intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 1)” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 1)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT NAM - ANGIÊRI Năm học 2021 – 2022 Họ và tên:.................................................... MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Lớp:................... Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 1 (Đề gồm 04 trang) Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi đáp án vào bảng sau ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 0 Đá p án Câu 2 2 2 2 25 2 2 2 2 3 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 1 2 3 4 6 7 8 9 0 Đá p án Câu 1. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là A. nhiệt năng của vật. B. nhiệt độ của vật. C. cơ năng. D. nhiệt lượng. Câu 2. Nhiệt lượng từ Mặt trời truyền đến Trái Đất bằng hình thức A. thực hiện công. B. đối lưu. C. dẫn nhiệt. D. bức xạ nhiệt. Câu 3. Môi trường nào sau đây không dẫn nhiệt? A. Chất khí. B. Chất lỏng. C. Chân không. D. Chất rắn. Câu 4. Nhiệt lượng cần truyền cho 2kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng 380J/kg.K. A. Q = 22800kJ. B. Q = 22800J. C. Q = 2280J. D. Q = 2200J. Câu 5. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. B. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. C. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. D. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. Câu 7. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì A. động năng của vật càng lớn. B. nhiệt năng của vật càng lớn. C. cơ năng của vật càng lớn. D. thế năng của vật càng lớn. Câu 8. Nhiệt dung riêng có đơn vị là A. Jun B. J/kg K C. Niu tơn D. J/kg 1
  2. Câu 9. Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt? A. Qtỏa + Qthu = 0 B. Qtỏa = Qthu C. Qtỏa.Qthu = 0 D. Qtỏa = 2 Qthu Câu 10. Nhiệt lượng mà vật nhận được phụ thuộc vào A. khối lượng. B. độ tăng nhiệt độ của vật. C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật. D. khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của chất làm nên vật. Câu 11. Bức xạ nhiệt là A. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. B. sự truyền nhiệt qua không khí. C. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc. D. sự truyền nhiệt qua chất rắn. Câu 12. Người ta thả ba thìa bằng: nhôm, sứ, inox có nhiệt độ khác nhau vào cốc nước nóng. Nhiệt độ cuối cùng của ba thìa A. không bằng nhau. B. bằng nhau. C. thìa nhôm nhiệt độ cao nhất. D. thìa inox nhiệt độ cao nhất. Câu 13. Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào? A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi. C. Động năng. D. Không có cơ năng. Câu 14. Người ta cung cấp cho 5kg nước một nhiệt lượng 840kJ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? A. 300C. B. 350C. C. 400C. D. 450C. Câu 15. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 1kg nước tăng lên 10C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng A. 42J. B. 420J. C. 4200J. D. 4200kJ. Câu 16. Nhiệt lượng là A. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt. C. phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. D. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công. Câu 17. Sử dụng vật liệu nào sau đây làm cán chảo thì khi đun tay cầm không bị nóng? A. Gỗ. B. Nhôm. C. Thép. D. Inox. Câu 18. Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màu? A. Để dễ giặt. B. Vì dễ thoát mồ hôi. C. Vì ít hấp thụ bức xạ nhiệt từ Mặt Trời D. Vì nó đẹp. Câu 19. Trời nắng to thì quần áo phơi càng mau khô vì A. các phân tử nước chuyển động chậm, dễ thoát ra khỏi quần áo. 2
  3. B. các phân tử nước chuyển động nhanh, dễ thoát ra khỏi quần áo. C. các phân tử nước chuyển động nhanh, khó thoát ra khỏi quần áo. D. các nguyên tử nước chuyển động nhanh, dễ thoát ra khỏi quần áo. Câu 20. So sánh động năng của hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang, phát biểu nào đúng? A. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. C. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. D. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng nhỏ. Câu 21. Pha một lượng nước ở 1000C vào bình chứa 10kg nước đang có nhiệt độ 20 0C. Nhiệt độ cuối cùng khi có sự cân bằng nhiệt là 36 0C. Bỏ qua hao phí. Khối lượng nước đã pha thêm vào bình là A. m = 2,86kg. B. m = 25kg. C. m = 2,5kg. D. m = 3,18kg. Câu 22. Cách làm nóng đồng xu nào sau đây là thực hiện công? A. Bỏ đồng xu vào cốc nước nóng. B. Hơ đồng xu trên ngọn lửa. C. Phơi đồng xu dưới nắng. D. Cọ xát đồng xu vào mặt bàn. Câu 23. Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi A. khối lượng riêng của vật. B. nhiệt độ của vật. C. khối lượng của vật. D. vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 24. Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt nhất? A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu. B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. Câu 25. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Thể tích. B. Nhiệt năng. C. Nhiệt độ. D. Khối lượng. Câu 26. Công thức nào sau đây không dùng để tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc nhiệt lượng thu vào của một vật? A. Q = mc(t1 – t2) B. Q = mc(t2 + t1). C. Q = mc(t2 – t1). D. Q = mc∆t. Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Câu 28. Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? A. Vì sứ trang trí đẹp hơn kim loại. B. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thức ăn nhanh chín, còn sứ dẫn nhiệt kém nên khi đựng thức ăn ta cầm tay vào không bị nóng và thức ăn lâu nguội. C. Vì kim loại dẫn nhiệt kém hơn sứ. D. Vì sứ có giá thành rẻ. Câu 29. Sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí gọi là A. sự bức xạ. B. sự dẫn nhiệt. C. sự đối lưu. D. s ự truyền nhiệt. 3
  4. Câu 30. Đơn vị đo nhiệt lượng là A. Niu-tơn B. J/kg C. J/kgK D. Jun Câu 31. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì A. quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau. B. quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C. C. quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau. D. quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau. Câu 32. Người ta thả ba thìa: nhôm, sứ, thép cùng khối lượng, cùng ở nhiệt độ phòng vào cốc nước nóng. Nhiệt lượng ba thìa thu được A. bằng nhau. B. không bằng nhau. C. bằng 0. D. không so sánh được. Câu 33. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết A. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C. B. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C. C. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 mg chất đó tăng thêm 1°C. D. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C. Câu 34. Tại sao đun cùng một lượng nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm nhanh sôi hơn? A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn. C. Vì nhôm nhẹ hơn. D. Vì nhôm có khối lượng lớn hơn. Câu 35. Tại sao trong một số nhà máy, người ta xây dựng những ống khói rất cao? A. Để thoát khí. B. Để dẫn nhiệt nhanh. C. Để hút khí. D. Để tạo ra sự đối lưu tốt, khói thoát ra nhanh. Câu 36. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra không phụ thuộc vào A. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật. B. độ tăng nhiệt độ của vật. C. hình dạng của vật. D. khối lượng của vật. Câu 37. Nhiệt năng có đơn vị là A. Niu-tơn. B. Jun. C. J/kgK. D. J/kg. Câu 38. Các hình thức truyền nhiệt là A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Câu 39. Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm 15°C thì A. khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì. B. khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng. C. khối chì cần nhiều nhiệt lượng gấp hai lần khối đồng. D. hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau. Câu 40. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng. A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. B. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. 4
  5. C. Đồng, thủy tinh, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng. --------- HẾT --------- 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2