intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC TRÀ MY TRƯỜNG PTDT BT TH&THCS TRÀ KA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Mức Tổng độ nhận Nội thức Kĩ dung/ Nhận Thôn Vận Vận TT năng đơn biết g dụng dụng vị KT (Số hiểu (Số cao câu) (Số câu) (Số câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Ngữ liệu SGK Đoạn trích“ Nhữn g Đọc 1 ngôi 4 1 1 0 0 hiểu sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Nghị luận về một 2 Viết 1 1 1 đoạn 1 thơ, bài thơ Tỷ lệ 10 20 10 10 50 điểm từng loại câu
  2. hỏi Tỷ lệ % điểm các mức độ 40% 30% 20% 100% nhận thức BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Kĩ Nội dung/Đơn TT Mức độ đánh giá năng vị kiến thức 1 Nhận biết: Đọc - Nhận biết tên tác phẩm, người kể chuyện và vai trò. hiểu Ngữ liệu SGK - Nhận diện khởi ngữ. Đoạn - Nhận biết phép liên kết câu. trích“Những - Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ. ngôi sao xa Thông hiểu: xôi” của Lê - Hiểu nội dung đoạn trích. Minh Khuê. Vận dụng: - Trình bày cảm xúc riêng của bản thân . Tỉ lệ % điểm 2. Viết Nghị luận về một đoạn thơ, Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của bài văn nghị luận về một bài thơ đoạn thơ, bài thơ. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; phù hợp với đời sống thực tế, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vận dụng cao:
  3. Viết được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về vấn đề chính; phần Kết bài thể hiện được suy nghĩ, tình cảm và nhận thức của cá nhân. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRÀ KA MÔN: NGỮ VĂN 9 Họ tên:………………………………………. Năm học: 2023 – 2024 Lớp: 9. Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) Điểm Lời phê A. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. (Trích SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Ai là người kể chuyện? Người kể đoạn truyện này giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm (0,5 điểm) Câu 2: Hãy xác định câu có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên? (0,5 điểm) Câu 3: Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy là gì? (1,0 điểm) Câu 4: Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn văn trên ? (1,0 điểm) Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? (1,0 điểm) Câu 6: Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về công việc của các nhân vật trong đoạn trích trên (1,0 điểm) B. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Đề: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viễn Phương – Viếng lăng Bác ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
  4. Môn: Ngữ văn lớp 9 A. Hướng dẫn chung - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể Phần I: ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) 1. Tự luận Câu 1: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5đ) Mức 2 (0,25đ) Mức 3 (0đ) Hs trả lời đầy đủ và hoàn thiện câu từ: HS trình bày 2 trong 3 ý Trả lời không đúng - Đoạn trích trên nằm trong văn bản: “Những yêu cầu của đề bài ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. hoặc không trả lời. - Người kể chuyện là nhân vật Phương Định. - Người kể đoạn truyện này giữ vai trò là nhân vật chính trong tác phẩm. Câu 2 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0 đ) HS tìm được câu có chứa thành phần khởi ngữ HS chỉ nêu được nhưng chưa Học sinh không trả trong đoạn văn: hoàn thiện câu lời hoặc trả lời + Câu chứa thành phần khởi ngữ là câu “Do đó, không liên quan. công việc cũng chẳng đơn giản” Câu 3 Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0 đ) Hs trả lời đầy đủ HS chỉ nêu được 1 trong Trả lời không đúng - Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con 2ý yêu cầu của đề bài quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ ẩn dụ. hoặc không trả lời. - Việc sử dụng biện pháp tu từ này cho thấy tinh thần lạc quan, có trách nhiệm cao với công việc của ba cô gái. Câu 4 Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0 đ) Hs trả lời đầy đủ HS chỉ xác định được 1 trong 2 Trả lời không đúng Hai phép liên kết trong đoạn văn trên là ý yêu cầu của đề bài - Phép nối (do đó) hoặc không trả lời. - Phép thế (lúc đó) Câu 5 Mức 1 (1đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0đ) Hs trả lời đầy đủ: HS chỉ nêu chung chung, chưa Trả lời không đúng Nội dung chính của đoạn trích: Kể về công việc rõ ràng. yêu cầu của đề bài của 3 cô gái (Nho, Thao, Phương Định) trong tổ hoặc không trả lời. trinh sát mặt đường. Công việc của họ là tính khối lượng đất đá bị bom đào xới, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Câu 6 Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0 đ) Học sinh trình bày được cảm nhận riêng của mình Học sinh trả lời chung Trả lời không đúng theo các ý: chung, không làm rõ vấn đề. yêu cầu của đề bài - Công việc của các nhân vật trong đoạn trích hết hoặc không trả lời. sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, luôn
  5. căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh... - Phải có tinh thần thép, luôn bình tĩnh, dũng cảm, khéo léo, kinh nghiệm. (Lưu ý: Tùy cách diễn đạt của học sinh mà GV linh động cho điểm) Phần II: VIẾT (5,0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 3. Trình bày đầy đủ nội dung 3 4. Chính tả, ngữ pháp 0,5 5. Sáng tạo 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn Điểm Mô tả tiêu chí 0,5 - Bố cục đủ 3 phần MB-TB-KB. - Phần thân bài chia đoạn hợp lý. - Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 2. Xác định đúng đối tượng tự sự 0,5 Đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. 3. Trình bày nội dung tự sự 0,5 Mở bài: Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ. Thân bài: Cảm nhận về đoạn thơ * Khổ 1. - Khổ thơ là những suy cảm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Hình ảnh “vầng trăng”, 0,5 “trời xanh” là một ẩn dụ về tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp tâm hồn và sự bất tử của Bác. - Khổ thơ còn bày tỏ cảm xúc đau xót, tiếc thương của nhà thơ về sự ra đi của Bác. * Khổ 2. - Niềm xúc động chân thành, dạt dào khi phải rời xa Bác. 0,5 - Ước nguyện của nhà thơ được “làm con chim hót quanh lăng Bác”, được làm “đóa hóa tỏa hương”, được làm “cây tre trung hiếu” bên lăng như là một khát vọng sống xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác. 0,5 * Nghệ thuật: Lời thơ tự nhiên, giàu hình ảnh, nhạc tính; giọng thơ chân thành, tha thiết; các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nội dung, cảm xúc. 0,5 Kết bài: Đánh giá chung: - Đoạn thơ là những xúc cảm chân thực của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Qua đó, thể hiện niềm tôn kính và khát vọng sống xứng đáng với Bác. - Đoạn thơ còn có sức lan tỏa trong tâm hồn người đọc, người nghe bởi âm hưởng thiết tha, sâu lắng. 0,5 4. Chính tả, ngữ pháp - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn 0,5 trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 5. Sáng tạo 0,5 Có sáng tạo trong cách phân tích và diễn đạt. Giáo viên ra đề Người duyệt đề
  6. Hồ Mạnh Vững Châu Thị Hoàng Long
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2