham gia C. Hoạt động tình nguyện được đông đảo người tham gia D. Hoạt động tuyên truyền được đông đảo người tham gia Trả lời câu hỏi: Câu 9. (1,0 điểm) Qua nội dung văn bản, em hãy đưa ra ít nhất hai đề xuất để tăng cường việc đọc sách ở học sinh trong nhà trường? Câu 10. (1,0 điểm) “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? II. VIẾT (4,0 ĐIỂM) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về Lòng biết ơn được gợi ra từ câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. -------------------Hết-------------------- Lưu ý đề kiểm tra có 02 trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2