Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ
lượt xem 1
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ
- UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN : Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 31) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng đề kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 M ức độ nh ận th ức Tổng Nội TT dung/đ Kĩ ơn vị % năng 1 kĩ năng Nhận Thông Vận biết hiểu dụng Vận dụng cao điểm Đọc hiểu 1 Số câu 4 1 1 0 6 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 Viết
- 2 Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 III. THIẾT LẬP BẢNG ĐẶC TẢ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Chương/ Nội dung/ dơn vị kiến thức chủ đề Đọc hiểu * Nhận biết: 1 Văn bản - Phương thức biểu đạt ngoài SGK - Kiểu câu - Thành phần biệt lập - Biện pháp tu từ * Thông hiểu: - Thông điệp rút ra từ văn bản * Vận dụng: - Nêu suy nghĩ/ bài học từ một vấn đề đặt ra trong văn bản 2 Viết Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề Kiểu bài nghị luận. Nghị luận về Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố một đoạn cục văn bản…) thơ, bài thơ Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
- UBND KIỂM TRA THÀNH CUỐI KÌ II PHỐ _NĂM HỌC TAM KỲ 2023-2024 TRƯỜN MÔN : Ngữ G THCS văn 9 LÝ Thời gian: THƯỜN 90 phút G KIỆT (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Đọc hiểu: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm thanh vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secer Gardan. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình, êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi (…) Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn? Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy
- còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! . Một tiếng người phục vụ ân cần yêu thương quan tâm, gần gũi…Và chắc chắn không phải là chiêm bao. Trích “Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao?” - Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103) Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. (0,5 điểm) Xét về cấu tạo, câu văn: “Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm thanh vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secer Gardan.” là kiểu câu gì? Câu 3.(1,0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “ Một tiếng người phục vụ ân cần yêu thương quan tâm, gần gũi…Và chắc chắn không phải là chiêm bao.” Câu 4. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu: “ Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng” Câu 5. (1.0 điểm) Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Câu 6. (1.0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến : “Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn YM, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời.” không? Vì sao? II. Tập làm văn (5,0 điểm) Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” (Viễn Phương – Viếng lăng Bác ) ………….. Hết ………… HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II_VĂN 9_NĂM HỌC:2023-2024 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài làm sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm cần được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. -Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm
- 1 - Phương thức biểu đạt: nghị luận. 0,5 2 Câu đơn 0,5 3 Chắc chắn 0,5 Thành phần tình thái 0,5 4 - Điệp từ “đừng”, “hãy” 0,25 - Liệt kê: chat, email, post 0,25 - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự mong mỏi của tác giả và tính cấp thiết của việc chấm 0,5 dứt những hình thức giao tiếp “ảo” để nói với nhau bằng “âm thanh của tiếng nói con người” + Tạo âm hưởng, tăng tính sinh động cho đoạn văn 5 Thông điệp: - Kêu gọi mọi người hãy rời xa thế giới ảo 0,5 - Hãy giao tiếp với nhau bằng lời nói nhiều hơn. 0,5 6 HS trình bày được suy nghĩ của bản thân, GV căn cứ vào bài làm của HS, Gv linh hoạt cho điểm sao cho phù hợp *Gợi ý: Không đồng ý. 0,25 Vì: - Phương tiện giao tiếp này làm cho tình cảm sự kết nối giữa con người 0,75 ngày càng xa dần. - Chỉ có giao tiếp bằng lời nói mới làm con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và yêu thương nhau - Khi giao tiếp bằng tiếng nói, con người không chỉ tiếp nhận thông tin một cách đơn thuần mà còn cảm nhận được cả trạng thái cảm xúc, tình cảm…của người nói thông qua ngữ điệu nói, giọng nói…từ đó mà hiểu rõ, hiểu đúng về nhau hơn * Trả lời chính xác, thuyết phục: 1,0 điểm * Trả lời chung chung chưa thuyết phục: 0,5- 0,75 điểm * Trả lời chung chung, mơ hồ chưa rõ: 0,25 điểm * Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm II. Làm văn: ( 5,0 điểm)
- a. Đảm bảo bố cục 0,5 bài văn nghị luận gồm ba phần: MB, TB, KB b. Xác định đúng yêu 0,5 cầu của đề: Suy nghĩ về câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn : 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nội dung: Cảm xúc của tác giả khi ra thăm lăng Bác - Đánh giá chung 2. Thân bài: 3,0 a.Khổ 1. Cảm xúc khi đứng từ xa nhìn về lăng Bác - Bồi hồi, xúc động khi được ra thăm lăng Bác: Câu thơ như lời giới thiệu, tự sự chân thành “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Tác giả xưng “con”: thể hiện sự gần gũi, thân thiết. Động từ “thăm”: cách nói giảm nói tránh, giảm bớt nỗi đau, mất mát - Hình ảnh “hàng
- tre”: Hình ảnh tả thực: Hàng tre xanh ngát bên lăng Bác Tượng trưng cho tâm hồn, lòng kiên trung, ngay thẳng của người Việt Nam - Động từ “ôi”: thế hiện niềm xúc động, tự hào. b. Khổ 2. Cảm xúc của tác giả khi bước vào lăng Bác: - Hình ảnh mặt trời : * Mặt trời thực: Tỏa ánh nắng rực rỡ, chiếu sáng trần gian, mang đến sự sống cho vạn vật Ẩn dụ: “mặt trời” chính là Bác Hồ, vị cha già vĩ đại của dân tộc , Người đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang, là nguồn sáng chói loà và rực rỡ. - Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”: nỗi xúc động tiếc thương của người dân đối với sự ra đi của Bác.
- - Điệp từ “ngày ngày”: diễn tả sự lặp lại thường xuyên, vô tận - Hình ảnh kết tinh “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo: “dòng người” - tràng hoa: Là tràng hoa của lòng người, của lòng biết ơn, trân trọng của con người Việt Nam với Bác. “bảy mươi chín mùa xuân”: hoán dụ số tuổi của Bác - Tác giả đã vẽ nên bức tranh dòng người đang lần lượt xếp hàng vào dâng hoa thăm Bác * Khái quát nghệ thuật, nội dung * Liên hệ mở rộng 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Đoạn thơ là niềm cảm xúc chân thành, lòng thành kính của nhà thơ, của mọi người đối với Bác Hồ.
- Dựa vào cách diễn đạt của HS, GV ghi điểm cho phù hợp d. Sáng tạo: Bài viết 0,5 có cách diễn đạt mới mẽ sự sáng tạo, tình cảm cao đẹp, chân thực , nội dung trong sáng, rõ ràng. e. Chính tả, ngữ 0,5 pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Ghi chú: Trên đây chỉ là gợi ý chung, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và cho điểm một cách linh hoạt. Người ra đề Người duyệt đề Trần Thị Gái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 691 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn