Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc
lượt xem 1
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc
- MA TRẬN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 9 Mức độ Tổng số cần đạt Nội dung Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao -Ngữ liệu: -Nhớ -Khái quát văn bản được được nội nghệ thuật têntác dung chính phẩm của đoạn -Tiêu chí trích. chọn lựa -Nhận biết ngữ liệu: phương -Hiểu xác một đoạn thức biểu định được I.Trắc trích có độ đạt. cách dẫn và nghiệm dài tương dựa trên cơ đương vơi sở nào một nhận diện đoạn/một được cách phần trong dẫn một văn bản được học trong chương trình Số câu 3 1 4 Tổng Số điểm 1.5 0.5 2.0 Tỉ lệ 15% 5% 20% II.Tự Câu 5. Học sinh biết luận viết đoạn văn Trìnhbày nghị luận xã đoạn văn hội có cấu nghị luận xã trúc chặt chẽ, hội lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính
- tả, dùng từ, ngữ pháp Câu 6. Viết bài Nghị luận văn văn học cảm nhận Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 3,0 5,0 8 Tỉ lệ 30% 50% 80% Số câu 3 1 1 1 5 Tổng Số điểm 1.5 0.5 3,0 5,0 10,0 cộng Tỉ lệ 15% 5% 30% 50% 100% PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9
- Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng. "Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ.Tôi ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát . Lời tôi bịa ra lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2012, tr. 118) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? A. Những ngôi sao xa xôi B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sa Pa. D. Làng Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3. Phần in đậm trong câu:“Còn mắt tôicác anh lái xe bảo:“ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” là thành phần gì của câu ? A. Tình thái B. Khởi ngữ C. Phụ chú D. Cảm thán Câu 4. Trong đoạn trích, “Tôi” để chỉ nhân vật nào? A. Chị Thảo B. Anh thanh niên C. Nho D. Phương Định. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 8.0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lời cảm ơn trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ, gạch chân dưới thành phần khởi ngữ đó. Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Mùa xuân người cầm súng Một bông hoa tím biếc Lộc giắt đầy trên lưng Ơi con chim chiền chiện Mùa xuân người ra đồng Hót chi mà vang trời Lộc trải dài nương mạ Từng giọt long lanh Tất cả như hối hả Tôi đưa tay tôi hứng. Tất cả như xôn xao… (Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2) ------------------------- HẾT ------------------------ (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM BÀIKIỂM TRA HỌC KỲ II
- TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Câu 1 2 3 4 Đáp án A C B D II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm). Câu Nội dung Điểm 5 Viết đoạn văn nghị luận 3,0 ngắn trình bày suy nghĩ về vai trò của lời cảm ơn trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ, gạch chân dưới thành phần khởi ngữ đó. a. Yêu cầu về kỹ năng: HShiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kỹ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội; bố cục hợp lí; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. b. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau: * Giải thích: 0,25 - Cảm ơn là thái độ trân trọng, biết ơn những gì mà người khác đã làm cho
- mình. - Lời cảm ơn là lời 1,0 nói chân thành xuất phát từ trái tim và tấm lòng của chính mình. * Phân tích, chứng minh - Vì sao cần phải cảm ơn? Bởi đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Sống trên đời, ta được nhận bao ân huệ từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè … Cảm ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình là một biểu hiện của phẩm chất ân nghĩa, thủy chung. 0,75 - Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều khi ta biết cảm ơn, trân trọng những thành quả mà người khác đã đem lại cho chúng ta. - Lời cảm ơn chân thành của mỗi con người sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành cách ứng xử đẹp đẽ cho xã hội. (HS lấy dẫn chứng phù hợp với luận điểm để chứng minh) * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân - Lời cảm ơn rất cần trong cuộc sống, trong cách ứng xử của mỗi con người. - Thực tế có nhiều người sống vô ơn, không biết trân trọng thành quả và sự giúp đỡ của người khác. Lối sống ấy thật đáng
- phê phán. - Liên hệ bản thân: + Nhận thức đúng đắn về lời cảm ơn: phải chân thành, xuất phát từ trái tim và tấm lòng. + Hành động: thể hiện lời cảm ơn bằng lời nói văn hóa, lễ phép tế nhị; bằng hành động thiết thực, ý nghĩa. * Xác định chính xác 0,5 thành phần khởi ngữ trong đoạn văn. e. Đảm bảo chuẩn chính 0,5 tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt tốt, mới mẻ. 6 Cảm nhận về đoạn thơ 5,0 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải a. Yêu cầu về kỹ năng: HShiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kỹ năng để viết bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. b. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau:
