intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Đại Lộc" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Đại Lộc

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc - PTBĐ - Thông điệp của Bài học rút hiểu văn - TPBL đoạn trích ra từ vấn đề bản Tiêu - Liên kết câu, liên kết đặt ra trong chí lựa đoạn văn. đoạn trích. chọn ngữ - Câu chia theo cấu liệu: Đoạn trúc trích ngoài sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài II. Tạo văn nghị lập văn luận về một bản đoạn thơ, bài thơ - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số 4 1 1 1 7 câu 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Số điểm 30% 10% 10% 50% 100% Tỉ lệ
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc - Câu 1 (0,5 điểm) Câu 5(1,0 điểm) Câu 6(1,0 hiểu văn Xác định được PTBĐ Thông điệp của điểm) bản Tiêu chính. văn bản. Bài học rút chí lựa Câu 2 (0,5 điểm): ra từ vấn đề chọn ngữ -Xác định TPBL đặt ra trong liệu: Đoạn (0,25 điểm) văn bản. trích -Gọi đúng tên ngoài sách TPBL(0,25 điểm) giáo khoa Ngữ văn Câu 3 (1,0 điểm) 9, độ dài Tìm từ ngữ thực hiện không quá phép liên kết hai trăm Câu 4: (1,0 điểm) chữ. -Xác định được kiểu câu (0,5 điểm) - Chỉ ra dấu hiệu nhận biết (0,5 điểm) - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% (5,0 điểm) II. Tạo Viết bài lập văn văn nghị bản luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số 4 1 1 1 7 câu 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Số điểm 30% 10% 10% 50% 100%
  3. Tỉ lệ
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH (Đề gồmTHỨC có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2(0,5 điểm): Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.” Câu 3(1,0 điểm):Tìm các từ ngữ tạo nên phép lặp và phép thế giữa hai câu văn sau: “Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.” Câu 4(1,0 điểm): Xét về cấu trúc, câu văn: “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết kiểu câu đó. Câu 5(1,0 điểm): Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc là gì? Câu 6(1,0 điểm): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? II. LÀM VĂN: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 70) ................ Hết ............... Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD:
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể: PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Đọc- Câu 1: hiểu văn PTBĐ chính: Tự sự 0.5 bản - Học sinh trả lời đúng theo Hướng dẫn trên: 0,5 điểm; (5.0đ) - Học sinh trả lời khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. Câu 2: Thành phần biệt lập: 0.5 Thành phần gọi – đáp (0,25đ): “Con ơi” (0,25đ) - Học sinh trả lời đúng theo Hướng dẫn trên: 0,5 điểm; - Học sinh trả lời khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. Câu 3: 1.0 Từ ngữ tạo nên phép lặp: cậu bé 0.5 Phép thế: Từ “cậu” thế cho “ cậu bé” 0.5 - Học sinh trả lời đúng 2 từ: 1,0 điểm; trả lời đúng 1 từ: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời khác 2 từ trên hoặc không trả lời: 0,0 điểm Câu 4: 1.0 - Câu ghép 0.5 - Dấu hiệu nhận biết: Có 2 cụm C-V không bao chứa nhau 0.5 - Học sinh trả lời đúng 2 nội dung trên: 1,0 điểm; trả lời đúng 1 nội dung: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời: 0,0 điểm. Câu 5: Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại 1.0 được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp. - Học sinh trả lời đúng 2 ý trên: 1.0 điểm; trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời nội dung không liên quan: 0,0 điểm. Lưu ý: Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, miễn sao nêu được ý tương đương với thông điệp trên. Giáo viên chấm bài cần linh hoạt.
  6. Câu 6: Học sinh rút ra bài học theo quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: Mức độ 1: HS trả lời được những gợi ý sau: - Sống nhân ái, yêu thương và bao dung với mọi người. 1,0 - Hãy cho đi một cách vô tư. Bởi niềm vui được cho đi là niềm vui được nhân đôi còn nỗi buồn được chia sẻ thì nỗi buồn vơi đi một nửa. Mức độ 2: Học sinh trả lời được 2 ý trên nhưng còn mắc lỗi diễn đạt. 0,75 Mức độ 3: Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý trên. 0,5 Mức độ 4: HS không trả lời hoặc trả lời lạc đề. 0 II/ LÀM VĂN (5.0 điểm) II. Tạo 5.0 lập văn 1. Yêu cầu chung: bản - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận (5.0 đ) về đoạn thơ. - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận 0.5 Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần: - Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ - Thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ. - Kết bài: Khái quát được vấn đề; nêu được những nhận xét, đánh giá, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: - Bài làm đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 điểm. - Bài làm chưa đầy đủ, rõ ràng về cấu trúc và nội dung từng phần: 0,25 điểm b) Xác định đúng kiểu bài và nội dung nghị luận 0.5 Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Học sinh vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp hợp lí giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài 3.0 viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những nội cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; bước đầu nhận xét về đoạn thơ.
  7. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,25 điểm; giới thiệu và bước đầu nhận xét về đoạn thơ: 0,25 điểm. * Cảm nhận về đoạn thơ: - Về nội dung: + Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu đầu tiên báo mùa thu về. + Rung cảm của nhà thơ trước sự thay đổi rõ nét và vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu. - Về nghệ thuật: + Những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua sự cảm nhận bởi nhiều giác quan; + Những từ ngữ giàu sắc thải biểu cảm (từ láy, tình thái từ, tính từ, động từ…); phép tu từ nhân hóa; hình ảnh đối lập… Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,25 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 1,0 điểm. * Đánh giá chung về giá trị của đoạn thơ: - Vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh thơ; - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d) Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về giá trị của đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được một trong các yêu cầu trên: 0,25 điểm. e) Không mắc lỗi chính tả,dùng từ, đặt câu: 0.5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Lưu ý: GV cần linh hoạt trong việc đánh giá và ghi điểm cho từng đối tượng học sinh . ------------------------ Hết ------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2