intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ - MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 Nội dung/ Mức độ nhận TT Kĩ năng đơn vị kĩ thức năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụngTổng dụng cao Vận Đọc hiểu 1 Số câu 4 1 1 Văn bản truyện 0 6 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 Viết Văn nghị luận về một 2 Số câu 1 1 đoạn thơ (bài thơ) Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm 70 30 100 các mức độ PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA - MÔN NGỮ VĂN 9
  2. TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 Số câu hỏi Nội dung/ Đơn Mức độ đánh theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng vị kiến thức giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao biết hiểu Nhận biết: - Nhận phương thức biểu đạt. - Nhận biết thành phần biệt lập. - Nhận biết phép liên kết và từ ngữ liên kết. - Nhận biết kiểu câu theo cấu trúc 1 Đọc hiểu Văn bản truyện và thành phần 4TL 1 TL 1TL câu. Thông hiểu: - Hiểu được hình ảnh nhân vật trong đoạn trích. Vận dụng: - Suy nghĩ về vấn đề được gợi ra từ nhân vật trong đoạn trích. 2 Viết Viết bài nghị Nhận biết: (1) (1) (1) 1 luận về đoạn thơ Xác định được (bài thơ) vấn đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Xác định được cách thức trình bày bài văn. Xác định được
  3. kiểu bài; bố cục 3 phần. Thông hiểu: Tìm được những dẫn chứng (từ ngữ, hình ảnh phù hợp) và phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ để làm rõ tư tưởng, tình cảm của tác giả. Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, cách dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Vận dụng cao: Vận dụng lối diễn đạt sáng tạo, giàu cảm xúc. Bài văn logic và hấp dẫn. Tổng 4 TL 1 TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Điểm Điểm Nhận xét và chữ ký Chữ ký của bằng số bằng chữ của giám khảo giám thị ………………………………........ Lớp: 9 ĐỀ I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Anh Trỗi ngồi xoay lưng nhìn thẳng vào nhà giam phụ nữ. Mắt anh nhìn lạ lắm như muốn cười, muốn nói gì với bọn mình. Bọn mình đã thầm nhắc nhau cố nói cho anh nghe những lời Quyên nhắn lại nhưng không nổi. Bốn thằng mặt thám ác ôn nổi tiếng đã canh gác anh, trong đó có ba thằng không rời anh một bước. Chắc Quyên còn nhớ những thằng xếp Giáp, xếp Lực, Tám Hiếu. Anh Trỗi vừa ngồi được một, hai phút thì thằng xếp Lực, cái thằng ốm yếu mặt xương xương hỏi anh có vẻ giễu cợt: - Sao anh còn trẻ, vợ anh tôi biết còn xuân lắm, mới cưới, như thế không lo hạnh phúc gia đình lại đi nghe Việt cộng xúi làm việc bậy bạ như vậy? Anh Trỗi không nhìn bọn mình nữa, anh cười nhếch mép nói: - Bậy bạ à, tôi nghĩ đến tương lai của tôi, tôi thấy tôi làm rất đúng. Giết Mỹ lại là bậy bạ à? Thằng xếp Lực hỏi tiếp: - Làm thế sao lại gọi là làm đúng? Đấy, anh mang thương tật như vậy, nghe chúng nó xúi giục thì kết quả như vậy đấy. Anh nói to hơn, nhìn thẳng vào mặt tên này: - Không có ai xúi giục cả. Tôi căm thù Mỹ, căm thù thằng Mắc Na-ma-ra đã gây bao nhiêu đau khổ cho miền Nam, cho nên tôi tìm giết nó. Xếp Giáp, tên ác ôn khét tiếng của nhà tù Gia Định ngay trước mặt anh, nói: - Thì đến giờ phút này đã rõ ràng rồi, anh chưa thấy lợi gì mà chỉ thấy gãy chân vào tù. Vẻ mặt anh mỗi lúc một căm giận, bàn tay nắm lấy mép bàn, anh nói dõng dạc, chậm hơn mấy câu trước.
