
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước
lượt xem 1
download

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước” để ôn luyện, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ kiểm tra sắp tới. Chúc các bạn tự tin và làm bài thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước
- TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2024 - 2025 Họ và tên……………..…………............. MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Lớp: 8/… Ngày kiểm tra: ..../5/2025 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BÀ ỐM Loan tưởng bà nội chỉ bị cảm cúm sơ sơ. Thế mà chiều hôm ấy, Loan đi học về, giật mình thấy mẹ rơm rớm nước mắt bảo bố và bác Xuân đã đưa bà đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Suốt đêm, mẹ và Loan ít ngủ, thương bà, lo cho bà. Hôm sau, bố ở huyện về, báo tin bà đã tỉnh, không có gì đáng ngại nữa. Bà dặn Loan phải chăm học, nhớ cho mái mơ ăn thêm rau (nó thích ăn rau lắm) và nhốt riêng con gà ri ra, kẻo nó hay bị con gà khác bắt nạt, tội nghiệp nó. Ôi, mới vắng bà có mấy ngày mà đàn gà cứ ngơ ngác cả ra. Bà chăm chúng nó thế thảo nào! Còn Loan thì nhìn vào đâu, sờ vào cái gì cũng thấy thiếu bà. Cái bình vôi ăn trầu của bà kia. Cái chổi bà thường luôn tay quét. Cái rế, cái nồi, cái rổ bát, bao giờ cũng chùi cũng xếp gọn gàng. Đến cây cối ngoài vườn cũng nhớ bà, các ngọn mướp cứ ngóc đầu lên chờ đợi được bàn tay tưới tắm. Cái giường bà nằm mà trống vắng buồn thiu, con cóc ở trong gầm cũng như sốt ruột, cứ nhẩy ra rồi lại nhẩy vào. Vì phải đi thi, Loan không lên huyện thăm bà được. Nó chọn đúng mười quả trứng gà tươi nhất, do con gà mái hoa của nó đẻ - gửi bố mang đi biếu bà. Nó không quên viết gửi bà mấy chữ: Bà yêu quý của cháu. Bà cứ yên tâm chữa bệnh, mẹ cháu mải làm đồng, cháu tưới vườn và chăm đàn gà đúng như lời bà dặn. Cháu làm bài thi tốt lắm, bà ạ. (Vũ Tú Nam, trích Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2019) A. Khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước ý trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6) Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn. B. Hồi kí. C. Truyện cười. D. Tiểu thuyết. Câu 2 (0.5 điểm). Xét theo mục đích nói, câu “Suốt đêm, mẹ và Loan ít ngủ, thương bà, lo cho bà.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu cảm. B. Câu cầu khiến. C. Câu nghi vấn. D. Câu kể. Câu 3 (0.5 điểm). Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Mẹ. B. Loan. C. Bố. D. Bác Xuân. Câu 4 (0.5 điểm). Từ “Ôi” trong câu “Ôi, mới vắng bà có mấy ngày mà đàn gà cứ ngơ ngác cả ra.” là thành phần biệt lập nào? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp. C. Thành phần cảm thán. D. Thành phần chêm xen. Câu 5 (0.5 điểm). Vì sao các đồ dùng của bà được Loan nhắc đến nhiều như vậy? A. Cháu nhớ kỹ lời dặn của bà. B. Nhấn mạnh những đồ bà thường dùng. C. Cháu muốn cất giữ lại cho bà. D. Vơi đi nỗi nhớ thương khi bà vắng nhà. Câu 6 (0.5 điểm). Lời dặn dò của bà đối với Loan trong truyện có ý nghĩa gì? A. Nhắc việc nhà để cháu trông coi. B. Giao việc cho cháu làm. C. Yêu thương, sự quan tâm cháu. D. Để bà yên tâm về cháu. B. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu (từ câu 7 đến câu 9) Câu 7 (1.0 điểm). Những lời nói ở cuối truyện mà cháu gửi đến bà nhằm mục đích gì? Câu 8 (1.0 điểm). Theo em, nhân vật người cháu trong câu chuyện có nên trực tiếp đến thăm bà không? Vì sao? Câu 9 (1.0 điểm). Nếu người thân của mình bị ốm, em cần làm gì để chăm sóc họ? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích truyện “Bà ốm” của Vũ Tú Nam.
- BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………................................................................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm. Mỗi câu 0.5 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN A D B C D C 2. Tự luận Câu 7. (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0.0 đ) - Học sinh nêu được 1 trong các Học sinh nêu được Trả lời nhưng không chính các ý sau: nhưng chưa thật đầy đủ xác, không liên quan đến nội - Để bà yên tâm về cháu và tiếp về nội dung. dung. tục chữa bệnh. - Lòng hiếu thảo và biết ơn sâu sắc của cháu đối với người bà kính yêu. Câu 8. (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0.0 đ) Học sinh đưa ra được ý kiến cá Học sinh đưa ra được ý Học sinh không đưa ra được nhân, thể hiện cách ứng xử phù kiến cá nhân nhưng chưa ý kiến hợp. Có thể đưa ra các ý sau: thuyết phục. Nên. Vì: - Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, an ủi của người thân trong lúc bệnh tật. - Có thêm nghị lực, niềm tin để vượt qua cơn bệnh.
- - Là một nghĩa cử bình dị nhưng đẹp đẽ của người Việt… Không nên: - Phiền toái cho người bệnh, họ cần được nghỉ ngơi. - Nguy cơ lây bệnh cao cho bệnh nhân… Câu 9. (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0.0 đ) - HS đưa ra những việc làm phù Học sinh nêu được những Trả lời nhưng không liên hợp: việc làm song chưa thật quan đến nội dung yêu cầu, - Hỏi thăm về tình hình sức khỏe. thuyết phục hoặc không trả lời. - Ân cần, quan tâm, chăm sóc: lấy nước, pha sữa, cho uống thuốc và ăn các món bổ dưỡng theo chỉ định của bác sĩ. - Trông coi người thân cẩn thận… -… Phần II. VIẾT (4.0 điểm) VIẾT 4.0 đ a. Đảm bảo bố cục của bài văn gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Viết bài văn phân tích truyện “Bà ốm” của Vũ Tú Nam. c. Triển khai hợp lí bài văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: 3.0 1. Mở bài + Giới thiệu được tên tác phẩm truyện, tác giả. + Nêu nhận xét khái quát: Vũ Tú Nam được xem là cây bút thành công trong nền văn học Việt Nam. Những áng văn của ông đẹp, giàu cảm xúc, cô đọng được viết nên từ chính tấm lòng yêu quý và trân trọng thế hệ trẻ. Một trong số những tác phẩm viết cho trẻ em phải kể đến truyện “Bà ốm”. 2. Thân bài 1. Nêu ngắn gọn nội dung, chủ đề của tác phẩm: - Học sinh nêu nội dung chính: Truyện xoay quanh những cảm xúc lo lắng của Loan khi bà bị ốm và sự trưởng thành của cô bé trong việc chăm sóc gia đình, đặc biệt là đàn gà và vườn tược, trong khi bà phải nhập viện. - Chủ đề: Là một câu chuyện đầy cảm xúc, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thể hiện tình cảm gia đình ấm áp, đặc biệt là tình yêu thương và sự gắn bó giữa Loan và bà nội. Qua những sự kiện nhỏ nhặt, tác giả đã khéo léo khắc họa một bức tranh gia đình giản dị nhưng giàu ý nghĩa. 2. Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề: - Tình cảm yêu thương, sự quan tâm lo lắng của Loan dành cho bà được thể hiện qua những đêm không ngủ. - Vắng bà, Loan nhận ra sự hiện diện quan trọng của bà trong cuộc sống hàng ngày. - Loan không chỉ nhớ bà mà còn thể hiện tình cảm qua những hành động rất chân thành và tinh tế (viết thư, gửi biếu bà 10 quả trứng gà) - Khi bà về nhà, Loan không kìm được cảm xúc, bật khóc trong niềm vui và sự thương
