intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hiệp Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hiệp Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN KIỂM TRA CUỐI KỲ II Chữ kí của GT Họ tên học sinh .............................. (2023-2024) Lớp: ................SBD....................... Môn: Sinh học 9 Phòng thi....................................... Thời gian: 45 phút (KKTGGĐ) ĐIỂM Nhận xét của Giám khảo Chữ kí của GK Bằng chữ Bằng số ĐỀ A: A/ Trắc nghiệm khách quan: (5đ) I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án em cho là đúng (5đ) Câu 1: Các cây trong rừng cành chỉ tập trung ở ngọn, các cành dưới sớm rụng do yếu tố nào tác động? A. Nhiệt độ. C. Nước. B. Độ ẩm. D. Ánh sáng. Câu 2: Tập tính ngủ đông hoặc ngủ hè của động vật do tác động bởi yếu tố A. nhiệt độ. C. nước. B. độ ẩm. D. ánh sáng Câu 3: Dê và bò cùng gặm cỏ trên đồng, chúng có mối quan hệ A. hội sinh. C. kí sinh. B. cạnh tranh. D. hổ trợ. Câu 4: Thời kì nguyên thủy con người sống hòa mình với thiên nhiên và đã biết A. trồng trọt. C. dùng lửa để sưởi ấm. B. chăn nuôi. D. dệt vải. Câu 5: Hoạt động của con người gây suy thoái môi trường tự nhiên lớn nhất là A. săn bắt động vật. C. trồng cây. B. phá vở thảm thực vật. D. tìm cây thuốc quí. Câu 6: Ô nhiễm môi trường do khí thải con người tạo ra từ các hoạt động A. cháy rừng, đun nấu. C. phương tiện giao thông. B. sản xuất công nghiệp. D. gồm tất cả các hoạt động trên. Câu 7: Ô nhiễm môi trường do vi sinh vật gây ra từ xác chết các sinh vật không được xử lí đúng cách kết hợp với A. môi trường lạnh. C. môi trường nóng. B. rác và nước thải. D. môi trường sạch. Câu 8: Để hạn chế ô nhiễm không khí, ngoài việc trồng cây xanh, xây dựng hệ thống lọc khí thải còn có A. sử dụng năng lượng hóa thạch. C. sử dụng nguồn năng lượng sạch. B. sử dụng than đá. D. sử dụng dầu và khí đốt. Câu 9: Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước ta không vứt rác, chất thải độc hại xuống nước, đồng thời xây dựng A. hệ thống lọc nước thải. C. nhà máy xử lí rác thải. B. hệ thống lọc khí thải. D. hệ thống kênh mương. Câu 10: Để hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn ta cần A. xây dựng bể lắng, bể lọc. C. xây dựng hệ thống lọc khí. B. thu gom, phân loại, xử lí rác thải. D. đốt rác đúng chỗ.
  2. Câu 11: Tổn hại tế bào thần kinh thính giác, ảnh hưởng đến não bộ do sự ô nhiễm A. rác thải rắn. C. nước thải. B. khí thải. D. tiếng ồn. Câu 12: Dạng tài nguyên thiên nhiên gồm có A. một loại. C. ba loại. B. hai loại. D. bốn loại. Câu 13: Đất thuộc dạng tài nguyên A. không tái sinh. C. tái sinh. B. năng lượng vĩnh cửu. D. vĩnh cửu và không tái sinh. Câu 14: Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò bảo tồn A. cảnh quang thiên nhiên. C. động vật rừng. B. nguồn gen quí giá của sinh vật. D. diện tích rừng. Câu 15: Rừng ngập mặn ngoài vai trò bảo vệ đất, chống nhiễm mặn, sạt lở đất còn bảo vệ A. nước thủy triều. C. nước ngầm. B. cây ngập mặn. D. ấu trùng các sinh vật biển. II. Tự luận (5 đ) Câu 16: (0,5đ) Em hãy viết kiểu gen của ưu thế lai F1 trong phép lai sau: P: AAbbCCdd x aaBBccDD. F1: ........................................................ Câu 17: (1,5đ) Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ cụ thể. Câu 18: (2đ) Trên đường đi học về, em nhìn thấy bác nông dân đang phun thuốc trên đồng lúa. Theo em việc làm đó có lợi và có hại gì? Em hãy đề xuất các biện pháp thay thế cho biện pháp hóa học mà bác đang sử dụng. Câu 19: (1đ) Vì sao nhà nước ta phải ban hành luật bảo vệ môi trường? BÀI LÀM ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
