intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bắc Trà My’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: SINH HỌC 9 Họ tên:……………………………….. Năm học: 2023 – 2024 Lớp: 9/…… Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) Mã đề: A Điểm Nhận xét của giáo viên A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng. Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính? A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người. C. Tạo ra các động vật biến đổi gen. D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc. Câu 2: Giao phối cận huyết là A. giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ. B. lai giữa các cây có cùng kiểu gen. C. giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. D. giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ. Câu 3: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì? A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa giống. C. Thuần chủng. D. Tự thụ phấn. Câu 4: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người. B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. C. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác. D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác. Câu 5: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì? A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá. C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây. D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. Câu 6: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém? A. Cây rêu. B. Cây xoài. C. Cây xương rồng. D. Cây bắp cải. Câu 7: Quần xã sinh vật là A. tập hợp các quần xã sinh vật cùng loài. B. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài. C. tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài. D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên. Câu 8: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Tiềm năng sinh sản của loài. B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
  2. C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn. D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn. Câu 9: Lưới thức ăn A. gồm một chuỗi thức ăn. B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau. C. gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên. Câu 10: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới 1. Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. 2. Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. 3. Mức tử vong của quần thể. 4. Kích thước của quần thể. 5. Mức sinh sản của quần thể. Số phương án trả lời đúng là A. 2 B.3. C.4. D.5. Câu 11: Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là A. ô nhiễm môi trường. B. ô nhiễm không khí. C. ô nhiễm nguồn nước. D. ô nhiễm đất. Câu 12: Cho các ý sau: 1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 2. Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 3. Các chất phóng xạ. 4. Các chất thải rắn. 5. Các chất thải do hoạt động giải trí. 6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. 7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là A. 1, 2, 3, 4, 6. B. 1, 2 ,4, 5, 7. C. 2, 3, 4,5 ,7. D. 1, 2, 3, 5, 7. Câu 13: Cho các ý sau: 1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số. 2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. 3. Tăng cường trông rừng ở khắp mọi nơi. 4. Bảo vệ các loài sinh vật. 5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. 6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao. 7. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện. Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là A. 1, 2, 3, 4, 7. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5, 6. D. 1, 3, 4, 5, 7. Câu 14: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là A. quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch. B. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. C. quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. D. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.
  3. Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là A. do hoạt động phun trào của núi lửa. B. do quá trình đốt cháy nguyên liệu. C. do hoạt động hô hấp ở thực vật. D. do thiên tai, lũ lụt, hạn hán. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? Câu 2 (2,0 điểm): Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng? Câu 3 (1,0 điểm): Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Theo em, phải khắc phục ô nhiễm môi trường đó bằng cách nào? ------------------Hết-------------------- NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ Trần Thị Mi Phạm Ngọc Tín HIỆU TRƯỞNG
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Mã đề: A Môn: SINH HỌC – Lớp 9 I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu đạt 0,33 điểm; 3 câu đạt 1,0 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C D A B A A B A C D A A B C B PHẦN II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm Phân biệt quần xã sinh vật và quần thể sinh vật Câu 1 Quần xã sinh vật Quần thể sinh vật (2,0 điểm) Tập hợp các quần thể sinh vật Tập hợp những cá thể cùng một thuộc nhiều loài khác nhau, cùng loài sinh sống trong một khoảng sống trong một khoảng không không gian nhất định, ở một thời gian xác định. điểm nhất định. Có mối quan hệ mật thiết gắn bó Có khả năng sinh sản tạo thành với nhau như một thể thống nhất những thế hệ mới. 1,0đ → quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. 1,0đ - Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu Câu 2 xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt (2,0 trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới. điểm) - Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít 1,0đ hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện 1,0đ tượng tỉa cành tự nhiên. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: Câu 3 Vỏ của túi/lọ đựng thuốc trừ sâu. + (1,0 0,1đ + Nước thải sinh hoạt. điểm) 0,1đ + Chất thải của các phương tiện tham gia giao thông. 0,1đ
  5. + Khói, bụi do con người đốt rừng làm rẫy. 0,1đ + Vứt rác bừa bãi ngoài đường. 0,1đ Khắc phục tác hại của ô nhiễm môi trường bằng cách: + Hạn chế sử dụng túi nilong. 0,1đ + Không vứt rác bừa bãi, xử lí các chất thải cách hợp lí khoa học. 0,1đ + Hạn chế dùng thuốc trừ sâu. 0,1đ + Giáo dục tuyên truyền mọi người cần biết giữ gìn vệ sinh chung. 0,1đ + Không đốt rừng làm nương rẫy. 0,1đ Học sinh trả lời ý khác nhưng đúng vẫn cho điểm. NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ Trần Thị Mi Phạm Ngọc Tín
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0