intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đăk Rve, Kon Rẫy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đăk Rve, Kon Rẫy” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đăk Rve, Kon Rẫy

  1. PHÒNG GD&ĐT KON RẪY MA TRẬN-ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐĂK RVE NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Ngữ văn 9 Thời gian : 90 phút( không kể thời gian phát đề) I. MA TRẬN. Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TL TL TL TL 1 Đọc Văn bản 3 hiểu nghị luận 30% 2 Làm Nghị luận văn xã hội. 1* 1* 1* 1* 20% Nghị luận văn học. 1* * 1* 1* 50% Tổng 40 30 20 10 Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30% II.BẢN ĐẶC TẢ. Nội dung/Đơn Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức vị kiến Chương thức TT / Chủ đề Vận Thông Vận Nhận biết dụng hiểu dụng cao 1. Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: nghị luận. 3 TL - Nhận biết thể loại, phương thức biểu đạt ,từ loại, biện pháp tu từ, phép liên kết , các thành phần phụ của câu… được sử dụng trong văn
  2. bản. 2 Làm Nghị luận Nhận biết: Biết văn xã hội. cách viết đoạn văn nghị luận xã hội Thông hiểu: Hiểu vấn đề về cách sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí. Vận dụng: Sắp 1TL* xếp các luận cứ theo trình tự hợp lí Vận dụng cao: 1TL* Bài viết lập luận chặt chẽ,dẫn chứng 1TL* thuyết phục, diễn đạt mạch mạch lạc mới mẻ, liên hệ 1TL* thực tế. Nghị luận Nhận biết: Xác văn học( định đúng thể loại Nghị luận văn nghị luận tác phẩm truyện, đoạn về tác trích- nhân vật; vẻ phẩm đẹp của nhân vật truyện, Phương Định, nắm đoạn trích- được nghệ thuật nhân vật) mà Lê Minh Khuê sử dụng khi nói về Phương Định. Thông hiểu: trình bày được các luận điểm về nội dung nghệ thuật khi phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. Vận dụng: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; biết vận dụng tốt các phương pháp lập luận; kết hợp chặt
  3. chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, phân tích các dẫn chứng và đánh giá được về nhân vật cả về nội dung và nghệ thuật khi phân tích nhân vật Vận dụng cao: Có cách diễn đạt, trình bày mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. . Tổng 3TL+2*TL 1TL*+ 1*TL+ 1 TL*+ 1* TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung (%) 70 30
  4. PHÒNG GD – ĐT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐĂK RVE NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút( không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm). Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: [1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị … và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường. [2]Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”, … khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,… – những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu thì chỉ biết đến facebook, đăng story, …Hay là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn. (Theo Thu Phương, Baomoi.com) Câu 1 (1.0 điểm):Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2]. Câu 2 (1.0 điểm):Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau: Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóngđá, nhảy dây, … – những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Câu 3 (1.0 điểm): Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”, … khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. PHẦN II:LÀM VĂN(7.0 điểm). Câu 1(2.0 điểm): Từ phần đọc hiểu ở phần I,hãy viết một đoạn văn(10-15 câu) thể hiện suy nghĩ của bản thân về việc sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý. Câu 2(5.0 điểm):Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. --------------------------------------------------------------------------------------------------
  5. PHÒNG GD – ĐT KON RẪY HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐĂK RVE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm; - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo; - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý; - Tổng điểm toàn bài là 10, điểm lẻ (nếu có) là chữ số thập phân ( Ví dụ: 0,25 làm tròn 0,3; 0,75 làm tròn 0,8). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu Nội dung Điểm PHẦN I. ĐỌC HIỂU 3,0 1 - Phép liên kết về hình thức: Phép lặp 0,5 Từ ngữ liên kết: smartphone /giới trẻ 0,5 (Học s sinh chỉ cần nêu được một trong hai từ liên kết trên cũng được trọn 0,5 điểm). - Hoặc Phép nối. Từ ngữ liên kết: Cũng vì (Học sinh chỉ cần nêu đúng một trong hai phép liên kết trên và từ ngữ liên kết là đạt điểm tối đa). 2 - Thành phần biệt lập: “những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ”. 0,5 - Đó là thành phần phụ chú. 0,5 (Học sinh có thể diễn đạt cách khác. Ví dụ: Thành phần phụ chú là “những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ”, cũng đạt điểm đầy đủ). 3 Câu văn có các biệp pháp tu từ như: - Liệt kê: nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh 0,5 hùng bàn phím”. 0,5 - Điệp ngữ: nghiện. - Chơi chữ: “anh hùng bàn phím”. (Học sinh chỉ cần nêu được 1 biện pháp: 0,5 điểm, chỉ ra được từ ngữ thể hiện: 0,5 điểm). PHẦN II. LÀM VĂN 7,0 1 Đoạn văn nghị luận xã hội 2,0 a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có đầy đủ 3 phần mở 0,25 đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Phát triển đoạn triển khai được các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề. Kết đoạn nêu được bài học nhận thức. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về việc sử dụng 0,25 smartphone (điện thoại thông minh) một cách hợp lí nhất. c. Nội dung nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, triển khai luận điểm bằng các luận cứ một cách hợp lí, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai theo hướng sau: 1,0 - Smartphone là phương tiện liên lạc, học tập, giải trí đa phương tiện