  3. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN KIỂM TRA CUỐI KỲ II Chữ kí của GT Họ tên học sinh .............................. (2023-2024) Lớp: ................SBD........................ Môn: Sinh học 9 Phòng thi....................................... Thời gian: 45 phút (KKTGGĐ) ĐIỂM Nhận xét của Giám khảo Chữ kí của GK Bằng chữ Bằng số ĐỀ B: A/ Trắc nghiệm khách quan: (5đ) II. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án em cho là đúng (5đ) Câu 1: Các cây vùng ôn đới thường rụng lá theo mùa, yếu tố tác động chính là A. nhiệt độ. C. nước. B. độ ẩm. D. ánh sáng. Câu 2: Tập tính hoạt động về đêm của động vật do tác động của yếu tố A. nhiệt độ. C. nước. B. độ ẩm. D. ánh sáng Câu 3: Sò bám vào rùa biển, giữa chúng có mối quan hệ A. hội sinh. C. kí sinh. B. cạnh tranh. D. hổ trợ. Câu 4: Xã hội công nghiệp con người tác động vào tự nhiên mạnh mẽ hơn do A. đô thị hóa ngày càng tăng. C. đất rừng bị thu hẹp. B. khoa học kĩ thuật phát triển. D. ô nhiễm môi trường càng tăng. Câu 5: Con người khắc phục suy thoái, sự cố môi trường tự nhiên nhờ hoạt động A. săn bắt động vật. C. trồng cây phủ xanh đồi trọc, đất trống. B. phá vở thảm thực vật. D. tìm cây thuốc quí. Câu 6: Ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn do con người gây ra ở các hoạt động A. công nghiệp. C. nông nghiệp. B. công, nông nghiệp, xây dựng, y tế. D. xây dựng. Câu 7: Ô nhiễm môi trường do chất phóng xạ gây ra hậu quả A. đột biến gen hoặc gây chết. C. ức chế hô hấp. B. hồi hộp tăng nhịp tim. D. viêm da cơ địa. Câu 8: Đâu là dạng tài nguyên thiên nhiên tái sinh ? A. Năng lượng hóa thạch. C. Tài nguyên nước. B. Than đá. D. Dầu và khí đốt. Câu 9: Chọn lựa cây trồng hợp lí, cày xới, tưới tiêu, bón phân đầy đủ là biện pháp hạn chế A. ô nhiễm nước. C. ô nhiễm biển khơi. B. ô nhiễm đất. D. ô nhiễm sông hồ. Câu 10: Để hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật ta cần A. xây dựng bể lắng, bể lọc. C. xây dựng hệ thống lọc khí. B. thu gom, phân loại, xử lí rác thải. D. hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Câu 11: Tổn hại tế bào thần kinh thính giác, ảnh hưởng đến não bộ là sự ô nhiễm A. tiếng ồn. C. nước thải. B. khí thải. D. rác thải rắn .
  4. Câu 12: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ sẽ gây ra hiện tượng A. làm sạch môi trường. C. nước nở hoa. B. ô nhiễm môi trường. D. biển đỏ. Câu 13: Gió thuộc dạng tài nguyên A. không tái sinh. C. tái sinh. B. năng lượng vĩnh cửu. D. vĩnh cửu và không tái sinh. Câu 14: Xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò bảo tồn A. cảnh quang thiên nhiên. C. nguồn gen quí giá của sinh vật. B. động vật rừng. D. diện tích rừng. Câu 15: Bảo vệ rừng ngập mặn chính là bảo vệ nguồn tài nguyên A. rừng. C. nước. B. cây ngập mặn. D. sinh vật biển. II. Tự luận (5 đ) Câu 16: (0,5đ) Em hãy viết kiểu gen của ưu thế lai F1 trong phép lai sau: P: bbCCddEE x BBccDDee F1: ........................................................ Câu 17: (1,5đ) Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ cụ thể. Câu 18: (2đ) Trên đường đi học về, em nhìn thấy một lái buôn thu mua đu đủ. Họ hái trái già cho thuốc vào cuốn quả rồi gói giấy xếp vào thùng, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Theo em việc làm đó có lợi và có hại gì? Em hãy đề xuất các biện pháp thay thế cho biện pháp hóa học mà người lái buôn đang sử dụng. Câu 19: (1đ) Vì sao nhà nước ta phải ban hành luật bảo vệ môi trường? BÀI LÀM ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
  5. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 Năm học: 2023-2024 CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ MÔ TẢ Ứng dụng DTH Nhận biết Nhận biết hiện tượng ưu thế lai, lai kinh tế. Môi trường và các nhân tố sinh thái là gì? Nó ảnh Nhận biết hưởng đến đời sống sinh vật ra sao Chương I: Thông hiểu SV và môi trường Sự khác nhau mối quan hệ cùng loài, khác loài Cho ví dụ cụ thể. Vận dụng Giải thích ý nghĩa các mối quan hệ của sinh vật Khái niệm về quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ Nhận biết sinh thái, chuỗi thức ăn. Chương II: Thông hiểu Cho ví dụ về hệ sinh thái. Chuỗi thức ăn Hệ sinh thái Hệ sinh thái giống và khác quần xã sinh vật ra sao? Vận dụng Viết chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái Tác động của con người tới môi trường. Nhận biết Chương III: Khái niệm ô nhiễm môi trường. Con người, DS và Thông hiểu Phân biệt tác động của con người tới môi trường. MT Phân biệt các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Vận dụng Đánh giá, cho lời khuyên nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường. Nhận biết Các dạng tài nguyên thiên nhiên. Chương IV: Thông hiểu Cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và ý Bảo vệ môi nghĩa của nó. trường Vận dụng Giải thích vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường.
