intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

  1. TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II. NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: Các môn học lựa chọn MÔN: SINH HỌC 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 101 Họ, tên học sinh:............................................................... Lớp: ....................... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 câu – 7 điểm– 28 phút) Câu 1: Cho các lĩnh vực sau đây: I. Sản xuất nông nghiệp. II. Sản xuất công nghiệp. III. Chế biến bảo quản thực phẩm. IV. Y học. V. Du lịch, dịch vụ. Số lĩnh vực ứng dụng vi sinh vật là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 2: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn? 1) Có kích thước bé. 2) Cơ thể chỉ có một tế bào. 3) Sống kí sinh và gây bệnh. 4) Chưa có nhân chính thức. 5) Sinh sản rất nhanh. A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (4), (5). Câu 3: Để tổng hợp tinh bột, vi khuẩn và tảo cần hợp chất mở đầu là gì? A. ATP – glucose. B. ADP – glucose. C. Amino acid. D. Cellulose. Câu 4: Công nghệ tế bào là A. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các giống sẵn có. B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. C. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. D. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn thế hệ bố mẹ. Câu 5: Trong quy trình làm sữa chua, sau khi phối trộn sữa và men mồi, bước tiếp theo là A. cho nước sôi vào và khuấy đều. B. đun sôi hỗn hợp để sát khuẩn. C. đậy kín và ủ ở nhiệt độ thích hợp. D. cho sản phẩm vào ngăn đá tủ lạnh. Câu 6: Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì? A. Để thủy phân k-casein trong sữa và làm cho sữa đông lại. B. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa. C. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại. D. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa. Câu 7: Cho các đặc điểm của virus: (I) Chưa có cấu tạo tế bào. (II) Kích thước siêu nhỏ (đo bằng nm). (III) Chứa cả ADN và ARN. (IV) Sinh sản độc lập. (V) Ký sinh nội bào bắt buộc. Số đặc điểm đúng khi nói về virus là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 8: Để bảo quản lúa, ngô, các loại hạt tránh sự xâm nhiễm của vi khuẩn và nấm, người ta thường phơi hạt thật khô và cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát. Việc bảo quản này dựa vào yếu tố A. độ pH. B. nhiệt độ. C. độ ẩm. D. ánh sáng. Trang 1/4 - Mã đề 101
  2. Câu 9: Sinh trưởng của vi sinh vật là A. sự gia tăng số lượng tế bào của cơ thể. B. sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể. C. sự gia tăng kích thước của tế bào. D. sự duy trì số lượng vi khuẩn ở mức ổn định. Câu 10: Phân giải nucleic acid sẽ tạo thành A. glycerol. B. nucleotide. C. amino acid. D. glucose. Câu 11: Hình ảnh dưới đây phản ánh kì nào của quá trình phân bào? A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì giữa. Câu 12: Trong môi trường nuôi cấy không lên tục, vi sinh vật trao đổi chất mạnh nhất ở pha A. tiềm phát. B. cân bằng. C. suy vong. D. luỹ thừa. Câu 13: Ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật nhiều hơn các ngành nghề còn lại? A. Nhà dịch tễ học. B. Dược sĩ. C. Giáo viên. D. Bác sĩ. Câu 14: Loài nào sau đây không phải vi sinh vật? A. Nấm tai mèo. B. Vi khuẩn lam. C. Trùng biến hình. D. Tảo đơn bào. Câu 15: Trong nuôi cấy vi sinh vật, để không xảy ra pha suy vong thì cần phải A. dừng nuôi cấy ở pha cân bằng. B. dừng nuôi cấy ở pha lũy thừa. C. lấy ra một lượng dịch nuôi cấy, không cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. D. lấy ra một lượng dịch nuôi cấy, bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Câu 16: Cho các ứng dụng sau: 1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào). 2) Lên men rượu, bia. 3) Sản xuất lúa, ngô. 4) Sản xuất amino acid. Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật? A. (1); (4). B. (1); (2). C. (2); (4). D. (2); (3). Câu 17: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân? A. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. B. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa. C. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối. D. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối. Trang 2/4 - Mã đề 101
  3. Câu 18: Hình ảnh dưới đây minh họa cho bước nào trong quy trình làm kim chi? A. Thu nhận và bảo quản. B. Xử lý nguyên liệu. C. Phối trộn nguyên liệu. D. Sát trùng dụng cụ chứa. Câu 19: Con người đã sử dụng vi sinh vật nào sau đây để tạo ra phần lớn thuốc kháng sinh? A. Tảo đơn bào. B. Nấm men. C. Vi khuẩn lactic. D. Xạ khuẩn. Câu 20: Vai trò của vi sinh vật đối với con người là A. làm sạch môi trường. B. chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. C. bảo quản và chế biến thực phẩm. D. cải thiện chất lượng đất. Câu 21: Trong các sản phẩm dưới đây, đâu là sản phẩm của quá trình lên men chua? A. Bia hơi. B. Rượu trái cây. C. Sữa chua. D. Nước tương. Câu 22: Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Dung hợp tế bào trần. C. Cấy truyền phôi. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 23: Vi sinh vật gồm A. vi rút, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào. B. vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi nấm. C. vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm. D. vi rút, động vật nguyên sinh, vi nấm. Câu 24: Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì? A. Phát triển tế bào. B. Chu kì tế bào. C. Phân chia tế bào. D. Quá trình phân bào. Câu 25: Virus được cấu tạo bởi thành phần nào sau đây? A. DNA và RNA. B. nucleic acid và phospholipid. C. phospholipid và protein. D. nucleic acid và protein (capsid). Câu 26: Virus là một dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc vì A. không có DNA hoặc RNA nên không thể sinh tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể. B. cấu tạo đơn bào nên không thể sinh trưởng và phát triển như các sinh vật khác. C. không có thành tế bào để bảo vệ trước các tác nhân của môi trường xung quanh. D. tổng hợp các thành phần cấu tạo phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào vật chủ. Câu 27: Chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ diễn ra theo trình tự là A. hấp phụ tổng hợp lắp ráp xâm nhập phóng thích. B. hấp phụ xâm nhập tổng hợp lắp ráp phóng thích. C. hấp phụ lắp ráp tổng hợp xâm nhập phóng thích. D. hấp phụ xâm nhập lắp ráp tổng hợp phóng thích. Câu 28: Đâu là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học? A. Cho hiệu quả diệt trừ sâu hại nhanh chóng. B. An toàn với sức khỏe con người và môi trường. C. Tiêu diệt được hầu hết các loài sinh vật gây bệnh. D. Bảo quản tốt ở mọi điều kiện. Trang 3/4 - Mã đề 101
  4. PHẦN II. TỰ LUẬN (4 câu – 3 điểm – 17 phút) Câu 29. (1 điểm) Bạn A bị nhiễm trùng vết thương ở tay, mẹ bạn đã lấy thuốc kháng sinh đang còn của anh trai cho A uống. Bạn A nhất quyết không uống và yêu cầu đi khám bác sĩ để lấy thuốc, Theo em, bạn A làm đúng hay sai? Câu 30. (1 điểm) Giải thích vì sao virus chỉ xâm nhập vào tế bào của vật chủ nhất định? Câu 31. (0,5 điểm) Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu? Câu 32. (0,5 điểm) Giải thích vì sao không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus? ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
426=>0