intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

  1. PHÒNG GD& ĐT CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS XÀ BANG Năm học: 2021- 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề gồm có trong 01 trang ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm):Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đag ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ.” (Ngữ văn 9 - Tập hai - NXBGD năm 2014) Câu 1 (1.0 điểm)Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2 (1.0 điểm) Xác định phép liên kết và chỉ ra từ liên kết trong các câu sau: “Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.” ? Câu 3 (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (7điểm) Câu 1 (2điểm) Từ nội dung trong đoạn văn ở phần đọc - hiểu.Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm? Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về của đoạn thơ sau: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung đáp án Điểm Phần I. Đọc – Hiểu Câu 1 - Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi". - Tác 0.25 ( 1.0 đ) giả: Lê Minh Khuê 0.25 - Phương thức biểu đạt: Tự sự 0.5 Câu 2 Phép thế: 0.5 ( 1.0 đ) “Thần chết” – “Hắn ta” 0.5 Câu 3 Nội dung chính của đoạn trích: Miêu tả công việc nguy hiểm, luôn luôn 1.0 (1.0đ) đối mặt với cái chết nhưng các cô vẫn dũng cảm, bình tĩnh, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo. Phần II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: Câu 1 - Đúng hình thức đoạn văn ( mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn). 0.25 ( 2 đ) - Xác định đúng vấn đề nghị luận trong đoạn văn. 0.25 - Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng. có thể viết đoạn theo định hướng sau: a. Dẫn dắt, giứi thiệu vấn đề nghị luận b.Giải thích khái niệm: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là 0.25 người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đâu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. c. Biểu hiện: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại: -Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam 0.5 (nêu dẫn chứng :Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu) - Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nếu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội...) - Trong cuộc sống hàng ngằy: cứu người bị hại, gặp nạn VD: - Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển, đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc. - Trong tác phẩm văn học: đoạn trích ở phần đọc hiểu d. Ý nghĩa: - Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. - Dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. - Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. e. Bàn bạc mở rộng (phản đề) : 0.25 - Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lý.
  3. - Phê phán những nqười hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. 0.25 d. Liên hệ thực tế và bản thân: - Trách nhiệm cùa tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. - Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn. 0.25 - Liên hệ bân thân đã dũng cảm trong những việc gì... *. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận *. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ mở bài, thân ( 5,0 đ) bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. A. Yêu cầu về kĩ năng *Yêu cầu về hình thức: - Bài làm có bố cục ba phần rõ rệt. - Diễn đạt lưu loát đúng chính tả, ngữ pháp, câu văn trôi chảy. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc. *Yêu cầu về nội dung: Biết cách làm bài nghị luận, văn viết trong sáng, bố cục đầy đủ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả. B. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: I. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Vị trí, nội dung đoạn trích. 0.5 II. Thân bài( 3,5điểm) 1. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác: - Mở đầu bài thơ là tiếng lòng của người con xa quê về thăm người cha 2.0 già đã mất: + Cách xưng hô: “ con- bác” thật gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. + Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát . -Ấn tượng đầu tiên đến lăng Bác: hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát và ấn tượng đậm nét là hình ảnh hàng tre. + Hình ảnh thực: hàng tre là hình ảnh thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam.
  4. + Hình ảnh ẩn dụ: Hình ảnh hàng tre còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam. + Thành ngữ “bão táp mưa sa” ẩn dụ, nhằm chỉ những khó khăn, gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vừa qua. -> Hàng tre ấy như những đội quân danh dự đại diện cho những con người ở mọi miền quê trên đất nước Việt Nam tụ họp về đây sum vầy và bảo vệ giấc ngủ cho Người. -Cảm xúc của nhà thơ: +Đã thấy trong sương: đến từ rất sớm, mắt luôn háo hức dõi nhìn, chờ mong. +Ôi ! thán từ, câu cảm thán: niềm xúc động trc: + hình ảnh quen thuộc của quê hương. + Trc sự giản dị vô cùng của Bác 2. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác: 2.0 - Nhà thơ đã sử dụng một hình ảnh sóng đôi. + Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. + Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo ,đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” .Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. + Từ láy điệp từ“ngày ngày”đứng ở đầu câu vừa diễn tả sự liên tục, bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người và giữa thiên nhiên vũ trụ. -Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo : + Từ láy “ngày ngày” diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam. Những dòng người từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ vào lăng viếng Bác -Hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”.“tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình. + “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ hoa chiến công nảy nở trong học tập, lao động, chiến đấu. Những tràng hoa rực rỡ dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” (hoán dụ) 79 năm cuộc đời của Người. -> Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ. 3. Nghệ thuật: - Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. - Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịpthơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúcsâu lắng. - Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, nhân hóa... Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt
  5. trời trong lăng”,”tràng hoa”,”trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi vớ ihình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm. III. Kết bài: Hai khổ thơ đầu, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và 0.5 lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ. * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2