intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

  1. PHÒNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II GD VÀ NĂM HỌC 2023-2024 ĐT Môn: SINH HỌC – Lớp 9 HUYỆN Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) PHÚ NINH MA TRẬN ĐỀ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Nhận biết Thông Vận dụng Cộng Tên 40% hiểu Chủ đề 30% Cấp độ Cấp độ thấp (20% cao (10%) )
  2. TNKQ TL TNKQ TNKQ TL TNKQ TL TL Ứng dụng - Biểu hiện di truyền của ưu thế học lai. - Phương pháp tạo ưu thế lai. 3 câu - Nguyên 1 điểm. nhân thoái hóa Câu (ý) 3 câu Số điểm 1đ
  3. Sinh vật .- Đặc - Khái - Giới hạn - Vân dụng 11 câu và môi điểm cơ niệm môi sinh thái. chuỗi thức 7 điểm trường bản của trường. - Quan hệ ăn, lưới quần xã, Các loại khác loài. thức ăn. quần thể. môi - Phân biệt trường. các nhóm - Khái động vật niệm nhân dựa trên tố sinh thái ảnh hưởng . Phân biệt của các các nhân tố nhân tố sinh thái. sinh thái. - Khái - Hiểu về niệm giới quần thể hạn sinh sinh vật. thái. - Hiểu các thành phần của chuỗi
  4. thức ăn. Câu (ý) 2 câu 1 câu 7 câu 1 câu Số điểm 0,67 đ 2 điểm 2,33 đ 2 điểm Con người - Khái - Hiểu một - - Liên hệ 4 câu , dân số và niệm ô số biện thực tế bản 2 điểm. môi nhiễm môi pháp bảo thân về trường trường. vệ môi hoạt động trường. bảo vệ môi trường ở địa Câu (ý) 1 câu 2 câu 1 câu Số điểm 0,33 đ 0,66đ 1 điểm
  5. Tổng số 7 câu 9 câu 2 điểm 18 câu 4 điểm 3 điểm 1 điểm 10 đ BẢN ĐẶC TẢ Câu hỏi Nội dung Mức độ kiến Điểm thức Câu 1 Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi nào Biết 0,33 đ Câu 2 Phương pháp tạo ưu thế lai Biết 0,33 đ
  6. Câu 3 Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa, không thoái hóa Biết 0,33 đ Câu 4 Hiểu các giới hạn sinh thái cá Rô phi Hiểu 0,33 đ Câu 5 Hiểu các mối quan hệ khác loài: cộng sinh, hội sinh Hiểu 0,33 đ Câu 6 Hiểu các mối quan hệ khác loài: cạnh tranh, kí sinh nửa kí sinh Hiểu 0,33 đ Câu 7 Hiểu được các nhóm động vật dựa vào ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái. Hiểu 0,33 đ
  7. Câu 8 Hiểu tập tính của động vật là do ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào Hiểu 0,33 đ Câu 9 Phân biệt quần thể sinh vật Hiểu 0,33 đ Câu 10. Biết đặc điểm cơ bản của quần xã. Biết 0,33 đ Câu 11. Biết mật độ của quần thể. Biết 0,33 đ Câu 12 Hiểu các thành phần của chuỗi thức ăn Hiểu 0,33 đ
  8. Câu 13 Hiểu các hoạt động bảo vệ môi trường Hiểu 0,33 đ Câu 14. Biết khái niệm ô nhiễm môi trường Biết 0,33 đ Câu 15 Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước, khộng khí, ô nhiễm tiếng ồn Hiểu 0,33 đ Câu 1 Khái niệm môi trường, các loại môi trường, cho ví dụ, Biết 2đ (TL) Khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái. Cho ví dụ. Khái niệm giới hạn sinh thái. Câu 2 ) Lập các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn. Cho biết sự có mặt của các mắc xích trong các VDT 2đ TL) chuỗi thức ăn
  9. Câu 3 Liên hệ thực tế bản thân về việc bảo vệ môi trường ở địa phương. VDC 1đ (TL)
  10. PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN 2024 Môn: SINH HỌC – Lớp 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi lai giữa A. hai dòng thuần có kiểu gen giống nhau. B. hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau. C. hai dòng có kiểu gen dị hợp giống nhau. D. một dòng thuần với một dòng có kiểu gen dị hợp. Câu 2. Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây để tạo ưu thế lai? A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích. C. Lai khác giống. D. Giao phối gần. Câu 3. Một số loài thực vật (đậu Hà Lan, cà chua, …) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen A. đồng hợp không gây hại cho chúng. B. dị hợp không gây hại cho chúng. C. dị hợp không phân li trong giảm phân. D. đồng hợp gây hại cho chúng. Câu 4. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 0C đến 420C. Nhận định nào sau đây không đúng? A. 420C là giới hạn trên. B. 50C là giới hạn trên. C. 420C là điểm gây chết. D. 50C là điểm gây chết. Câu 5. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là đặc điểm của mối quan hệ nào sau đây? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 6. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 7. Căn cứ vào khả năng thích nghi của thực vật với độ ẩm khác nhau, người ta chia thực vật thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa ẩm và thực vật ưa khô. B. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.