- mến. Bà dù vẫn còn yếu, nhưng vẫn dành sự quan tâm và yêu thương cho Loan bằng cách mang về những món quà nhỏ bé. - Tác giả khắc họa mối quan hệ gắn bó, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời thể hiện những giá trị nhân văn về tình yêu thương và trách nhiệm. 3. Chỉ ra và phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: - Việc xây dựng cốt truyện, tình huống truyện đơn giản nhưng làm nổi bật được chủ đề. - Tác giả khéo léo xây dựng các chi tiết rất đắt giá, những câu văn miêu tả về cảnh vật khi vắng bà như "đàn gà cứ ngơ ngác", "cây cối ngoài vườn cũng nhớ bà" “Cái giường bà nằm mà trống vắng buồn thiu” đã nhân hóa vạn vật, thể hiện sự trống trải, thiếu vắng hơi ấm của bà trong gia đình. - Khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế: chủ yếu miêu tả những hành động suy nghĩ, cảm xúc để qua đó bộc lộ tình yêu thương bà sâu sắc. - Lựa chọn ngôi kể thứ ba, nhịp kể chậm rãi, nhẹ nhàng giúp người đọc dễ dàng đồng cảm với cảm xúc của nhân vật Loan. - Truyện sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng văn trong sáng, chân thực, phù hợp với tâm hồn ngây thơ của trẻ em. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị và bài học tác phẩm đem lại. - Nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp và diễn đạt. e. Sáng tạo 0.25 Bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 (Dành cho học sinh khuyết tật) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm. Mỗi câu 1.0 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN A D B C D C 2. Tự luận Câu 7. (2.0 điểm) Mức 1 (2.0 đ) Mức 2 (1.0 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được 1 trong các Học sinh nêu được Trả lời nhưng không chính các ý sau: nhưng chưa thật đầy đủ xác, không liên quan đến nội - Để bà yên tâm về cháu và tiếp về nội dung. dung. tục chữa bệnh. - Lòng hiếu thảo và biết ơn sâu sắc của cháu đối với người bà kính yêu. Câu 8. (2.0 điểm)
- Mức 1 (2.0 đ) Mức 2 (1.0 đ) Mức 3 (0.0 đ) Học sinh đưa ra được ý kiến cá Học sinh đưa ra được ý Học sinh không đưa ra được nhân, thể hiện cách ứng xử phù kiến cá nhân nhưng chưa ý kiến hợp. Có thể đưa ra các ý sau: thuyết phục. Nên. Vì: - Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, an ủi của người thân trong lúc bệnh tật. - Có thêm nghị lực, niềm tin để vượt qua cơn bệnh. - Là một nghĩa cử bình dị nhưng đẹp đẽ của người Việt… Không nên: - Phiền toái cho người bệnh, họ cần được nghỉ ngơi. - Nguy cơ lây bệnh cao cho bệnh nhân… Tiên Mỹ, ngày 21 tháng 4 năm 2025 Phó Hiệu trưởng Tổ trưởng Giáo viên bộ môn Trần Thị Hoàng Linh Hồ Thị Quyên Phạm Thị Na

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p |
1295 |
34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p |
218 |
28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
867 |
21
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p |
92 |
6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p |
156 |
5
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Trung Mỹ
3 p |
127 |
4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p |
93 |
4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p |
71 |
4
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học TT Đông Anh
6 p |
103 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p |
57 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p |
77 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
677 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thắng A
3 p |
55 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p |
82 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p |
65 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p |
115 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Nghĩa Dõng
5 p |
45 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
652 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
