intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II . NĂM HỌC 2021 - 2022 KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC LỚP 12 Ngày kiểm tra: 27/04/2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 05 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 234 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: ( Gồm 40 câu) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu ( A, B, C, D) sau: Câu 1: Dùng hoá chất cônxisin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây có thể tạo ra giống tam bội, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? A. Đậu tương B. Dâu tằm C. Lúa D. Ngô Câu 2: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động tuần trăng. B. biến động không theo chu kì C. biến động theo mùa D. biến động nhiều năm. Câu 3: Đặc trưng nào chỉ có ở quần xã sinh vật? A. Độ đa dạng. B. Nhóm tuổi. C. Mật độ. D. Tỉ lệ đực cái. Câu 4: Hệ sinh thái là A. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã B. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã Câu 5: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. liệu pháp gen. B. sửa chữa sai hỏng di truyền. C. gây hồi biến. D. phục hồi gen. Câu 6: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích. A. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen. B. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống. C. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn. D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá. Câu 7: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra A. vectơ chuyển gen. B. gen đột biến. C. biến dị tổ hợp. D. ADN tái tổ hợp Câu 8: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ điều gì? A. Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hóa từ một tổ tiên chung. B. Tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hóa hội tụ. C. Các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. D. Prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. Câu 9: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là A. khoảng chống chịu. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng gây chết. D. giới hạn sinh thái. Câu 10: Cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp: A. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. B. dung hợp tế bào trần. C. nuôi cấy hạt phấn. D. cấy truyền phôi. Câu 11: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là A. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. B. tận dụng nguồn sống thuận lợi. C. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. D. giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 12: Cạnh tranh khóc liệt thường diễn ra khi 2 loài có? A. Vị trí sinh sản như nhau. B. Giới hạn sinh thái giống nhau. Trang 1/4 - Mã đề 234
  2. C. Nơi ở giống nhau. D. Ổ sinh thái trùng nhau. Câu 13: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A. khống chế sinh học B. cân bằng sinh học C. cân bằng quần thể D. cạnh tranh cùng loài Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là A. Loài B. Nòi địa lí và nòi sinh thái C. Quần thể. D. Cá thể. Câu 15: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. bất thụ. B. siêu trội. C. ưu thế lai. D. thoái hóa giống. Câu 16: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: A. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. B. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. C. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. D. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. Câu 17: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là: A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 18: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng: A. Cách ly tập tính B. Cách ly sinh sản C. Cách ly cơ học D. Cách ly sinh thái Câu 19: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài: A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. cây phong lan bám trên thân cây gỗ C. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 20: Học thuyết tiến hoá tổng hợp gọi quá trình làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể là: A. tiến hoá trung tính. B. tiến hoá lớn. C. tiến hoá nhỏ. D. tiến hoá tổng hợp. Câu 21: Trong điều kiện thuận lợi, các cá thể trong quần thể có mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Hợp tác. D. Hỗ trợ. Câu 22: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A. giảm dần đều. B. tăng dần đều. C. đường cong chữ S. D. đường cong chữ J. Câu 23: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì: A. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài B. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng . C. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. D. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài Câu 24: Trong các quan hệ sau, quan hệ nào là quan hệ cạnh tranh? A. Lúa và cỏ dại. B. Hải quỳ và cua. C. Phong lan và cây mục. D. Chim sáo và trâu rừng. Câu 25: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào có ưu thế lai kém nhất? A. aaBBdd B. AaBBDd. C. AaBbDd D. AABbDd Câu 26: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra? A. Thiếu máu hình liềm. B. Đao. C. Ung thư máu. D. Claiphentơ. Câu 27: Trong tự nhiên có các loại nhân tố sinh thái nào. A. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. D. Nhân tố vô sinh, nhân tố con người. Trang 2/4 - Mã đề 234
  3. Câu 28: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? A. 70% B. 10% C. 50% D. 90% Câu 29: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên trái đất, ở những giai đoạn nào chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật? (1). Tiến hóa hóa học (2). Tiến hóa sinh học (3). Tiến hóa tiền sinh học A. (1), (2), (3) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (1), (3) Câu 30: Cho một lưới thức ăn có rầy nâu và sâu ăn lúa; châu chấu và ốc đều ăn rầy nâu và sâu; vịt và cá đều ăn ốc . Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. Ốc và vịt. B. Rầy nâu và sâu. C. Vịt và cá. D. Châu chấu và ốc. Câu 31: Có 4 quần thể cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể có kích thước lớn nhất khi sống ở môi trường : A. diện tích 800m2 và mật độ 34 cá thể/1m2 B. diện tích 3050m2 và mật độ 9 cá thể/1m2 C. diện tích 835m2 và mật độ 33 cá thể/1m2 D. diện tích 2150m2 và mật độ 12 cá thể/1m2 Câu 32: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Sau 2 thế hệ tự phối , quần thể có thành phần kiểu gen là A. 0,25AA : 0,55Aa : 0,25aa B. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa C. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa Câu 33: Từ quần thể sống trên đất liền, một nhóm cá thể di chuyển tới một đảo và thiết lập nên một quần thể thích nghi, dần hình thành nên loài mới. Nhân tố tiến hóa đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này: A. CLTN, đột biến B. Giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên C. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên D. Các yếu tố ngẫu nhiên, CLTN Câu 34: Xét các đặc điểm khi nói về nhân tố di- nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên đều có là (1). Làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể (2). Làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định (3). Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể (4). Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể (5). Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể A. 3 đặc điểm B. 5 đặc điểm C. 4 đặc điểm D. 2 đặc điểm 0 0 Câu 35: Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 8 C đến 32 C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài này có thể sống ở môi trường: A. nhiệt độ dao động từ 250C đến 350C, độ ẩm từ 85% đến 95%. B. nhiệt độ dao động từ 250C đến 350C, độ ẩm từ 75% đến 95%. C. nhiệt độ dao động từ 120C đến 300C, độ ẩm từ 90% đến 100%. D. nhiệt độ dao động từ 100C đến 300C, độ ẩm từ 85% đến 95%. Câu 36: Các đặc điểm đúng của diễn thế nguyên sinh: 1. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật 2. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian 3. Gắn liền với sự phá hoại môi trường 4. Kết quả tạo ra quần xã đỉnh cực A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3 Câu 37: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Trồng cây gây rừng. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thu lợi. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. Trang 3/4 - Mã đề 234
  4. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. A. (1), (3), (4), (5). B. (2), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (4). Câu 38: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0.7Aa : 0.3aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 là A. 39.375% hoa đỏ : 60.625% hoa trắng B. 60.625% hoa đỏ : 39.375% hoa trắng C. 37.5% hoa đỏ : 62.5% hoa trắng D. 62.5% hoa đỏ : 37.5% hoa trắng Câu 39: Xét các quá trình sau: (1). Tạo cừu Dolly (2). Tạo giống dâu tằm tam bội (3). Tạo giống bông kháng sâu hại (4). Tạo chuột bạch có gen chuột cống Những quá trình thuộc công nghệ gen: A. (1) , (3), (4) B. (2) , (3), (4) C. (1), (2) D. (3), (4) Câu 40: Quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen là 0,32 BB + 0,64 Bb + 0,04 bb = 1. Tần số alen B và b lần lượt trong quần thể : A. 0.68; 0.32 B. 0.96; 0.68 C. 0.32; 0.04 D. 0.64; 0.36 ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 234
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2