  11. C. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn. D. Thực vật ưa sáng và thực vật chịu hạn. Câu 8. Chim én bay về phương Bắc khi mùa xuân tới là tập tính được hình thành do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 9. Tập hợp các cá thể nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các cây cỏ trên cánh đồng lúa ở Tam Lãnh, Phú Ninh.. B. Rừng cây thông năm lá phân bố tại Đà Lạt, Lâm Đồng. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Các con voi trong vườn bách thú tại công viên Thủ Lệ, Hà Nội. Câu 10. Quần xã sinh vật có những đặc điểm cơ bản về A. số lượng loài và mật độ quần thể. B. mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. C. thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. D. số lượng và thành phần các loài sinh vật. Câu 11. Khi điều tra về một quần thể bạch đàn ở một khu đồi rộng 3 ha, người ta đếm được tổng cộng 4500 cây. Vậy mật độ của quần thể bạch đàn này là bao nhiêu? A. 1500 cây/ha. B. 150 cây/ha. C. 4500 cây/ha. D. 13500 cây/ha. Câu 12. Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ → Sâu ăn lá cây → Cầy → Hổ. Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Hổ. B. Cầy. C. Cây cỏ. D. Sâu ăn lá cây. Câu 13. Trong những hoạt động sau: 1. Nghiên cứu khoa học; 2. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên; 3. Trồng rừng; 4. Chăn thả nhiều gia súc trong rừng; 5. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Hoạt động nào nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 5. D. 3, 4, 5. Câu 14. Phát biểu nào sai khi nói về ô nhiễm môi trường? A. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra. B. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên. C. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển. D. Ô nhiễm môi trường gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Câu 15. Cho một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, nước và tiếng ồn theo bảng sau
  12. Tác dụng hạn chế Biện pháp hạn chế 1. Ô nhiễm không khí a. Tạo bể lắng và lọc nước thải. 2. Ô nhiễm nguồn nước b. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời). 3. Ô nhiễm tiếng ồn c. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. Căn cứ vào bảng trên, xác định phương án nào sau đây đúng? A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-c, 2-b, 3-a. C. 1-b, 2-c, 3-a. D. 1-b, 2-a, 3-c. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Môi trường là gì? Có những loại môi trường nào? Cho ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường đó? Câu 2. Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Biết rằng loài A là sinh vật sản xuất. a. (1,0 điểm) Hãy liệt kê tất cả những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên. b. (0,5 điểm) Loài G tham gia vào mấy chuỗi thức ăn? Loài G thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy? c. (0,5 điểm) Mắt xích nào trong lưới thức ăn trên có thể là sinh vật tiêu thụ cấp 2? Câu 3. (1,0 điểm)Tình hình môi trường ở xã Tam Lãnh hiện nay như thế nào? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương. ---- HẾT ----
  13. PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: SINH HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi lai giữa A. dòng thuần với dòng có kiểu gen dị hợp. B. hai dòng thuần có kiểu gen giống nhau. C. hai dòng có kiểu gen dị hợp giống nhau. D. hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 2. Trong trồng trọt, người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây để tạo ưu thế lai? A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích. C. Lai khác dòng. D. Tự thụ phấn. Câu 3. Một số loài động vật (chim bồ câu, chim cu gáy, …) không bị thoái hóa khi giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen A. dị hợp không phân li trong giảm phân. B. đồng hợp gây hại cho chúng. C. đồng hợp không gây hại cho chúng. D. dị hợp không gây hại cho chúng. Câu 4. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 0C đến 420C. Nhận định nào sau đây đúng? A. 420C là giới hạn trên B. 50C là giới hạn trên. C. 420C là điểm cực thuận. D. 50C là điểm cực thuận. Câu 5. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là đặc điểm của mối quan hệ A. cạnh tranh. B. kí sinh. C. cộng sinh. D. hội sinh. Câu 6. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào?