  5. - Tôi nói với mấy người: tôi làm việc phải, tôi giết bọn cướp nước thì dù nguy hiểm, dù thương tật hay hi sinh, tôi cũng vui lòng. Tôi không thể sống như bọn tay sai được an thân để làm hại đồng bào. Thằng xếp Giáp vẫn mày chai, mặt đá hỏi anh: - Tay sai à? Anh gật đầu. Bọn mình nghe anh nói hồi hộp quá Quyên ạ. […]Anh quay sang trái, quay sang phải, khí thế thực hiên ngang anh trả lời ngay tức khắc từng câu nói đê hèn của chúng. Thằng xếp Giáp nói trắng ra: - Nhưng mà đời bọn này có bao giờ khổ đâu. Lúc nào cũng thừa ăn, vợ con sung sướng. Đến bây giờ còn nói như anh, không có chút ân hận gì thì mong nhẹ tội sao được. Anh khinh bỉ chúng nó quá, anh lắc đầu nói: - Sống như các người, tôi không sống nổi, sống như thế thì thà chết còn hơn! (Sống như anh -Trần Đình Vân, NXB Kim Đồng, 2021) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Chắc Quyên còn nhớ những thằng xếp Giáp, xếp Lực, Tám Hiếu”. Câu 3 (0,75 điểm). Xác định kiểu câu theo cấu trúc và thành phần câu của câu văn sau: “Anh gật đầu.” Câu 4 (0,75 điểm). Xác định phép liên kết được sử dụng trong các câu văn sau: “Anh Lời đang ngồi dựa vào tường, vội bước nhanh tới bên anh, giữ tay anh, sợ anh ngã. Nhưng riêng mình, mình thấy lúc ấy anh khoẻ lạ.” Câu 5 (1,0 điểm). Đoạn trích đã bộc lộ những phẩm chất nào của anh Trỗi? Câu 6 (1,0 điểm). Là thế hệ trẻ của đất nước, em đã học tập được điều gì ở anh Trỗi? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào hoà ca, Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi
  6. Dù là khi tóc bạc. (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 56) BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh. - Điểm lẻ tính đến 0,25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) HSKT trả lời đúng phần đọc hiểu đạt 5,0 (câu 1-4: mỗi câu đúng đạt 1,0đ; từ câu 5-6: trả lời đúng một câu bất kì đạt điểm tối đa 1,0đ, chỉ ghi điểm một câu đúng) Câu Nội dung cần đạt Điểm - Phương thưc biểu đạt: tự sự. 1 0,75 HSKT: trả lời đúng ghi 1,0đ.
  7. - Thành phần tình thái: nhưng, 2 0,75 HSKT: trả lời đúng ghi 1,0đ. - Kiểu câu: câu đơn. Anh //gật đầu. 0,75 3 CN VN HSKT: trả lời đúng ghi 1,0đ. - Phép liên kết được sử dụng: 0,75 4 Phép nối: nhưng HSKT: trả lời đúng ghi 1,0đ. Những phẩm chất của anh Trỗi: Mức 1 (1,0): HS trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung, phù hợp với ngữ liệu. Có thể theo gợi ý sau: - Tinh thần yêu nước mãnh liệt. - Sự kiên cường, bất khuất, không thế lực nào khuất phục được. - Đặt lợi ích dân tộc lên lợi ích cá nhân, sẵn sàng hy sinh bản thân vì lí tưởng. 1,0 5 - Đấu tranh vì quê hương, đất nước thì dù có nguy hiểm hay hy sinh thì anh cũng vui lòng, không bào giờ hối hận… Mức 2 (0,5đ): HS trả lời đúng một phẩm chất hoặc hai phẩm chất nhưng chưa rõ ràng. Mức 3 (0đ): HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung câu hỏi. HSKT trả lời có ý đúng ghi 1,0đ 6 Là thế hệ trẻ của đất nước, em đã học tập ở anh Trỗi: 1,0 Mức 1(1,0đ): HS trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phù hợp, có thể gợi ý sau: - Tinh thần yêu nước mãnh liệt vượt qua tất cả nguy hiểm. - Sống có lí tưởng; kiên định với con đường mình đã chọn dù có nguy hiểm, khó khăn. - Dám hy sinh hạnh phúc, quyền lợi cá nhân vì cộng đồng, dân tộc, đất nước. - Sức mạnh lí trí vượt lên nỗi đau thể xác. - Lối sống đẹp, dấn thân và cống hiến… Mức 2 (0,5đ): HS nêu được điều mình học tập nhưng còn sơ sài hoặc chưa rõ
  8. ràng. Mức 3 (0đ): HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung câu hỏi. (GV cần linh hoạt ghi điểm, tùy theo ý HS trả lời) HSKT nêu được một suy nghĩ phù hợp ghi 1,0đ. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm Yêu cầu chung - HS sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học về đoạn thơ. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách phân tích hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về đoạn thơ. Có bằng chứng tin cậy từ đoạn thơ. Yêu cầu cụ thể 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề đoạn thơ. Phần thân bài: Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, 0,25 nhịp, biện pháp tu từ,…Phần kết bài: Khẳng định được giá trị của đoạn thơ. HSKT: viết được bài văn ngắn đảm bảo bố cục 3 phần. 2. Xác định đúng nội dung cần nghị luận: Cảm nhận của về đoạn thơ đã cho trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. 0,25 HSKT: Xác định đúng nội dung cần nghị luận. 3. Triển khai: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học. Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận, có hệ thống luận điểm rõ ràng; lí lẽ chân xác, thuyết phục. 0,5 a. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu nội dung chính đoạn thơ (có trích dẫn đoạn thơ). 3,0 b. Thân bài: Nêu vị trí của đoạn trích, giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật.
  9. - Khổ 1: Khát vọng hóa thân thành những vẻ đẹp của cuộc đời. + Ước nguyện được hóa thân làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến nhập vào hòa ca làm đẹp tươi cuộc sống. + Điệp ngữ “ta làm” thể hiện một ước nguyện tha thiết, chân thành và cũng rất dứt khoát. + Những hình ảnh “con chim hót, “cành hoa,”nốt trầm” vừa giản dị vừa mang tính biểu trưng cho những gì là tươi đẹp của cuộc sống. + Ước nguyện của tác giả vô cùng giản dị mà chân thành. Chính vì vậy làm xúc động sâu sắc lòng người. - Khổ 2: Ước nguyện được dâng hiến cho đời, lặng lẽ. 0,5 + Tất cả những ước nguyện đó chính là ước nguyện được hóa thân làm một mùa xuân nho nhỏ hòa nhập trong mùa xuân bất tận của đất trời, tạo vật, lòng người…hiến dâng cho đời lặng lẽ (ý nghĩa biểu tượng mùa xuân; các từ nho nhỏ, lặng lẽ thể hiện được sự khiêm tốn, giản dị trong ước nguyện của tác giả). + Ước nguyện hiến dâng cho đời của tác giả là ước nguyện tha thiết cháy bỏng suốt cuộc đời: “Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc” + Điệp ngữ “dù là” mang sắc thái khẳng định. - Đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. Liên hệ bản thân. HSKT: viết bài văn đảm bảo bố cục, phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật cũng như nội dung của đoạn thơ. Cảm nhận được khát vọng hóa thân thành những vẻ đẹp của cuộc đời, ước nguyện được dâng hiến cho đời, lặng lẽ của nhà thơ. (GV linh động trong chấm bài của HSKT) 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo, gây ấn tượng 0,25 để tạo nên sức lay động, truyền cảm cho người đọc. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2