intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề

  1. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS MỒ DỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4. NĂM HỌC 2022 – 2023 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) BẢNG MA TRẬN ĐỀ CUỐI HỌC KỲ II Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng câu Mạch kiến thức, kĩ năng Số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Kiến thức tiếng Việt - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc Số 1 1 1 1 1 2 3 chủ điểm Nhân hậu,đoàn kết. câu - Sử dụng được dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm tuỳ thuộc vào văn bản. - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của Câu những câu văn có sử dụng 1 3 2 4 5 số biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; biết sử dụng so sánh, nhân hoá để viết thành câu văn hay. - Biết xác định được các thành phần của câu: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Số - Biết sử dụng tính từ phù 0,5 0.5 0,5 1 1 1 1,5 điểm hợp với từng sự vật. - Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, Số 2 1 1 1 3 1 nhân vật, chi tiết có ý nghĩa câu trong bài đọc cho sẵn. - Hiểu nội dung của các đoạn, bài đọc, hiểu ý nghĩa Câu của bài đọc cho sẵn. 6,8 7 9 10 số - Giải thích được các chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông Số 1 0,5 1 1 2,5 1 tin từ bài đọc. điểm
  2. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS MỒ DỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4. NĂM HỌC 2022 – 2023 - Nhận xét được tính cách của Thời gian: 40 phút các nhân vật có trong bài đọc, (Không kể thời gian giao đề) chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ với bản thân về cách sống và thực tế. Số 3 3 2 2 10 câu Tổng Số 1.5 1,5 2 2 7 điểm A. KIỂM TRA ĐỌC
  3. 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) HS bốc thăm phiếu đọc và trả lời câu hỏi trong phiếu. 2. Kiểm tra đọc kết hợp với kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Chuyện loài hoa Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây cúc Đại Đoá. Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu, còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn. Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ẩm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá vì cô bám vào đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Hoa Giấy lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn nhỡ gió bão… Cúc bỏ chiếc gương xuống bực dọc ngắt lời: - Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phơn phớt tím lên hãnh diện. Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi mặt đất đã rắn chắc lại khiến cô khát khô cổ. Sưu tầm Câu 1. .Điều gì khiến Hoa Giấy không bị khát khi mùa khô đến? Khoanh vào đáp án đúng: A. Cô mặc chiếc áo giản dị, sống trong bồn hoa xinh xinh B. Cô biết đâm rễ sâu và len lỏi xuống để phòng xa. C. Cô đâm rễ vào đất một cách hời hợt. D. Cô biết khuyên bạn tìm nước uống. Câu 2. Vì sao Cúc Đại Đoá lại bị khát khi mùa khô về? Câu 3. Viết lại câu sau và nhớ điền vào chỗ chấm từ ngữ nói lên tính cách của hai cô: Cúc Đại Đoá …………......................................................................bao nhiêu còn Hoa Giấy lại ………….......................................................bấy nhiêu. Câu 4. Vì sao những con người sống như Hoa Giấy lại đáng quý ? Câu 5. Em học được điều gì về cách sống từ câu chuyện trên? Câu 6. Câu: “Còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Lặp từ D. Láy
  4. Câu 7. Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có trong câu: Hoàng hôn của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. Câu 8. Chọn các tính từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: a) Dòng sông chảy …………………………………………………………………………………………………… b) Bạn Lan lớp em rất …………………………….………………………………………………………………… c) Cô giáo luôn nhìn em với cặp mắt ………………………………………………………..….……… d) Em nhớ nhất bà nội em có nụ cười ……………………….…………………………………...... ( hiền hậu, hiền lành, hiền từ, hiền hoà) Câu 9. Trong bữa ăn cơm cùng gia đình, có ông bà, bố mẹ và chị em của em ăn cùng. Em sẽ mời thế nào? Câu 10. Đặt câu theo yêu cầu sau: a) Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến. b) Em hãy đặt một câu thể hiện phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị bạn cho mượn bút, hoặc mượn sách? B. KIỂM TRA VIẾT Học sinh viết trên giấy ô ly 1. Chính tả nghe – viết Bài viết: Con chuồn chuồn nước (SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 127). Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Nguyễn Thế Hội II. Tập làm văn Đề bài: Trong nhà em nuôi rất nhiều con vật đáng yêu. Em hãy viết một bài văn tả một con vật mà em yêu thích. Mồ Dề, ngày 17 tháng 4 năm 2023 DUYỆT CỦA CM NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ NHÀ TRƯỜNG Giàng A Tu Phạm Thị Hằng