  14. A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 7. Căn cứ vào khả năng thích nghi của động vật với độ ẩm khác nhau, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn. B. Động vật ưa sáng và động vật ưa tối. C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt. D. Động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. Câu 8. Mèo săn mồi linh hoạt vào ban đêm nhưng lại lim dim ngủ và lười hoạt động về ban ngày là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 9. Tập hợp các cá thể nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các cây cỏ trên cánh đồng lúa ở Tam Lãnh, Phú Ninh. B. Các cá thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa ở Phú Ninh. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Các cây gỗ quý được trồng tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Câu 10. Quần thể sinh vật có những đặc điểm cơ bản về A. thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. số lượng loài và mật độ quần thể. C. số lượng và thành phần các loài sinh vật. D. mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Câu 11. Khi điều tra về một quần thể bạch đàn ở một khu đồi rộng 2 ha, người ta đếm được tổng cộng 3200 cây. Vậy mật độ của quần thể bạch đàn này là bao nhiêu? A. 160 cây/ha. B. 1600 cây/ha. C. 3200 cây/ha. D. 6400 cây/ha. Câu 12. Trong chuỗi thức ăn sau: Cây lúa → Chuột → Rắn → Đại bàng. Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 2 ? B. Chuột. B. Rắn. C. Cây lúa. D. Đại bàng. Câu 13. Trong những hoạt động sau: 1. Bảo vệ các loài sinh vật; 2. Hạn chế phát triển dân số quá nhanh; 3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt; 4. Chăn thả nhiều gia súc trong rừng; 5. Trồng rừng. Hoạt động nào nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 5. D. 2, 3, 5. Câu 14. Phát biểu nào đúng khi nói về ô nhiễm môi trường? A.Ô nhiễm môi trường chỉ do một số hoạt động của tự nhiên.
  15. B.Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người và hoạt động của tự nhiên gây ra. C.Ô nhiễm môi trường không tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển. D.Ô nhiễm môi trường không gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Câu 15. Cho một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, nước và tiếng ồn theo bảng sau: Tác dụng hạn chế Biện pháp hạn chế 1. Ô nhiễm không khí a. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. 2. Ô nhiễm nguồn nước b. Tạo bể lắng và lọc nước thải. 3. Ô nhiễm tiếng ồn c. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. Căn cứ vào bảng trên, xác định phương án nào sau đây đúng? A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-c, 2-b, 3-a. C. 1-b, 2-c, 3-a. D. 1-b, 2-a, 3-c. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Cho ví dụ? Giới hạn sinh thái là gì? Câu 2. Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Biết rằng loài A là sinh vật sản xuất. a. (1,0 điểm) Hãy liệt kê tất cả những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn này.
  16. b. (0,5 điểm) Loài G tham gia vào mấy chuỗi thức ăn? Loài G thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy? c. (0,5 điểm) Mắt xích nào trong lưới thức ăn trên có thể là sinh vật tiêu thụ cấp 2? Câu 3. Tình hình môi trường ở xã Tam Lãnh hiện nay như thế nào? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương. ---- HẾT ---- PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN 2024 Môn: SINH HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,33 điểm, 3 câu đúng được 1 điểm. Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u Đá p B A A B C B C D B D A C A A D án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất 1,0 cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
  17. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước.VD: sinh vật sống môi trường nước 0,25 là cá , tôm, ốc, hến…. + Môi trường trên mặt đất – không khí.VD sinh vật sống 0,25 trong môi trường trên mặt đất, không khí: Chó, mèo, gà, chim…. 0,25 + Môi trường trong đất.VD. sinh vật sống môi trường này :Giun đất, dế…. 0,25 + Môi trường sinh vật.VD. Sinh vật sống môi trường này: giun đũa kí sinh trong cơ thế người, chùm gởi sống trên cây. Câu 2 2,0 2a a. Những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên: 1,0 07 chuỗi A → B → E → K. A → B → G → K. A → C → G → K. A → C → B → E → K. A → C → B → G → K. A → D → H → K. A → D → G → K. HS làm đúng 1-2 chuỗi 0,25 đ; 3-4 chuỗi 0,5 đ; 5-6 chuỗi 0,75 đ; đủ 7 chuỗi 1,0 đ. 2b Loài G tham gia vào 04 chuỗi thức ăn (0,25 đ). Loài G 0,5 thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2 hoặc 3 (0,25 đ). 2c Sinh vật tiêu thụ cấp 2 trong lưới thức ăn trên có thể là: 0,5 B, E, G, H. HS làm đúng 1 mắt xích được 0,125 đ. Câu 3 1,0 *Tình hình môi trường ở Tam Lãnh: 0,5 - Ô nhiễm rác thải rắn do người dân xả rác bừa bãi. - Ô nhiễm nguồn nước do con người vứt rác xuống sông suối. - Ô nhiễm đất và nước do người dân làm vàng thải hóa 0,5 chất độc hại. * Học sinh có thể nêu một số việc làm như: - Không xả rác bừa bãi. - Phân loại rác thải. - Khuyên mọi người không nên xả rác……. HƯỚNG DẪN CHẤM DÀNH CHO HSKT A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,33 điểm, 3 câu đúng được 1 điểm.