- I. Mở bài 0.5 -Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”. - Nêu vấn đề nghị luận: Hai khổ thơ đầu là bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế và mùa xuân đất nước với nhịp đầy hăng say, phấn khởi. II. Thân bài * Khái quát: 0,5 - Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980, Đây là thời điểm Thanh Hải đang bệnh nặng và chỉ mấy tuần sau ông qua đời. Bài thơ là những dòng cuối cùng mà nhà thơ để lại. Nó như một sự tổng kết về cuộc đời ông và gửi gắm lẽ sống cao cả, đẹp đẽ. - Mạch cảm xúc chủ đạo là niềm vui trước thiên nhiên đất nước lúc vào xuân và lẽ sống cống hiến lặng lẽ mà tha thiết chân thành của Thanh Hải. Hai khổ thơ đầu là bức tranh mùa xuân được cảm nhận trong niềm say mê và xúc động chân thành của nhà thơ. * Phân tích, cảm nhận: 2,5 - Bức tranh thiên nhiên 1,25 mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước đất trời xứ Huế vào xuân. + Bức tranh thiên nhiên hiện lên với các hình ảnh bình dị, màu sắc tươi sáng
- và âm thanh trong trẻo, rộn ràng (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện) + Không gian được mở ra theo chiều rộng của dòng sông và chiều cao của bầu trời. + Vạn vật đều căng tràn sức sống qua phép đảo ngữ nhấn mạnh vào động từ “mọc”, cách sử dụng từ ngữ tinh tế “xanh”, “tím biếc”, “giọt long lanh”. + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác với hình ảnh “Giọt long lanh” gợi nhiều liên tưởng. Đó là giọt mưa xuân, giọt sương mai hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Dù hiểu theo cách nào ta cũng thấy gợi lên sự trong trẻo, tinh khôi. + Nhà thơ đã quan sát và cảm nhận không khí tươi vui của mùa xuân bằng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác nhưng hơn cả là bằng tâm hồn rộng mở luôn hướng tới sự hòa hợp với thiên nhiên. + Niềm say mê của nhà thơ còn được thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, bộc lộ trực tiếp qua lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi”, “hót chi … mà”. Đặc biệt, nhà thơ còn đưa tay hứng lấy từng “giọt long lanh” của đất trời, của tiếng chim chiền chiện đầy nâng niu, trân trọng.
- + Đằng sau niềm say mê, ngây ngất ấy là tình yêu và sự gắn bó thiết tha với thiên nhiên đất nước của nhà thơ. - Bức tranh đất nước vào 1,25 xuân với không khí xuân ngập tràn mọi nẻo đường của Tổ quốc: + Nhà thơ cảm nhận mùa xuân đất nước qua hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Hai hình ảnh biểu trưng cho nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của đất nước lúc bấy giờ là chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xản xuất xây dựng hậu phương vững chắc. Hình ảnh “người cầm súng” đi liền với các hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng” gợi liên tưởng đến cành lá ngụy trang của người chiến sĩ đang nảy những chồi non, lộc biếc cùng các anh ra trận để bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh “người ra đồng” đi liền với hình ảnh “lộc trải dài nương mạ” gợi liên tưởng đến những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi của bàn tay lao động cần cù, khéo léo gieo trồng. Những con người ấy họ đang góp phần làm nên mùa xuân đất nước. + Điệp từ “mùa xuân”, “lộc” vừa gợi tả quang cảnh tươi đẹp của mùa xuân đang vươn lên những chồi non lộc biếc vừa gợi thành quả trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất
- nước. + Không khí khẩn trương hối hả của mùa xuân đất nước được nhấn mạnh bằng điệp từ “tất cả”, các từ láy “hối hả”, “xôn xao”. Nhịp thơ nhanh, gấp như nhịp sôi động, hối hả, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. + Đằng sau bức tranh đất nước vào xuân là tình yêu tha thiết của một con người sống cả đời gắn bó với quê hương, cống hiến thanh xuân cho đất nước. * Đánh giá 0,5 - Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ hàm súc; cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc; Ngôn ngữ và hình ảnh thơ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi; Cảm xúc chân thành, tha thiết. - Nội dung: Đoạn thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước tươi đẹp, trong sáng đầy sức sống. Từ vẻ đẹp của mùa xuân ấy, Thanh Hải ước nguyện hóa thân vào quê hương xứ sở vào cuộc đời để cống hiến hết mình cho đất nước. - Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã góp vào thơ ca viết về mùa xuân một vẻ đẹp riêng, đặc sắc. III. Kết bài: 0,5 - Khẳng định lại ý nghĩa của bức tranh mùa xuân
- qua đoạn thơ - Thanh Hải xứng đáng là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam. c. Đảm bảo chuẩn chính 0,5 tả, ngữ pháp tiếng Việt; Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 8,0 Lưu ý:Trên đây là những gợi ý, giám khảo cần linh động đáp án khi chấm. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn. ---------------HẾT---------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 76 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 138 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hòa Phú 2
5 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn