intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2023 – 2024 MÔN: SINH HỌC 9 MÃ ĐỀ: SH 901 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 20/04/2024 Tô vào phiếu trả lời chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là: A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật. B. Do lai khác thứ. C. Do tự thụ phấn bắt buộc. D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 2. Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để A. duy trì một số tính trạng mong muốn. B. tạo dòng thuần. C. tạo ưu thế lai. D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai. Câu 3. Phép lai nào dưới đây là lai kinh tế? A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô. B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc. C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng. D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan. Câu 4. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp ở thế hệ con lai thứ hai (F2) là A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 12,5%. Câu 5. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2 C đến 44 C, điểm cực thuận là 28 0C. Cá rô 0 0 phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5 0C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 6. Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào? A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định. B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể. D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 7. Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng? A. Do tác động của gió từ một phía. B. Do cây nhận được nhiều ánh sáng. C. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía. D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng. Câu 8. Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng? A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão. B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại. C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô cạn của sa mạc. D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng. Câu 9. Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật? A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Mật độ. D. Đặc trưng kinh tế - xã hội. Câu 10. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Số lượng các loài trong quần xã. B. Thành phần loài trong quần xã. C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã. Mã đề SH 901 Trang 2/4
  2. D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã. Câu 11. Lưới thức ăn là: A. Gồm một chuỗi thức ăn. B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau. C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên. Câu 12. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là: A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Câu 13. Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào? A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh,... B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng. C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể. D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. Câu 14. Một quần thể cây bạch đàn có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 390 cây/ha đồi. - Nhóm tuổi sinh sản: 270 cây/ha đồi. - Nhóm tuổi sau sinh sản: 120 cây/ha đồi. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. Dạng phát triển. C. Dạng giảm sút. D. Dạng ổn định. Câu 15. Tháp dân số già có đặc điểm là: A. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. B. Đáy trung bình, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. C. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. D. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. Câu 16. Hãy chọn câu trả lời đúng về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn? A. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải. D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ. Câu 17. Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là: A. Quan hệ về nơi ở. B. Quan hệ dinh dưỡng. C. Quan hệ hỗ trợ. D. Quan hệ đối địch. Câu 18. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây? A. Khống chế sinh học. B. Cạnh tranh giữa các loài. C. Hỗ trợ giữa các loài. D. Hội sinh giữa các loài. Câu 19. Nhận định nào sau đây sai về chuỗi thức ăn sau: Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn Vi khuẩn A. Cây ngô là sinh vật sản xuất. B. Chỉ có nhái và rắn là sinh vật tiêu thụ. C. Vi khuẩn là sinh vật phân giải. D. Sâu, nhái và rắn là sinh vật tiêu thụ. Câu 20. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã? A. Quần thể ếch đồng và quần thể cá chép. B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim sâu. C. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. D. Quần thể cá chim và quần thể cá rô. Mã đề SH 901 Trang 2/4
  3. Câu 21. Cho chuỗi thức ăn: Bắp cải Rệp cây Bọ cánh cứng Chim nhỏ. Một người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho bắp cải của mình. Loài sinh vật mà người nông dân đó muốn tiêu diệt là gì? A. Bắp cải. B. Rệp cây. C. Bọ cánh cứng. D. Chim nhỏ. Câu 22. Mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) là một hệ sinh thái vì: A. Có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. Có chu trình tuần hoàn vật chất. C. Có kích thước quần xã lớn. D. Có thành phần loài phong phú. Câu 23. Trạng thái cân bằng của quần thể là khả năng A. duy trì nguồn thức ăn ổn định của quần thể. B. tạo ra sự ổn định về nơi ở của quần thể. C. tự điều chỉnh mật độ của quần thể ở mức độ cân bằng. D. sinh sản tạo thế hệ kế tiếp các cá thể già chết. Câu 24. Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do: A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng. B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn. C. Con người dùng lửa sưởi ấm. D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt. Câu 25. Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh là A. điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn. B. trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn. C. thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện. D. nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn. Câu 26. Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành A. khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp. B. khu sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. C. khu chăn thả vật nuôi và cây trồng. D. khu dân cư và khu sản xuất công nghiệp. Câu 27. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì? A. Do hoạt động của con người gây ra. B. Do một số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...). C. Do con người thải rác ra sông. D. Do hoạt động của con người gây ra và do một số hoạt động của tự nhiên. Câu 28. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. Câu 29. Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây? A. Trong xã hội công nghiệp, con người mở rộng diện tích rừng hơn so với thời kì nguyên thủy. B. Con người không gây ô nhiễm môi trường. C. Việc đốt phá rừng bừa bãi của con người gây nhiều hậu quả xấu. D. Con người chế tạo được máy hơi nước ở giai đoạn nông nghiệp. Câu 30. Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là: A. Hái quả, săn bắt thú. B. Bắt cá, hái quả. C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng. D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. Mã đề SH 901 Trang 2/4
  4. Câu 31. Phát biểu nào sau đây sai trong các phát biểu sau? A. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. B. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như phân rác, nước thải sinh hoạt… không được thu gom và xử lí đúng cách. C. Hoạt động đun nấu trong gia đình không gây ô nhiễm không khí. D. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra. Câu 32. Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: A. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. B. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại. C. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây hại. D. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại. Câu 33. Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) có thể bị nhiễm bệnh gì? A. Bệnh sán lá gan. B. Bệnh sốt xuất huyết. C. Bệnh sốt rét. D. Bệnh thương hàn. Câu 34. Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp nào? A. Sử dụng phân đạm hóa học. B. Trồng các cây một năm. C. Trồng các cây họ Đậu. D. Trồng các cây lâu năm. Câu 35. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là A. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. B. do bùng nổ dân số nên tăng lượng CO2 qua hô hấp. C. do đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng. D. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu. Câu 36. Tạo bể lắng, lọc nước thải để hạn chế: A. Ô nhiễm nguồn nước. B. Ô nhiễm không khí. C. Ô nhiễm do chất phóng xạ. D. Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai. Câu 37. Môi trường sống của sinh vật là: A. Tất cả những gì có trong tự nhiên. B. Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật. C. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật. D. Tất cả các yếu tố tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật. Câu 38. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng là A. quan hệ kí sinh. B. quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 39. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể …(1)…, cùng sống trong một khu vực nhất định, vào một ….(2)…… nhất định và có khả năng …..(3)……. Quần thể mang các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và …..(4)… Những từ cần điền lần lượt là: A. (1) cùng loài, (2) thời điểm, (3) sinh sản, (4) mật độ cá thể. B. (1) khác loài, (2) không gian, (3) sinh sản, (4) mật độ cá thể. C. (1) cùng loài, (2) thời điểm, (3) hỗ trợ, (4) tỉ lệ tử vong. D. (1) khác loài, (2) khu vực, (3) sinh sản, (4) tỉ lệ sinh sản. Câu 40. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? A. Tập hợp các cá thể chim sẻ sống ở ba hòn đảo khác nhau. B. Các động vật sống trên đồng cỏ. C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. D. Các cá thể thằn lằn, rắn hổ mang, tắc kè hoa trên núi. ------ HẾT ------ Mã đề SH 901 Trang 2/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2