  18. Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u Đá B A A B C B C D B D A C A A D p án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất 1,0 cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước.VD: sinh vật sống môi trường nước 0,5 là cá , tôm, ốc, hến…. + Môi trường trên mặt đất – không khí.VD sinh vật sống 0,5 trong môi trường trên mặt đất, không khí: Chó, mèo, gà, chim…. 0,5 + Môi trường trong đất.VD. sinh vật sống môi trường này :Giun đất, dế…. 0,5 + Môi trường sinh vật.VD. Sinh vật sống môi trường này: giun đũa kí sinh trong cơ thế người, chùm gởi sống trên cây. Câu 2 2,0 2a a. Những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên: 1,0 07 chuỗi A → B → E → K. A → B → G → K. A → C → G → K. A → C → B → E → K. A → C → B → G → K. A → D → H → K. A → D → G → K. HS làm đúng 1-2 chuỗi 0,25 đ; 3-4 chuỗi 0,5 đ; 5-6 chuỗi 0,75 đ; đủ 7 chuỗi 1,0 đ. 2b Loài G tham gia vào 04 chuỗi thức ăn (0,25 đ). Loài G 0,5 thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2 hoặc 3 (0,25 đ). 2c Sinh vật tiêu thụ cấp 2 trong lưới thức ăn trên có thể là: 0,5 B, E, G, H. HS làm đúng 1 mắt xích được 0,125 đ. Câu 3 Không yêu cầu HSKT thực hiện 1,0
  19. * PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN 2024 Môn: SINH HỌC – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,33 điểm, 3 câu đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp D C C A D A D A B D B B C B B án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác 0,5 động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái: 0,5 - Nhân tố vô sinh: + Khí hậu: Gồm nhiệt độ, ánh sáng, gió ... + Nước: Nước ngọt, nước mặn, lợ 0,5 + Địa hình: Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất - Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: Các vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật - Nhân tố con người 0,5 Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật trước một nhân tố sinh thái nhất định. Câu 2 2,0 2a Những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên: 07 1,0 chuỗi A → B → E → K. A → B → G → K. A → C → G → K.
  20. A → C → D → G → K. A → C → D → H → K. A → D → H → K. A → D → G → K. HS làm đúng 1-2 chuỗi 0,25 đ; 3-4 chuỗi 0,5 đ; 5-6 chuỗi 0,75 đ; đủ 7 chuỗi 1,0 đ. 2b Loài G tham gia vào 04 chuỗi thức ăn (0,25 đ). Loài G 0,5 thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2 hoặc 3 (0,25 đ). 2c Sinh vật tiêu thụ cấp 2 trong lưới thức ăn trên có thể là: D, E, 0,5 G, H. HS làm đúng 1 mắt xích được 0,125 đ. Câu 3 *Tình hình môi trường ở Tam Lãnh: 0,5 - Ô nhiễm rác thải rắn do người dân xả rác bừa bãi. - Ô nhiễm nguồn nước do con người vứt rác xuống sông suối. - Ô nhiễm đất và nước do người dân làm vàng thải hóa chất 0,5 độc hại. * Học sinh có thể nêu một số việc làm như: - Không xả rác bừa bãi. - Phân loại rác thải. - Khuyên mọi người không nên xả rác……. HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC DÀNH CHO HSKT A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,33 điểm, 3 câu đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp D C C A D A D A B D B B C B B án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác 1 động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái: 0,5 - Nhân tố vô sinh: + Khí hậu: Gồm nhiệt độ, ánh sáng, gió ... + Nước: Nước ngọt, nước mặn, lợ 0,5 + Địa hình: Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất - Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: Các vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật - Nhân tố con người 1 Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật trước một nhân tố sinh thái nhất định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2