  6. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: SINH - LỚP 9 Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ chủ Cấp độ thấp Cấp độ cao đề T TN TL TN TN TL TN TL L 1.Ứng dụng 1 câu 1 câu DTH 0,5đ 0,5đ 5% 5% 2. SV và môi 3 câu 3 câu trường 1đ 1đ 10% 10% 3. Hệ sinh 1 câu 1 câu thái 1,5đ 1,5đ 15% 15% 4.Con người 3 câu 3 câu 0,5 câu 0,5 câu 7 câu DS và MT 1đ 1đ 1đ 1đ 4đ 10% 10% 10% 10% 40% 5. Bảo vệ môi 6 câu 1 câu 7 câu trường 2đ 1đ 3đ 20% 10% 30% Tổng số câu 8 câu 9 câu 1,5 câu 0,5 câu 19 câu Tổng số điểm 4đ 3đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
  7. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: SINH - LỚP 9 ĐỀ A NỘI DUNG MỨC ĐIỂM I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ) ĐỀ A 1/ D; 2/ A; 3/B; 4/ C; 5/ B; 6/ D 7/ B; 8/ C; 5đ 9/ A; 10/ B; 11/D; 12/ C; 13/ C; 14/ B; 15/ D; Mỗi câu 0,33 (HSKT làm được 10 câu trở lên đạt điểm tối đa phần trắc nghiệm) I. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 16. (0,5đ) Kiểu gen cây ưu thế lai F1 là: AaBbCcDd 0,5đ Câu 17. (1,5đ) Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu 1đ thụ. Ví dụ chuỗi thức ăn: 0,5đ Cây cỏ Chuột Rắn Đại bàng VSV (HS viết đúng 3 thành phần là đạt) Câu 18. (2đ) Trên đường đi học về em nhìn thấy Bác nông dân đang phun thuốc trên đồng lúa. Theo em việc làm đó có lợi và có hại gì? Em hãy đề xuất các biện pháp thay thế cho biện pháp hóa học mà Bác đang sử dụng. 0,5 đ Việc làm của Bác có lợi là: Diệt sâu bọ, bảo vệ nông sản, làm tăng năng suất lúa. 0,5đ Có hại: Gây chết các lợi khuẩn trong môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. 0,5đ Đề xuất biện pháp thay thế là: Dùng biện pháp sinh học diệt sâu bọ thay cho biện pháp hóa học như: Dùng thiên dịch diệt sâu bọ như ếch, 0,5đ rắn, chim bắt sâu bọ không gây ô nhiếm môi trường. Có thể dùng biện pháp lí học như dùng đèn bẫy bướm. Câu 19. (1đ) Vì sao nhà nước ta phải ban hành luật bảo vệ môi trường? Nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu 0,5đ quả xấu do hoạt động của con người và thiên tai gây ra cho môi trường tự nhiên. Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường 0,5đ hợp lí, để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. (HSKT: làm được nửa yêu cầu trở lên là đạt điểm tối đa mỗi câu) ĐỀ B NỘI DUNG MỨC ĐIỂM I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ)
  8. 1/ C; 2/ D; 3/A; 4/ B; 5/ C; 6/ B; 7/ A; 8/ C; 5đ 9/ B; 10/ D; 11/A; 12/ B; 13/ B; 14/ C; 15/ D; Mỗi câu 0,33 (HSKT làm được 10 câu trở lên đạt điểm tối đa phần trắc nghiệm) II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 16. (0,5đ) Kiểu gen cây ưu thế lai F1 là: 0,5đ BbCcDdEe Câu 17. (1,5đ) Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu 1đ thụ. Ví dụ chuỗi thức ăn: 0,5đ Cây cỏ Chuột Rắn Đại bàng VSV (HS viết đúng 3 thành phần là đạt) Câu 18. (2đ) Trên đường em đi học về nhìn thấy một lái buôn thu mua đu đủ. Họ hái trái già cho thuốc vào cuốn quả rồi gói giấy xếp vào thùng, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Theo em việc làm đó có lợi và có hại gì? Em hãy đề xuất các biện pháp thay thế cho biện pháp 0,5 đ hóa học mà người lái buôn đang sử dụng. Việc làm của lái buôn có lợi là: dùng chất hóa học để kích thích quả 0,5đ chín nhanh hơn, bảo quản, vận chuyển ít bị dập nát hơn. Có hại: Gây ô nhiễm thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người 0,5đ tiêu dùng. Đề xuất biện pháp thay thế là: 0,5đ Thu mua quả ươm, đóng gói rồi vận chuyển đến nơi tiêu dùng trong thời gian thích hợp để tránh dập nát, không dùng chất hóa học để bảo quản. Có thể dùng hương thắp lên tạo mùi tự nhiên để kích thích hô hấp làm quả nhanh chín hơn. Câu 19. (1đ) Vì sao nhà nước ta phải ban hành luật bảo vệ môi trường? Nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu 0,5đ quả xấu do hoạt động của con người và thiên tai gây ra cho môi trường tự nhiên. 0,5đ Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường hợp lí, để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. (HSKT: làm được nửa yêu cầu trở lên là đạt điểm tối đa mỗi câu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2