  6. rất phổ biến hiện nay. - Khẳng định lợi ích của smartphone khi sử dụng đúng mục đích, đúng nơi, đúng chỗ. Dẫn chứng. - Bàn luận, mở rộng: Có rất nhiều trường hợp sử dụng không đúng nơi, không đúng lúc, không đúng mục đích… Phê phán những hành vi lạm dụng. - Bài học nhận thức. Lưu ý: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhưng phải hợp lí, có tính thuyết phục. d. Sáng tạo:Có cách diễn đạt mới mẻ, biết vận dụng khẩu hiệu, danh 0,25 ngôn... liên hệ với cuộc sống, dẫn chứng thuyết phục. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 5,0 qua nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Có đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong 0,25 cuộc kháng chiến chống Mĩ qua việc phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “ Những ngôi sao xa xôi”(Lê Minh Khuê). c. Triển khai vấn đề nghị luận: 3,5 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần triển khai được các ý sau: a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật 0,5 Phương Định: -Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. Bà từng tham gia lực lượng TNXP. -Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” viết năm 1971, là tác phẩm đầu tay của bà. -Phương Định là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiếnchống Mỹ. Hướng dẫn chấm: + Phần giới thiệu về tác giả: 0,25 điểm + Phần giới thiệu về tác phẩm, nhân vật: 0,25 điểm b) Thân bài: b.1. Phân tích nhân vật Phương Định để thấy được vẻ đẹp của 2 tuổi trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ: * Vẻ đẹp về lí tưởng sống cao đẹp; tinh thần dũng cảm, trách nhiệm cao với công việc; không sợ gian khổ, hi sinh thể hiện qua nhân vật Phương Định: - Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình nguyện dâng hiến cho đất nước. - Chấp nhận hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc nguy hiểm ở chiến trường một cách giản dị và cho là có cái thú riêng (phân tích, dẫn chứng). - Tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công
  7. việc, chiến tranh và cái chết (phân tích, dẫn chứng). - Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. (phân tích, dẫn chứng) * Vẻ đẹp của tâm hồn trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời; nhạy cảm, hay mơ mộng thể hiện qua nhân vật Phương Định: - Là con gái Hà Nội, đã từng có một thời học sinh vô tư, hồn nhiên… (phân tích, dẫn chứng). - Xinh đẹp, nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình… (phân tích, dẫn chứng). - Hay mơ mộng và thích ca hát… (phân tích, dẫn chứng). * Vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết, yêu mến, gắn bó với đồng đội … thể hiện qua nhân vật Phương Định: - Luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội (phân tích, dẫn chứng) - Dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ (phân tích, dẫn chứng) Hướng dẫn chấm: + Cảm nhận sâu sắc, triển khai ý mạch lạc, rõ ràng: 1,75 điểm – 2 điểm điểm + Cảm nhận được những nét chính, biết cách triển khai ý nhưng chưa thật sâu sắc: 1,0 điểm – 1,5 điểm. + Cảm nhận chung chung, sơ sài, chưa biết cách triển khai: 0,25 điểm – 0,75 điểm. b.2. Đánh giá chung: - Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ 0,25 trung và đặc biệt thành công về nghệ thuậtmiêu tả tâm lí nhân vật… - Suy nghĩ về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ: Nhân vật Phương Định mang những vẻ đẹp tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ: dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ 0,25 trung, sống có lí tưởng… Đó chính là sức mạnh để con người Việt Nam vượt qua bao khó khăn thử thách, chiến thắng mọi thế lực ngoại xâm. - Liên hệ với bản thân và vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ 0,25 đất nước. Thí sinh có thể có cách đánh giá riêng miễn hợp lí vẫn đạt điểm tối đa. c) Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận. 0,25 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. Hướng dẫn chấm: - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, đôi chỗ có mắc vài lỗi nhưng không cơ bản: 0,25 điểm - Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt: 0,0 điểm e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu 0,75 sắc về vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được hai yêu cầu trờ lên: 0,75 điểm.
  8. - Đáp ứng được một yêu cầu: 0,5 điểm . * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ýcho điểm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài : nêu được vấn đề. Thân bài: triển khai được vấn đề. Kết bài: kết luận được vấn đề. b. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống hoàn toàn đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 4. Nếu học sinh chỉ nêu được vẻ đẹp của nhân vật nhưng không phân tích và không chứng minh thì bài làm đạt tối đa 2,5 điểm. ------------------------------------------------------------------------------------------ Duyệt của CMNT Duyệt của TCM Giáo viên ra đề Lương Tấn Thanh Lê Thị Hoà Klem
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2