  5. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS MỒ DỀ MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 4 LỚP 4. NĂM HỌC 2022 – 2023 A. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm 2. Đọc hiểu và kiến thức: 7 điểm Câu số Điểm Đáp án hoặc hướng dẫn 1 0,5 B. Cô biết đâm rễ sâu và len lỏi xuống để phòng xa. 2 0,5 Vì nó mải chơi, chỉ thích ngắm vuốt, không nghe lời khuyên… 3 0,5 đỏng đảnh ……. khiêm tốn Hoặc: lười biếng …. chăm chỉ. 4 1 Vì hoa giấy giản dị, biết lo xa, biết quan tâm đến người khác. Cần phải biết giản dị, khiêm nhường, biết tính lâu dài cho cuộc 5 1 sống của mình và quan tâm đến người khác. 6 0,5 A. so sánh CN: người ngựa: 0,5 điểm 7 0,5 VN: dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. TN: Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, : 0,5 điểm 8 0,5 a) hiền hòa; b) hiền lành; c) hiền từ; d) hiền hậu Câu mời phải thể hiện được sự kính trọng, lễ phép với người trên 9 1 và mời được mọi thành viên trong gia đình. Mỗi ý đùng cho 0,5 điểm VD: Lan hiền lành, thân thiện với bạn bè. Đôi mắt bạn Lan to và sáng. 10 1 - Máy ơi, cho tớ mượn cái bút! ( Tùy câu HS đặt Gv cho điểm) B. Phần kiểm tra viết: 10 điểm 1. Chính tả: 3 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (2 điểm). - Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm) 2. Tập làm văn: 7 điểm TT Điểm thành phần Điểm 1 Mở bài Giới thiệu được con vật yêu thích em định tả. 1
  6. Nội dung: Tả được đặc điểm ngoại hình, một số hoạt 1 động thể hiện tính nết con vật Thân bài (3,5 Kĩ năng: Viết đúng kiểu bài tả con vật, mỗi đoạn 2 1,5 điểm) phải đảm bảo được yêu cầu của đoạn. Cảm xúc: Có tình cảm yêu thương con vật bằng 1 việc làm cụ thể. Nêu được tình cảm, sự chăm sóc con vật và ngược 3 Kết bài 0,5 lại tình cảm của con vật với người nuôi, người tả. Chữ viết, chính 4 Chữ viết đúng mẫu, cỡ chữ, không sai chính tả. 0,5 tả 5 Dùng từ đặt câu Dùng từ đúng, câu đúng ngữ pháp. 0,5 Bài viết có sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh, có 6 Sáng tạo 1 các biện pháp tu từ, văn viết sinh động. Điểm Nhận xét của thầy giáo, cô giáo ……………………………………………………………………............................................................................ ……………………………………………………………………........................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm) Chuyện loài hoa Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây cúc Đại Đoá.
  7. Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu, còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn. Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ẩm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá vì cô bám vào đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Hoa Giấy lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn nhỡ gió bão… Cúc bỏ chiếc gương xuống bực dọc ngắt lời: - Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phơn phớt tím lên hãnh diện. Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi mặt đất đã rắn chắc lại khiến cô khát khô cổ. Sưu tầm Câu 1. Điều gì khiến Hoa Giấy không bị khát khi mùa khô đến? Khoanh vào đáp án đúng: A. Cô mặc chiếc áo giản dị, sống trong bồn hoa xinh xinh B. Cô biết đâm rễ sâu và len lỏi xuống để phòng xa. C. Cô đâm rễ vào đất một cách hời hợt. D. Cô biết khuyên bạn tìm nước uống. Câu 2. Vì sao Cúc Đại Đoá lại bị khát khi mùa khô về? Câu 3. Viết lại câu sau và nhớ điền vào chỗ chấm từ ngữ nói lên tính cách của hai cô: Cúc Đại Đoá …………......................................................................bao nhiêu còn Hoa Giấy lại …………........................................ ...............bấy nhiêu. Câu 4. Vì sao những con người sống như Hoa Giấy lại đáng quý ?
  8. Câu 5. Em học được điều gì về cách sống từ câu chuyện trên? Câu 6. Câu: “Còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Lặp từ D. Láy Câu 7. Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có trong câu: Hoàng hôn của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. Câu 8. Chọn các tính từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: a) Dòng sông chảy ……………………………………………………………………………….……………………. b) Bạn Lan lớp em rất …………………………….…………………………………………………………..….. c) Cô giáo luôn nhìn em với cặp mắt …………………………………………..…….…………………. d) Em nhớ nhất bà nội em có nụ cười ……………………….…………………………………………. ( hiền hậu, hiền lành, hiền từ, hiền hoà) Câu 9. Trong bữa ăn cơm cùng gia đình, có ông bà, bố mẹ và chị em của em ăn cùng. Em sẽ mời thế nào? Câu 10. a) Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến. b) Em hãy đặt một câu thể hiện phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị bạn cho mượn bút, hoặc mượn sách?
  9. Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi, Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, Lưng đưa nôi và tim hát thành lời Nguyễn Khoa Điềm
  10. Khuất phục tên cướp biển Một lần, bác sĩ Ly - một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu lúc ấy đang ê a bài hát cũ. Hát xong, hắn quen lệ đập tay xuống bàn quát mọi người im. Ai nấy nín thít. Riêng bác sĩ vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát: - Có câm mồm không? Bác sĩ điềm tĩnh hỏi: - Anh bảo tôi phải không? Khi tên chúa tàu cục cằn bảo "phải", bác sĩ nói: - Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác. Theo XTI-VEN-XƠN Ga – vờ - rốt ngoài chiến lũy Ăng – giôn - ra nói: – Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn. Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó. Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn. Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy. Theo Huy Gô Đường đi Sa Pa Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. Theo Nguyễn Phan Hách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2